Đề thi tuyền sinh vào lớp 10 THPT năm học 2015-2016 môn Ngữ văn
Phần II.: Làm văn ( 7 điểm)
Câu 1( 3 điểm) Lòng kính yêu Bác Hồ qua khổ thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân
( Viếng lăng Bác của Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Câu 2( 4 điểm) Vẻ đẹp của Phương Định trong một lần phá bom ( trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê)
Đề thi MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỀN SINH VÀO LỚP 10 THPT ........................... Năm học 2015-2016 MÔN : NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút ( Đề thi gồm 9 câu, 1 trang) Phần I: Đọc hiểu ( 3 điểm) Cho khổ thơ sau và trả lời câu hỏi ( Từ câu 1 đến câu 4) Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạch bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo ( Đồng chí- , Ngữ văn 9 tập 1) Câu 1( 0,25 điểm): Tác giả của bài thơ Đồng chí là ai? A. Chính Hữu B. Phạm Tiến Duật C. Nguyễn Duy D. Viễn Phương Câu 2( 0,25 điểm): Bài thơ Đồng chí đường ra đời vào thời gian nào? A. Thời kì đầu cuả cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Thời kì kháng chiến chống Mĩ D. Thời kì sau năm 1975 Câu 3( 0,25 điểm): Khổ thơ trên sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 4( 0,25 điểm): Hình ảnh " Đầu súng trăng treo" có ý nghĩa tả thực hay biểu tượng? A. Tả thực B. Biểu tượng C. Vừa tả thực, vừa biểu tượng D. Cả A và B đều sai Câu 5( 0,5 điểm): Giải thích ý nghĩa nhan đề Đồng chí của Chính Hữu. Đồng chí:.............................................................................................................................. ........................................................................................................................................................ ......................................................................................................................................................... Câu 6:( 0,5 điểm) Nêu ý nghĩa của hình ảnh:" sấm" trong câu thơ:" Sấm cũng bớt bất ngờ- Trên hàng cây đứng tuổi"? Hình ảnh: "sấm":............................................................................................................................. Câu 7( 1 điểm): Sau học văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của phó thủ tướng Vũ Khoan, em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình bước vào thế kỉ 21?( bằng đoạn văn khoảng 5 câu) Phần II.: Làm văn ( 7 điểm) Câu 1( 3 điểm) Lòng kính yêu Bác Hồ qua khổ thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân ( Viếng lăng Bác của Viễn Phương, SGK Ngữ văn 9 tập 2) Câu 2( 4 điểm) Vẻ đẹp của Phương Định trong một lần phá bom ( trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê) ..............................Hết..................................... Đề thi MÃ KÍ HIỆU ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỀN SINH VÀO LỚP 10 THPT ........................... Năm học 2015-2016 MÔN : NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 2 trang) I. Phần đọc hiểu ( 3 điểm) - Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 , mỗi câu đạt ở mức độ tối đa là 0,25 điểm; mức độ chưa tối đa là không có điểm. Câu 1 2 3 4 Mức độ tối đa A A A,D C Mức độ chưa tối đa h.s không trả lời hoặc trả lời câu khác h.s không trả lời hoặc trả lời câu khác h.s không trả lời hoặc trả lời câu khác, hoặc một đáp án đúng h.s không trả lời hoặc trả lời câu khác Câu 5( 0,5 điểm) Mức tối đa: học sinh điền vào chỗ trống: Đồng chí là những người có cùng chí hướng, lí tưởng- đây được coi là tình cảm mới mẻ và xuất hiện phổ biến trong những năm cách mạng. Mức độ chưa tối đa: Học sinh điền không đầy đủ ý Mức độ không đạt là học sinh không trả lời hoặc có câu trả lời khác. Câu 6: 0,5 điểm Mức độ tối đa: Học sinh điền vào chỗ trống Hình ảnh: "sấm" là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Mức độ chưa tối đa: Học sinh chỉ nêu được Hình ảnh:" sấm" biểu hiện cho những vang động bất thường. Mức độ không đạt: học sinh không trả lời, hoặc có câu trả lời khác. Câu 7: ( 1 điểm) Mức độ cần đạt: Học sinh liên hệ với những hành động việc làm để trở thành con ngoan trò giỏi, tích lũy kiến thức, rèn luyện về đạo đức, sức khỏe để trở thành công dân có ích cho gia đình, cho xã hội. ( trình bày thành đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng) Mức độ chưa tối đa: học sinh trả lời được một số ý ở mức độ cần đạt. Mức độ không đạt: học sinh không trả lời, hoặc có câu trả lời khác Phần II: Làm văn ( 7 điểm) Câu 1:( 3 điểm) Mức độ tối đa: * Về phương diện nội dung: - Đúng kiểu nghị luận văn học về một đoạn thơ( khổ thơ). - Bài viết làm nổi bật được lòng kính yêu Bác Hồ của nhà thơ Viễn Phương. * Về hình thức( 0,5 điểm) - Bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ - Diễn đạt trôi chảy, câu và chữ đúng văn phạm * Về nội dung( 2,5 điểm) Mở bài Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ, bộc lộ lòng kính yêu Bác Hồ của nhà thơ. (0,25đ) Thân bài: ( 2 điểm) -Lòng kính yêu Bác thể hiện qua hai câu thơ đầu khổ thơ là ca ngợi công lao to lớn của Bác: + Phân tích hình ảnh ẩn dụ:" mặt trời" trong lăng + Phân tích hình ảnh mặt trời sóng đôi, đối ứng để nâng mặt trời trong lăng nên tầm cao mới=> ca ngợi sự vĩ đại và công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam. - Cảm xúc tự hào của nhà thơ nói riêng và của nhân dân nói chung: + Phân tích hình ảnh ẩn dụ:" tràng hoa", hình ảnh hoán dụ" bảy mươi chín mùa xuân" => thể hiện tấm lòng thơm thảo của nhân dân dâng tặng Bác, thể hiện niềm tự hào thành kính của tác gỉa và của nhân dân Kết bài ( 0,25 điểm) - Khổ thơ có hai hình ảnh ẩn dụ đẹp và nhiều liên tưởng, giọng điệu trang trọng, thiết tha phù hợp với cảm xúc ca ngợi và tự hào - Qua đó tác giả ca ngợi công lao to lớn của Bác và thể hiện lòng tự hào, thành kính của nhân dân dâng tặng vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc. Mức độ chưa tối đa: Học sinh cảm nhận được lòng thành kính Bác trên một hai phương diện còn mắc lỗi, sai chính tả. Mức độ không đạt: Học sinh không làm bài hoặc lạc đề. Câu 2 ( 4 điểm) Mức độ tối đa: * Về hình thức( 0,5 điểm) - Bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm chặt chẽ - Diễn đạt trôi chảy, câu và chữ đúng văn phạm - Đúng kiểu nghị luận văn học * Về nội dung( 3,5 điểm) Mở bài: ( 0,5điểm) - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm - Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong một lần phá bom Thân bài ( 2,5 điểm) 1. Giới thiệu tóm tắt truyện ( 0,25 điểm) 2. Vẻ đẹp của Phương Định trong một lần phá bom ( 2 điểm) Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, gan dạ, dũng cảm. - Lúc đến gần quả bom: + Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi cảm giác đến với cô làm cô không sợ nữa:" tôi đến gần quả bom. Cả thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới" điều đó thể hiện lòng dũng cảm xuất phát từ sự tự trọng trong cô. + Và khi ở bên quả bom, kề sát với cái chết, có thể từng giờ, từng khắc, cô có nghĩ đến cái chết nhưng mà cái chết mờ nhạt. - Cảm giác căng thẳng khi chờ tiếng bom nổ. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận thần chết, vậy mà Phương Định vẫn bình tĩnh, khéo léo làm công việc của mình bằng kinh nghiệm của ba năm vào chiến trường. Phương định lúi húi đào bới:" tôi cẩn thận bỏ cái gói thuốc mìn vào cái chỗ đã đào, châm ngòi. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình: liệu mìn có nổ không? Không thì làm thế nào châm mìn nổ lần hai.. Mìn nổ đất rơi lộp bộp. Bốn quả bom đã nổ. Thắng rồi! Nhưng đồng đội đã bị bom vùi. - Phương Định là một cô gái có tình đồng đội gắn bó + Khi Nho bị thương máu túa ra, Phương Định hết lòng chăm sóc Nho: bế Nho đặt lên đùi mình, rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than, tiêm cho Nho, pha sữa cho Nho uống, cô quan tâm đến đồng đội như chị em ruột của mình. - Thành công nghệ thuật của tác giả khi xây dựng nhân vật Phương Định (0,25 điểm) Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất- Phương Định là nhân vật chính của truyện nên đã tạo điều kiện cho thế giới nội tâm của nhân vật hiện lên một cách tự nhiên, đặc biệt qua một lần phá bom tác giả đã thể hiện được sự gan dạ, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, tình đồng chí đồng đội thắm thiết nhưng bên cạnh đó người đọc còn thấy được một Phương Định hồn nhiên, tâm hồn phong phú. Kết bài ( 0,5 điểm) - Chúng ta tự hào về hình ảnh Phương Định và đồng đội của cô- tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. - Tích hợp với một số tác phẩm cùng thời hoặc liên hệ với bản thân học tập được gì từ những cô gái để xây dựng đất nước hôm nay. Mức độ chưa tối đa: Học sinh cảm nhận vẻ đẹp của Phương Định trên một hai phương diện còn mắc lỗi, sai chính tả. Mức độ không đạt: Học sinh không làm bài hoặc lạc đề.
File đính kèm:
- Bai_33_Kiem_tra_tong_hop_cuoi_nam_20150725_033839.doc