Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 môn thi: Địa lí

Ngành trồng cây công nghiệp nước ta phát triển mạnh vì:

 - Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp: đất trồng (3/4 diện tích là núi và cao nguyên với nhiều loại đất feralit, tốt nhất là đất đỏ badan, đất xám phù sa cổ, đất phù sa), nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phù hợp với nhiều cây công nghiệp nhiệt đới, có sự phân hóa của nhiệt độ theo độ cao nên có thể trồng cây công nghiệp cận nhiệt đới (chè, trẩu, sở, hồi).

 - Lao động đông có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

 - Chủ trương của nhà nước đẩy mạnh việc trồng cây công nghiệp (đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp).

 - Thị trường tiêu thụ mở rộng trong nước và nhất là thị trường xuất khẩu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015 môn thi: Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KÌ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015
	Môn thi : ĐỊA LÍ
 	ĐỀ THI CHÍNH THỨC	Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian phát đề
	 (Đề thi có 01 trang)
Câu I (2,0 điểm)
1. Nêu đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
2. Trình bày đặc điểm nguồn lao động của nước ta.
Câu II (2,0 điểm)
Dựa vào trang 4 - 5 và trang 30 của Atlat Địa Lí Việt Nam, hãy:
1. Xác định các tỉnh của nước ta có đường biên giới trên đất liền chung với Trung Quốc.
2. Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trong điểm miền Trung.
Câu II (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA
Năm
2005
2007
2010
2012
Tổng diện tích
2496
2668
2809
2953
	- Cây công nghiệp hằng năm
862
846
798
730
	- Cây công nghiệp lâu năm
1634
1822
2011
2223
Giá trị sản xuất (nghìn tỉ đồng)
79
91
105
116
(Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
1. Vẽ biểu đồ kết hợp (giữa cột chồng và đường) thể hiện diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2012.
2. Nhận xét tình hình phát triển của ngành trồng cây công nghiệp từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.
Câu IV (3,0 điểm)
1. Phân tích thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta. Tại sao các nhà máy, thủy điện có công suất hàng đầu của Việt Nam lại tập trung ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
2. Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. Giải thích tại sao việc khai thác tài nguyên biển - đảo có ý nghĩa chiến lược trong cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
BÀI GIẢI
Câu I :
1. Nêu đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
Đặc điểm của sông ngòi Việt Nam:
 - Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2.360 con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường.
- Sông ngòi nước ta còn có sự phân hóa theo địa hình giữa miền núi và đông bằng.
2. Đặc điểm nguồn lao động của nước ta:
a. Thế mạnh:
	- Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân).
	- Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.
	- Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ.
	- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế.
b. Hạn chế:
	- Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.
	- Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu.
	- Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật và kỹ thuật cao.
Câu II: Dựa vào trang 4, 5 và trang 30 của Atlas Địa lí VN 
1.	Các tỉnh có đường biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc:
	Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
2. 	Nêu tên các trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
	Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn.
Câu III: 
1.	Vẽ biểu đồ :
2.	Nhận xét:
	- Nhìn chung ngành trồng cây công nghiệp luôn phát triển từ 2005 – 2012.
	- Tổng diện tích từ 2005 – 2012 tăng 457 nghìn ha tăng 18,3%.
	- Cây công nghiệp hàng năm 2005 – 2007 diện tích tăng, từ năm 2010, 2012 diện tích giảm, từ năm 2005 – 2012 diện tích giảm 132 nghìn ha, giảm 15,3%.
	- Cây công nghiệp lâu năm từ 2005 – 2012 diện tích tăng 589 nghìn ha.
	- Tốc độ tăng trưởng của diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm.
	- Giá trị sản xuất từ 2005 – 2015 tăng 37 nghìn tỉ đồng tăng 46,8%.
3.	Giải thích:
	Ngành trồng cây công nghiệp nước ta phát triển mạnh vì:
	- Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp: đất trồng (3/4 diện tích là núi và cao nguyên với nhiều loại đất feralit, tốt nhất là đất đỏ badan, đất xám phù sa cổ, đất phù sa), nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phù hợp với nhiều cây công nghiệp nhiệt đới, có sự phân hóa của nhiệt độ theo độ cao nên có thể trồng cây công nghiệp cận nhiệt đới (chè, trẩu, sở, hồi).
	- Lao động đông có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
	- Chủ trương của nhà nước đẩy mạnh việc trồng cây công nghiệp (đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp).
	- Thị trường tiêu thụ mở rộng trong nước và nhất là thị trường xuất khẩu.
	- Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta tăng mạnh vì nhiều sản phẩm công nghiệp lâu năm của nước ta là mặt hàng xuất khẩu có giá trị (chè, cà phê, cao su).
	- Giá trị sản xuất tăng cao vì công nghiệp chế biến phát triển, chất lượng sản phẩm công nghiệp được nâng cao.
Câu IV: 
1.a. Thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta: Vì nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản than và dầu rất phong phú, đa dạng.
	* Công nghiệp khai thác than:
	- Than antraxit: tập trung ở Quảng Ninh, có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 – 8000 calo/kg), ngoài ra còn có than ở Na Dương, Thái Nguyên.
	- Than nâu: ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
	- Than bùn: ở U Minh.
	- Sản lượng than liên tục tăng, năm 2007 đạt gần 42,5 triệu tấn.
	* Thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp khai thác dầu, khí ở nước ta:
	- Trên thềm lục địa của nước ta tập trung nhiều bể trầm tích có chứa dầu trữ lượng lớn (vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí) như: bể trầm tích Cửu Long, bể trầm tích Nam Côn Sơn, bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai, bể trầm tích sông Hồng.
	- Khai thác dầu khí bắt đầu từ năm 1986. sản lượng tăng liên tục và đạt hơn 15.9 triệu tấn/ năm 2007.
	- Khí đốt ở Nam Côn Sơn, từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây.
1.b. Các nhà máy, thủy điện có công suất hàng đầu của Việt Nam lại tập trung ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vì :
	- Địa hình đồi núi dốc, nhiều thác ghềnh.
	- Sông ngòi có nguồn nước dồi dào. Tiềm năng thuỷ điện lớn (hơn 30 triệu kw), tập trung trên hệ thống sông Hồng: nhà máy thủy điện Sơn La (2400 MW), nhà máy thủy điện Hòa Bình (1920 MW)
	- Chính sách của nhà nước trong việc đầu tư phát triển miền núi và khoa học kỹ thuật phát triển.
2. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển:
* Nguồn lợi sinh vật: 
	- Sinh vật biển giàu có, nhất là giàu thành phần loài. Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Có những loài quý hiếm, cần phải bảo vệ đặc biệt.
	- Ngoài cá, tôm, cua, mực..., còn nhiều đặc sản khác như đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết... Có nhiều loài chim biển; tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
* Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ và khí đốt:
	- Dọc bờ biển có nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối.
	- Vùng biển có nhiều sa khoáng có trữ lượng công nghiệp: ôxít titan, cát trắng (làm thuỷ tinh, pha lê).
	- Vùng thềm lục địa có các tích tụ dầu, khí, tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.
* Biển và ven biển nước ta có điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: 
	- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
	- Dọc bờ biển lại có nhiều vùng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.
	- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo:
	- Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng.
	- Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển.
	- Du lịch biển – đảo đang là loại hình du lịch thu hút nhiều du khách.	
	Giải thích tại sao việc khai thác tài nguyên biển - đảo có ý nghĩa chiến lược trong cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
	Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
	- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta   đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Nguyễn Thị Được 
(Trường THPT Vĩnh Viễn – TP.HCM)

File đính kèm:

  • docFile_Word_DeDA_THPTQG_2015_mon_Dia_20150726_042241.doc