Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Quang Khải (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2 điểm):

Cho đoạn văn sau:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây.” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng?.

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ.

Nước mắt ông giàn ra. về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình.

Ông Hai nghĩ rợn cả người. cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ của ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à ?

Không thể được ! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. »

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào ?

b. Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên.

c. Đoạn văn trên diễn tả tâm trạng của nhân vật nào? Xảy ra trong hoàn cảnh nào? Viết một đoạn văn (7-10 câu) phân tích tâm trạng ấy.

Câu 2 (3 điểm)

Suy nghĩ của em về tinh thần tự học.

Câu 3 (5 điểm)

Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Quang Khải (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm : 01 trang
Câu 1 (2 điểm):
Cho đoạn văn sau: 
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...
Nước mắt ông giàn ra. về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình...
Ông Hai nghĩ rợn cả người. cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ của ông. Ông không thể trở về làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à ?
Không thể được ! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. »
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào ?
Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên.
Đoạn văn trên diễn tả tâm trạng của nhân vật nào? Xảy ra trong hoàn cảnh nào? Viết một đoạn văn (7-10 câu) phân tích tâm trạng ấy.
Câu 2 (3 điểm)
Suy nghĩ của em về tinh thần tự học.
Câu 3 (5 điểm)
Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp
------------- Hết --------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN THI: NGỮ VĂN
Hướng dẫn chấm gồm : 04 trang
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Đối với câu 2 và câu 3, bài làm phải đủ bố cục 3 phần (Mở bài, thân bài và kết bài). 
- Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lý giải hợp lý, thuyết phục vẫn cho đủ điểm. 
	B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Làng” của nhà văn Kim Lân.
b. Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên là:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...” 
c.- Đoạn văn trên diễn tả tâm trạng của nhân vật ông Hai.
 - Tâm trạng đó xả ra khi ông Hai nghe tin làng theo giặc, ông cảm thấy vô cùng xấu hổ, nhục nhã và đau đớn. Trong lòng ông nảy sinh mâu thuẫn giữa ở lại hay về làng.
 - Viết đoạn văn theo đúng yêu cầu, làm rõ được sự đau khổ, dằn vặt của ông Hai. Qua đó thấy được tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến của ông. 
0.5
0.25
0.25
0.25
0.75
Câu 2
(3 điểm)
a. Về kỹ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
A- MB: Giới thiệu được vấn đề nghị luận.
B- TB: 
* Giải thích:
- Học là hoạt động thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng do người người khác truyền lại. Tự học là tự mình chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và rèn luyện, hình thành các kĩ năng cho bản thân.
- Tinh thần tự học rất cần thiết, không thể thiếu trong suốt quá trình học tập của con người (đặc biệt là học sinh). 
* Biểu hiện: 
- Tinh thần tự học biểu hiện trước hết ở thái độ nghiêm túc tiếp thu kiến thức, kĩ năng do người khác truyền thụ: chú ý nghe giảng, ghi chép, luyện tập thực hành, 
- Luôn có ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo trau dồi vốn sống, tìm tòi, nghiên cứu, thực hành, trình bày ý kiến, ý tưởng,
- Lấy ví dụ trong thực tế những tấm gương tự học: Nguyễn Hiền, Bác Hồ, Macxim Gorki, Lênin...
* Ý nghĩa:
- Tinh thần tự học không chỉ giúp con người nắm vững, khắc sâu kiến thức, kĩ năng do người khác truyền thụ mà còn mở rộng được vốn hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác, làm giàu vốn tri thức cho bản thân. (có dẫn chứng minh họa)
- Tinh thần tự học giúp con người có niềm vui, hứng thú, say mê trong học tập; chủ động, tự tin trong cuộc sống. (có dẫn chứng minh họa).
* Bàn luận, mở rộng
- Trong thực tế vẫn còn hiện tượng đáng phê phán là thiếu tự giác, thụ động, máy móc trong học tập, dựa dẫm, ỷ lại vào sự hướng dẫn của người khác. 
- Tinh thần tự học không có nghĩa là không cần đến sự hướng dẫn của người khác mà phải biết kết hợp giữa tự học với học thầy, học bạn,...
B- KB: Nhấn mạnh sự cần thiết của tinh thần tự học, liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. 
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 3
(5 điểm)
A. Về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị về một bài thơ, yêu cầu lập luận thuyết phục, hành văn lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
B. Về kiến thức
Trên cơ sở nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm, học sinh cần làm rõ các ý cơ bản sau:
1. Tình đồng chí xuất phát từ nguồn gốc cao quý
 - Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
 - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
 - Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn, từ ngôn ngữ đến hình ảnh đều biểu hiện, từ sự cách xa họ ngày càng tiến lại gần nhau rồi như nhập làm một: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
 - Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh, dồn nén cảm xúc).
 2. Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao
 - Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương gửi bạn, gian nhà không  lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
 - Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.
 - Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).
 3. Tình đồng chí trong khi làm nhiệm vụ
 - Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
 - Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc.
 - Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,)
C- Biểu điểm
- Điểm 4,5 - 5: Thực hiện tốt những yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, diễn đạt tốt, trình bày sạch, đẹp.
- Điểm 3 - 4: Đạt được quá nửa những yêu cầu về kiến thức, còn mắc một vài lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 - 2: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả về nội dung và phương pháp.
-------Hết--------

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_thi_ngu_van_nam_hoc_2014_2.doc
Giáo án liên quan