Đề thi tuyển sinh Lớp 10 trường THPT Chuyên môn Vật lý - Sở giáo dục và đào tạo Tuyên Quang (Có đáp án)

Câu 1 (2,5 điểm): Các đường biểu diễn (I) và (II) trên hình 1 biểu diễn chuyển động thẳng đều của xe 1 và xe 2 theo cùng một chiều. Dựa vào đồ thị, hãy cho biết:

 a. Địa điểm, thời điểm xuất phát của mỗi xe.

 b. Vận tốc chuyển động của mỗi xe.

 c. Khoảng cách giữa hai xe lúc 4h15 phút.

Câu 2 (2,5 điểm): Bỏ một cục nước đá khối lượng m1= 1kg, nhiệt độ t1= - 50C vào trong một bình nhôm khối lượng m2= 100g chứa nước ở t2= 200C. Sau khi có sự cân bằng nhiệt người ta thấy còn 200 gam nước đá chưa tan hết. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá, nhôm, nước lần lượt là C1=2.100 J/kg.độ, C2= 880 J/kg.độ, C3=4.200 J/kg.độ; nhiệt nóng chảy của nước đá là =340 kJ/kg.

a. Tính lượng nước có trong bình lúc đầu.

b. Dùng một bếp dầu để đun sôi bình nước và nước đá nói trên, hãy tính lượng dầu cần thiết. Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu là 44.000 kJ/kg, hiệu suất của bếp là 25%.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 09/03/2024 | Lượt xem: 90 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh Lớp 10 trường THPT Chuyên môn Vật lý - Sở giáo dục và đào tạo Tuyên Quang (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYÊN QUANG
KỲ THI VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề chính thức (đề có 01 trang)
Câu 1 (2,5 điểm): Các đường biểu diễn (I) và (II) trên hình 1 biểu diễn chuyển động thẳng đều của xe 1 và xe 2 theo cùng một chiều. Dựa vào đồ thị, hãy cho biết:
	a. Địa điểm, thời điểm xuất phát của mỗi xe.
	b. Vận tốc chuyển động của mỗi xe.
	c. Khoảng cách giữa hai xe lúc 4h15 phút.
Câu 2 (2,5 điểm): Bỏ một cục nước đá khối lượng m1= 1kg, nhiệt độ t1= - 50C vào trong một bình nhôm khối lượng m2= 100g chứa nước ở t2= 200C. Sau khi có sự cân bằng nhiệt người ta thấy còn 200 gam nước đá chưa tan hết. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá, nhôm, nước lần lượt là C1=2.100 J/kg.độ, C2= 880 J/kg.độ, C3=4.200 J/kg.độ; nhiệt nóng chảy của nước đá là l=340 kJ/kg.
Tính lượng nước có trong bình lúc đầu.
Dùng một bếp dầu để đun sôi bình nước và nước đá nói trên, hãy tính lượng dầu cần thiết. Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu là 44.000 kJ/kg, hiệu suất của bếp là 25%.
Câu 3 (2 điểm): Người ta dùng các sợi dây hợp kim dài l=1,5 m, tiết diện S, điện trở suất r=4.10-7W.m để chế tạo các điện trở R=10 W.
Tính tiết diện S của các dây hợp kim.
Người ta dùng các điện trở nói trên mắc với nhau theo sơ đồ như hình 2. Biết UAB=24V, các dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế.
 Câu 4 (2 điểm): Một vật sáng AB cao 1cm đặt trước một thấu kính hội tụ L1, tiêu cự f1 = . Vật sáng AB cách thấu kính một khoảng 2 . 
Vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB qua thấu kính L1 (có trình bày cách vẽ), tính chiều cao của ảnh.
Sau thấu kính L1 người ta đặt một thấu kính phân kỳ L2 có tiêu cự f2 = -. Thấu kính L2 cách thấu kính L1 một khoảng O1O2 = , trục chính của hai thấu kính trùng nhau (Hình 3). Vẽ ảnh A”B” của vật sáng AB qua hệ hai thấu kính. Tính chiều cao của ảnh A”B”.
Câu 5 (1 điểm): Trình bày cách xác định khối lượng riêng của một vật nhỏ bằng kim loại có hình dạng bất kỳ chỉ sử dụng lực kế, dây treo và một bình nước (vật có thể nhúng chìm hoàn toàn trong bình nước). Biết khối lượng riêng của nước là D0.
---------------HẾT--------------
SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
TUYÊN QUANG
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM 
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN VẬT LÝ

Câu
Nội dung
Điểm
1
a. (0,5 đ):
Địa điểm:
Xe 1 xuất phát tại điểm cách gốc tọa độ 40 km. 
Xe 2 xuất phát tại gốc tọa độ.
Thời điểm:
Xe 1 xuất phát lúc 0 h.
Xe 2 xuất phát lúc 1 h. -----
b. (0,5 đ)
Xe 1 đi được quãng đường s1= 70 km trong t1= 7 giờ à vận tốc xe 1 là v1= s1/t1 = 10 (km/h). ---------------
Xe 2 đi được quãng đường s2 = 120 km trong t2 = 6 h à vận tốc xe 2 là v2= s2/t2 = 20 (km/h). -----------------------------------------------------------------
c. ( 1,5 đ):
Thời gian 2 xe đã đi tính tới thời điểm 4h15’ là t1 = 4 h15’ = 4,25h và t2 = 3h15’ = 3,25h. ------------------------------------------------------------------------
Quãng đường 2 xe đi được trong thời gian đó là s1 = v1.t1 = 10.4,25 = 42,5 (km) và s2 = v2.t2 = 20.3,25 = 65 (km). -------------------------------------------
Vì xe 1 xuất phát cách gốc tọa độ 40 km và xe 2 xuất phát tại gốc tọa độ nên tại thời điểm 4h15’ hai xe cách gốc tọa độ những khoảng x1 = 40 + 42,5 = 82,5 km và x2 = 65 km à Khoảng cách hai xe Dx = x1 – x2 = 17,5 km. -----------

0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
a. (1,5 đ)
Một phần đá không tan hết nên nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 00C.
Nước và bình thu nhiệt lượng: Qthu = m3C3 t2 + m2C2t2 -------------------------
Đá tỏa nhiệt lượng: Qtỏa = m1C1(0-t1) + (m1-0,2)l. -----------------------------
Qthu = Qtỏa à m3C3 t2 + m2C2t2 = m1C1(0-t1) + (m1-0,2)l -------------------
à . ---------------------------------
Thay số: m3 = 3,342 (kg). ----------------------------------------------------------
b. (1 đ)
Nhiệt lượng thu vào để 0,2 kg đá ở 00C tan chảy: Qthu1=0,2l = 68000 (J) --
Nhiệt lượng cung cấp cho nước + bình tăng nhiệt độ từ 00C đến t3 = 1000C:
Qthu2 = [(m1+m3)C3 + m2C2].t3 = 1.832.440 (J)
Tổng nhiệt lượng thu vào: Q = Qthu1 + Qthu2 = 1.900.440 (J) -----------------
Nhiệt lượng cần cung cấp: Q’ = Q/25% = 7.601.760 (J) ----------------------
à Lượng dầu cần thiết: m = Q’/L = 0,173 (kg). -------------------------------
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
3
a. (0,5 đ):
R= rl/S à S = rl/R ---------------------------------------------------------------
Thay số: S = 6.10-8 m2 - ------------------------------------------------------------
A	 B
	R I1 I2	R	
	 I3	R
 I4	 R
b. (1,5 đ): 
Vẽ lại mạch điện: --------- ----------
Điện trở tương đương của mạch: ------------
IA = I3 + I4 = I1/2 + I4 ---------------------------------------------------------------
Với I1 = UAB/(1,5R) = 1,6 (A); I4=UAB/R = 2,4 (A).
à IA = 3,2 (A). -----------------------------------------------------------------------
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25đ
4
a. (1 đ)
Vẽ đúng hình -----
Trình bày đúng cách vẽ ------------------
Tính chiều cao ảnh:
 Chứng minh DABF1 = DO1J F1; DO1IF1’ = DA’B’ F1’; DO1IF1’ = D O1J F1 ------------------------------------------------------------------------
Suy ra A’B’ = AB = 1 cm ------------------------------------------------
b. (1 đ): 
Vẽ đúng hình --------------
Chứng minh được A”B”= AB/2 = 0,5cm -------------
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
5
Từ để xác định khối lượng riêng của vật cần xác định m và V.
Xác định m: Treo vật vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P1 (1)
Xác định V: Nhúng vật vào bình nước, lực kế chỉ giá trị P2. Lực đẩy acximet FA = P1 - P2 = D0V.g = 10.D0V (2) ---------------------------
Từ (1) và (2) suy ra ----------------------------------------------
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

Ghi chú: Các lời giải khác đúng vẫn được tính điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_truong_thpt_chuyen_mon_vat_ly_so_gi.doc