Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Phạm Trấn (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2 điểm)

 Cho câu thơ: Vẫn còn bao nhiêu nắng

a. Chép theo trí nhớ những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện một khổ thơ.

b. Đoạn thơ em vừa chép trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?

c. Trong đoạn thơ, câu thơ nào vừa mang nghĩa tường minh vừa mang nghĩa hàm ý? Hãy chỉ rõ nghĩa tường minh và hàm ý của câu ấy?

Câu 2 (3 điểm)

Uống nước nhớ nguồn.

Câu 3 (5 điểm)

 Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Phạm Trấn (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS PHẠM TRẤN
MÃ ĐỀ
V-03-TS10-PT-PGDGL
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề này gồm 3 câu, 01 trang)
Câu 1 (2 điểm) 
	Cho câu thơ: Vẫn còn bao nhiêu nắng
a. Chép theo trí nhớ những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện một khổ thơ.
b. Đoạn thơ em vừa chép trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?
c. Trong đoạn thơ, câu thơ nào vừa mang nghĩa tường minh vừa mang nghĩa hàm ý? Hãy chỉ rõ nghĩa tường minh và hàm ý của câu ấy?
Câu 2 (3 điểm)
Uống nước nhớ nguồn.
Câu 3 (5 điểm) 
	Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
PHÒNG GD&ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS PHẠM TRẤN
MÃ ĐỀ
V-03-TS10-PT-PGDGL
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 
MÔN: NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(2 điểm)
a. (0,5 điểm)
 Chép chính xác (từ ngữ, dấu câu, chính tả) ba câu thơ tiếp theo trong khổ cuối.
0,5 điểm
b. (0,5 điểm) 
- Trích tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh. 
0,5 điểm
c. (1,0 điểm)
- Câu thơ vừa mang nghĩa tường minh vừa mang nghĩa hàm ý :
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
0,25 điểm
- Nghĩa tường minh: Lúc sang thu tiếng sấm ít bất ngờ với hàng cây cổ thụ.
0,25 điểm
- Nghĩa hàm ý: Con người khi đã đứng tuổi thì ít bị bất ngờ trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, những vang động của cuộc đời.
0,5 điểm
2
(3 điểm)
- Học sinh cần làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội, dạng bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; bài viết có đủ bố cục ba phần, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục; có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách, song cần nêu được các ý cơ bản sau:
a. (0,5 điểm)
- Dẫn dắt, giới thiệu truyền thống đạo lí của dân tộc 
0,5 điểm
b. (2,0 điểm)
+ Giải thích nội dung câu tục ngữ
- Nước là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ; uống nước: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần.
- Nguồn: nguồn gốc, nguồn cội của tất cả những thành quả con người được hưởng bao gồm, con người, lịch sử, truyền thống; nhớ nguồn:biết ơn, tri ân người làm ra thành quả lao động mà mình được hưởng
- Vì sao uống nước phải nhớ nguồn? Mọi thành quả không tự nhiên mà có, nó được làm ra từ bao công sức, mồ hôi, thậm chí cả xương máu của người đi trước; người hưởng thụ phải biết tri ân, giữ gìn, phát huy thành quả của người làm ra chúng.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
+ Chứng minh, đánh giá, khẳng định:
- Con cái biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên; học sinh biết ơn thầy cô giáo, thế hệ đi sau biết ơn thế hệ đi trước,...Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa diễn ra thường xuyên, có hiệu quả, được toàn dân tham gia, hưởng ứng
- Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nền tảng tư duy và phát triển của dân tộc.
- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở với những ai vô ơn, khích lệ mọi người cống hiến cho dân tộc, cho xã hội.
+ Bàn bạc, mở rộng
- Có nhiều câu tục ngữ ca dao nói về truyền thống biết ơn
- Trái với biết ơn là thái độ vô ơn bạc nghĩa, vong ân bội nghĩa,... cần phê phán, lên án.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
c. (0,5 điểm)
- Khẳng định, lời khuyên: Câu tục ngữ thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần giữ gìn, phát huy.
0,5 điểm
3
(5 điểm)
* Về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. (1,0 điểm)
- Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ;
- Khái quát giá trị đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện niềm xúc động nghẹn ngào khi gặp Bác, tâm trạng lưu luyến khi phải rời xa lăng Bác.
0,5 điểm
0,5 điểm
b. (3,0 điểm)
- Khái quát ngắn gọn cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác.
0,5 điểm
- Khổ thơ thể hiện niềm xúc động nghẹn ngào, trào dâng khi tác giả nhìn thấy Bác trong lăng như trong giấc ngủ.
- Cách nói giảm nói tránh giấc ngủ, hình ảnh ẩn dụ vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh, từ gợi tả, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nghe nhói, hình thức câu hỏi tu từ...gợi không gian yên tĩnh, trang nghiêm, tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác.
- Đồng thời diễn tả niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ rất chân thành sâu sắc trước sự ra đi của Bác.`
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
- Khổ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không muốn rời lăng. 
0,5 điểm
- Điệp ngữ muốn làm, hình ảnh ẩn dụ, kết cấu đầu cuối tương ứng góp phần thể hiện niềm mong ước hóa thân, ước nguyện tha thiết của nhà thơ mãi được ở bên Bác, dâng lên Bác tất cả lòng kính yêu, thành kính, biết ơn.... 
0,5 điểm
c.(1,0 điểm)
- Khái quát nghệ thuật đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ.
- Liên hệ, đánh giá, nêu suy nghĩ của bản thân.
0,5 điểm
0,5 điểm
.......................Hết.........................

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_thi_ngu_van_nam_hoc_2014_2.doc