Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 12 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2 điểm) Trong ba bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đều xuất hiện hình ảnh trăng.

a) Hãy chép lại những câu thơ có chứa hình ảnh trăng trong ba bài thơ trên.

b) So sánh để làm rõ nét độc đáo riêng của hình ảnh trăng trong từng văn bản.

Câu 2: (2 điểm) Khi viết về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng:

 Quê hương mỗi người chỉ một

 Như là chỉ một mẹ thôi.

 (Quê hương)

a) Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ trên.

b) Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ? Hãy bày tỏ suy nghĩ của em về quan niệm đó.

Câu 3: (6 điểm) Có ý kiến cho rằng:

 “Trong một tác phẩm tự sự, dẫu tác giả không trực tiếp đánh giá các nhân vật, nhưng không phải vì vậy mà độc giả không hiểu được thái độ của tác giả đối với nhân vật”.

 Bằng những hiểu biết về nhân vật chính trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 12 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) Trong ba bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đều xuất hiện hình ảnh trăng. 
a) Hãy chép lại những câu thơ có chứa hình ảnh trăng trong ba bài thơ trên. 
b) So sánh để làm rõ nét độc đáo riêng của hình ảnh trăng trong từng văn bản.
Câu 2: (2 điểm) Khi viết về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng:
                              Quê hương mỗi người chỉ một
                               Như là chỉ một mẹ thôi.
                                                        (Quê hương)
a) Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ trên.
b) Em hiểu thế nào về quan niệm của nhà thơ? Hãy bày tỏ suy nghĩ của em về quan niệm đó.
Câu 3: (6 điểm) Có ý kiến cho rằng:
	“Trong một tác phẩm tự sự, dẫu tác giả không trực tiếp đánh giá các nhân vật, nhưng không phải vì vậy mà độc giả không hiểu được thái độ của tác giả đối với nhân vật”.
	 Bằng những hiểu biết về nhân vật chính trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
---------- HẾT ---------- 
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:................................................; Số báo danh............................
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Ngữ văn - Lớp 9
Câu 1: (2 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
a)
- Các câu thơ có hình ảnh trăng
+ Trong bài “Đồng chí”:
“Đầu súng trăng treo”
0,25
+ Trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng”
“Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”
“Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”
0,25
+ Trong bài “Ánh trăng”:
“vầng trăng thành tri kỷ”
“cái vầng trăng tình nghĩa”
“vầng trăng đi qua ngõ”
“đột ngột vầng trăng tròn”
“Trăng cứ tròn vàng vạnh”
“ánh trăng im phăng phắc”
0,25
b)
- So sánh:
*Điểm giống nhau: 
+ Hình ảnh trăng trong cả ba bài thơ đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, lung linh, huyền ảo.
+ Trăng là bạn, là tri kỉ của con người trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong lao động và chiến đấu.
0,5
*Khác nhau : 
- Trong bài thơ “Đồng chí”:
+ Trăng là biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn trong cuộc sống chiến đấu gian khổ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. 
+ Trăng là biểu tượng của hiện thực và lãng mạn, chất chiến sĩ và chất thi sĩ, chất thép và chất trữ tĩnh, trở thành nhan đề của tập thơ “Đầu súng trăng treo”.
0,25
- Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:
+ Trăng là cánh buồm kì vĩ đưa đoàn thuyền băng băng ra khơi và nâng bổng niềm vui hào hứng trong lao động làm chủ vùng trời vùng biển của những ngư dân đánh cá đêm.
+ Trăng hoà cùng con người trong nhịp lao động trên biển đêm khẩn trương, hăng say.
+ Trăng vẽ nên bức tranh sơn mài về biển vàng biển bạc. 
0,25
- Trong bài “Ánh trăng”:
+ Trăng là biểu tượng của quá khứ êm đềm, hào hùng đầy tình nghĩa.
+ Trăng là tấm gương soi kỳ diệu khiến con người giật mình, ân hận, day dứt suy nghĩ về cách sống hiện tại. 
+ Ánh trăng như lời phê bình nhẹ nhàng những nghiêm khắc, thấm thía, nhắc nhở thức tỉnh lương tâm của con người.
+ Ánh trăng gửi gắm triết lí sống: con người không được lãng quên quá khứ, phải sống ân tình với thiên nhiên nhân hậu và bao dung.	
0,25
Câu 2: (2 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
a)
- Phép tu từ trong hai câu thơ: 
+ So sánh: Quê hương...như...mẹ
0,25
=> Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng và mối quan hệ gần gũi thân thiết như máu thịt của con người với quê hương.
b)
* Yêu cầu chung:  HS viết sát chủ đề đã nêu.
    Biết cách làm viết đoạn văn nghị luận có bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ.
    Trình bày ý mạch lạc, rõ ràng. Lời văn trong sáng, có cảm xúc.
*Yêu cầu cụ thể:
- Hai câu thơ thể hiện quan niệm đầy đủ và đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân.
- Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương và mẹ, đã khẳng định quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng con người cả về vật chất và tinh thần.
0,25
 - Tình cảm của con người với quê hương: Quê hương là nơi vừa gần gũi, vừa thiêng liêng mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần cho con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc... 
- Khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm của con người với quê hương: tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.
- Gợi mở một cách sống, cách làm người: Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn.
0,5
- Suy nghĩ của bản thân:
+ Quê hương là bến đỗ bình yên, nơi trở về cho mỗi con người...
+ Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc rễ, quê hương. Dù đi đâu, ở đâu, làm gì cũng phải luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về cội nguồn yêu thương để sống cho xứng đáng.
 + Nuôi dưỡng, bồi đắp tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, để con người được sống làm người có ích, sống thanh thản lương tâm.
+ Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc.
+Cần có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ quê hương mình, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của quê hương...
- Trách nhiệm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, gìn giữ văn hóa của quê hương.
0,5
Câu 3 (6 điểm)
A.Yêu cầu: 
1. Về hình thức: Vận dụng linh hoạt, hợp lý các phương thức biểu đạt và các phép lập luận đã học, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; ít mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
2. Về nội dung: Bài làm đúng kiểu văn nghị luận, các ý có thể trình bày khác nhau, nhưng trên cơ sở hiểu văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, làm rõ các ý sau: 
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
*Mở bài:
- Cách nhìn nhận, đánh giá, nhận xét về các nhân vật trong tác phẩm tự sự luôn nằm trong cảm xúc của bạn đọ
0,5
- Trích dẫn ý kiến đề bài
- Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương, trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
b)
*Thân bài
- Ý 1: Trình bày ý kiến của mình: khẳng định ý kiến trên là đúng. Vì tác phẩm văn nghệ không bao giờ chỉ phản ánh hiện thực mà còn thông qua đó gửi gắm tình cảm, thái độ của người nghệ sĩ.
0,5
- Ý 2: Phân tích thái độ của tác giả đối với nhân vật Vũ Nương:
+ “Chuyện người con gái Nam Xương” kể về số phận oan nghiệt của Vũ Nương - người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phong kiến: Người mẹ đảm đang, người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo, người con gái sống ân nghĩa. (dẫn chứng)
1,0
+ Câu chuyện được kể khách quan nhưng người đọc vẫn cảm nhận sâu sắc được thái độ, tình cảm của tác giả với nhân vật thông qua những chi tiết cảm động, cách xây dựng tình huống, tính cách nhân vật...
+ Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương: tình cảm thuỷ chung, hiếu thảo, trọng nhân phẩm, nhân hậu, bao dung.
+ Xót xa, thương cảm cho số phận oan nghiệt của người phụ nữ đức hạnh: Chỉ vì câu nói thơ ngây của con trẻ mà nàng bị nghi oan thất tiết, nỗi oan khuất lớn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, nhân phẩm bị xúc phạm nặng nề.
1,5
+ Nuối tiếc khi Vũ Nương đã phải chọn lấy cái chết trong khi vẫn còn đang khao khát sống.
0,5
+ Tác giả đã sáng tạo chi tiết hoang đường ở cuối truyện, Vũ Nương được cứu sống, nỗi oan cũng được giải. Đó cũng là khao khát ngàn đời của nhân dân về triết lý “Ở hiền gặp lành”.
+ Bênh vực, đòi quyền sống, lẽ công bằng cho người phụ nữ: Ở dưới thủy cung mà vẫn đau đáu hướng về nơi trần thế.
1,0
+ Tuy nhiên, mặc dù bênh vực ngưòi phụ nữ, ca ngợi vẻ đẹp của họ nhưng Nguyễn Dữ vẫn không thoát khỏi sự bế tắc: Vũ Nương muốn bảo vệ phẩm chất trong sạch thì không còn con đường nào khác là phải chọn đến cái chết. Còn việc Vũ Nương được cứu sống cũng chỉ là một giấc mơ.
0,5
c)
- Chính thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật đã đem lại giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm.
0,5
- Những tình cảm, đánh giá, nhận xét của độc giả làm nên sức sống bền vững của nhân vật trong mỗi tác phẩm văn chương, làm cho hình ảnh nhân vật hiện lên sinh động như từ trang sách bước ra giữa đời thường.
B. Thang điểm:
- Điểm 5 – 6: Bài làm đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ.
- Điểm 3 – 4: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Có thể còn sai sót về nội dung nhưng không đáng kể. Văn viết rõ ràng, trôi chảy; có thể còn mắc vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 – 2: Nội dung bài viết sơ sài, dẫn chứng nghèo nàn. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_ngu_van_lop_9.doc