Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Gia Khánh (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,0 điểm)

 Cho đoạn văn:

“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sống có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”

a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả của đoạn văn trên?

b. Đây là lời thoại của nhân vật nào? Tâm trạng, nét đẹp của nhân vật bộc lộ qua lời thoại?

Câu 2 (3,0 điểm)

Lòng khoan dung trong cuộc sống của con người.

Câu 3 (5,0 điểm)

 Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.

 Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Gia Khánh (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS GIA KHÁNH
MÃ ĐỀ
V-01-TS10-GK-PGDGL
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút 
(Đề này gồm 3 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
	Cho đoạn văn:
“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sống có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả của đoạn văn trên?
b. Đây là lời thoại của nhân vật nào? Tâm trạng, nét đẹp của nhân vật bộc lộ qua lời thoại?
Câu 2 (3,0 điểm)
Lòng khoan dung trong cuộc sống của con người.
Câu 3 (5,0 điểm)
	Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.
	Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên.
.............................Hết.........................
PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC
TRƯỜNG THCS GIA KHÁNH
MÃ ĐỀ
V-01-TS10-GK-PGDGL
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
 Câu
ĐÁP ÁN
Điểm
1
(2 điểm)
a. (0,5 điểm)
 - Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tác giả của đoạn văn trên Nguyễn Dữ.
0,25 điểm
0,25 điểm
b.(1,5 điểm)
 - Đó là lời thoại của nhân vật Vũ Nương hoặc (Vũ Thị Thiết)
 - Tâm trạng của nhân vật: Thất vọng, đau đớn đến tột cùng, phải cất lên lời than, lời thề ai oán, phẫn uất;
- Đó người phụ nữ phẩm giá trong sạch, thủy chung nhưng bị oan khuất, bị đẩy đến bước đường cùng, phải lấy cái chết chứng minh cho sự trong sạch, vô tội của mình. 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2
(3 điểm)
- Về kĩ năng: Học sinh làm đúng kiểu bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tương, đạo lí; bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1.(0,5 điểm) 
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng khoan dung
0,5 điểm
2. Giải thích, chứng minh (1,0 điểm)
- Khoan dung là tha thứ, là sự rộng lượng đối với người khác, nhất là những người gây ra đau khổ cho mình.
- Là thái độ lẽ sống cao đẹp, là phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người.
- Biểu hiện:
+ Khoan dung trước hết là cách ứng xử độ lượng; là biết hi sinh nhường nhịn đối với người khác; cao hơn, khoan dung là tha thứ cho những khuyết điểm, những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình hoặc xã hội. (Dẫn chứng minh họa)
+ Khoan dung đối lập với ích kỉ, với lòng đố kị, với định kiến, thành kiến.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề (1,0 đ)
- Khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng cần được thực hiện và ca ngợi vì:
+ Đã là con người cần phải được đối xử rộng lượng và nhân bản.
+ Khi ta tha thứ cho người khác, những người đó có thể trở nên tốt đẹp và bản thân ta cũng được thanh thản, xã hội cũng vì thế mà tốt đẹp hơn
- Trong xã hội ngày nay khoan dung lại càng phải được chú trọng.
+ Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh, con người dễ bị cuốn vào công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp. Hiện tượng vô cảm thiếu trách nhiệm trong xã hội đang xảy ra phổ biến. (Dẫn chứng)
+ Khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc là sai trái; cần phê phán những người thiếu lòng khoan dung như: ích kỉ, đối kị, hẹp hòi. (Dẫn chứng)
- Thể hiện lòng khoan dung, đôi khi ta cũng cần phải tha thứ cho chính mình.
0,25 điểm
 0,25 điểm 
0,25 điểm
0,25 điểm
4. Liên hệ (0,5 điểm)
- Nhận thức được tầm quan trọng của lòng khoan dung đối với mỗi người.
- Có ý thức và hành động cụ thể rèn luyện lòng khoan dung trong cuộc sống.
0,25 điểm
0,25 điểm
3
(5 điểm)
* Về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1.(1,0 điểm) - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
- Nêu ý kiến nhận xét
0,5 điểm
0,5 điểm
2.(3,0 điểm) 
Giải thích, phân tích, chứng minh, làm sáng tỏ ý kiến
Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút... gắn bó sâu sắc với ta; đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”: kỉ niệm trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.
0,5 điểm
- Trong bài thơ Bếp lửa, những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ là bà, là bếp lửa. Từ thuở cháu còn nhỏ (lên 4 tuổi) bà cháu và bếp lửa đã gắn bó với nhau....
- Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin.
- Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp lửa vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên, nơi nâng đỡ...
- Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước.
- Nghệ thuật: 
Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự và tính triết lý; hình ảnh thơ đẹp, sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
3.(1,0 điểm)Đánh giá, liên hệ bản thân 
- Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của người bà - người phụ nữ Việt Nam. bồi đắp lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước....
- Gợi mở bài học sống có được từ vấn đề trên.
0,5 điểm
0,5 điểm

File đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_thi_ngu_van_nam_hoc_2014_2.doc