Đề thi tuyển chọn học sinh giỏi 11 môn Ngữ văn

+ Có những người đang sống : đi lại, hít thở khí trời, vẫn làm việc nhưng tâm hồn trống rỗng. Ở họ không có niềm vui, nỗi buồn, không có ước mơ, hi vọng. Mặt khác, nhiều người có khả năng tạo lập cho mình một cuộc sống đầy đủ tiện nghi nhưng chỉ biết đến mình. Họ thờ ơ, dửng dưng với mọi người xung quanh. Khi chết , họ chẳng để lại dấu ấn gì trong tâm hồn của những người đang sống. Những người như vậy đã đánh mất cuộc sống quí giá của mình ngay khi cái chết chưa đến.

Nêu ý nghĩa của vấn đề ( Bài học nhận thức và hành động )

 Phải sống một cuộc sống có ý nghĩa đừng để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển chọn học sinh giỏi 11 môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH
 TỔ VĂN ĐỀ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI 11
 NĂM HỌC 2009-2010
 Môn: Văn
 Thời gian: 120’
Câu 1: 5 điểm
 Phải chăng “ Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời? Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” ? (Nooc- man- ku-sin)
Hãy viết một bài văn nghị luận xã hội ( khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2: 5 điểm
 Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại được thể hiện trong bài thơ “ Mộ”( Chiều tối) của Hồ Chí Minh.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ VĂN HSG 11
Câu 1:
Yêu cầu về kĩ năng: biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về 1 tư tưởng đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Hs có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần phải có những ý sau:
Giải thích tư tưởng đạo lí cần nghị luận:
+ cái chết không phaỉ là một mất mát lớn nhất: chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tàn tại hữu hình của con người. Chết là phải xa rời mãi mãi những gì mà mình gắn bó, yêu thương, là chìm vào hư vô, quên lãng. Vì thế, con người vẫn coi cái chết là mất mát lớn nhất. theo Nooc- man- ku-sin, cái chết không phải là điều đáng sợ nhất trong cuộc sống của con người. Trên thực tế, có những trạng thái tồn tại còn khiến con người bất hạnh hơn chết.
+ điều đáng sợ nhất để tâm hồn tàn lụi ngay khi đang còn sống:Đó là tâm hồn chai sạn, không còn khả năng rung động trước cuộc đời, không còn biết khổ đau, hạnh phúc hay khao khát điều gì, không còn ước mong sáng tạo và niềm hi vọng ở tương lai. Họ đã đánh mất cuộc đời ngay khi cái chết còn chưa tới.
- Phân tích những mặt đúng, sai, bác bỏ những những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề:
+ Ai cuối cùng rồi cũng phải chết. Đó là qui luật tự nhiên. Nhưng cái chết không phải là dấu chấm hết, không phải là điều đáng sợ nhất đối với mọi người. Có nhiều người đã khuất xa chúng ta cả trăm năm, ngàn năm mà vẫn không chìm vào quên lãng. Trái lại, họ vẫn sống trong sự ngưỡng mộ và biết ơn của nhân dân, đất nước, gia đình, người thân. Như vậy, cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất của con người.
+ Có những người đang sống : đi lại, hít thở khí trời, vẫn làm việc nhưng tâm hồn trống rỗng. Ở họ không có niềm vui, nỗi buồn, không có ước mơ, hi vọng. Mặt khác, nhiều người có khả năng tạo lập cho mình một cuộc sống đầy đủ tiện nghi nhưng chỉ biết đến mình. Họ thờ ơ, dửng dưng với mọi người xung quanh. Khi chết , họ chẳng để lại dấu ấn gì trong tâm hồn của những người đang sống. Những người như vậy đã đánh mất cuộc sống quí giá của mình ngay khi cái chết chưa đến.
Nêu ý nghĩa của vấn đề ( Bài học nhận thức và hành động )
 Phải sống một cuộc sống có ý nghĩa đừng để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống
Biểu điểm :
điểm 4, 5 : đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi về diễn đạt
điểm 3 : đáp ứng mức độ cơ bản trong yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Còn mắc lỗi diễn đạt
điểm 2 : Bài sơ sài nhưng nhìn chung vẫn đúng hướng.
điểm 1 : bài tản mạn, không năm được kĩ năng
điểm 0 : chưa làm được gì hoặc lạc đề
Câu 2:
Yêu cầu chung: hs biết làm bài văn nghị luận văn học. kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát.
Yêu cầu cụ thể: hs có thể trình bày nhiều cách nhưng đảm bảo được một số ý sau:
1,vẻ đẹp cổ điển ở bài thơ: thể thơ tứ tuyệt đường luật, tính hàm súc cao, ý ở ngoài lời; bút pháp chấm phá, cốt ghi lấy cái linh hồn của tạo vật; hình ảnh đậm nét tượng trưng, ước lệ; cảm hứng thiên nhiên phong phú , sự hòa hợp giữa con người và cảnh vật, phong thái ung dung của nhân vật trữ tình
2,vẻ đẹp hiện đại: bút pháp tả thực rất giản dị, chân thật; hình ảnh mộc mạc, dân dã của đời thường; mạch thơ vận động theo hương tích cực, đi lên, từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo, cô đơn đến ấm áp tình người, cho thấy niềm lạc quan cách mạng của nhà thơ.
3,Sự hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại ở bức tranh chiều muộn nơi núi rừng đậm chất đường thi lại thấm nỗi buồn của người tù chiến sĩ nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí ; ngọn lửa làm bừng sáng hình ảnh người lao động, ngọn lửa của thi liệu phương đông thành ngọn lửa của tình yêu thương cuộc sống và con người trong thơ hiện đại; tính chất chiến sĩ hòa chất thi sĩ,…
BIỂU ĐIỂM:
-4,5: Kĩ năng viết tốt, đảm bảo các ý, hiểu sâu sắc
- 3: Cơ bản về kiến thức nhưng còn mắc lỗi chính tả, chữ xấu
- 2: kĩ năng còn yếu, phân tích chưa theo định hướng
- 1: kĩ năng yếu, tản mạn
-0: bỏ giấy trắng
* khuyến khích những bài có chất văn, sáng tạo khoa học.

File đính kèm:

  • docDETHI CHON HSG 11.doc