Đề thi tốt nghiệp lớp 12 THPT (đề đề xuất)

Câu 4: Em cảm nhận gì về nhan đề “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”?

Câu 5: Thử xác định bố cục đoạn thơ và nêu đại ý mỗi đoạn?

Câu 6: Câu thơ kháng chiến ba ngàn ngày, có phải là cách nói ước lệ? Vì sao?

Câu 7: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong những câu thơ sau, nêu tác dụng?

 Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp!

 Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp! .

 Chiến sĩ anh hùng

 Đầu nung lửa sắt “

Câu 8: Phỏng đoán hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Bài thơ nằm trong tập thơ nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp lớp 12 THPT (đề đề xuất), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o h¶I phßng
 Thpt nguyÔn bØnh khiªm
§Ò thi tèt nGhiÖp líp 12 thpt
N¨m 2014 (ĐỀ ĐỀ XUẤT)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Phần I – Đọc hiểu (5 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu:
 Tin về nửa đêm 
Hỏa tốc hỏa tốc 
Ngựa bay lên dốc 
Đuốc chạy sáng rừng 
Chuông reo tin mừng 
Loa kêu từng cửa 
Làng bản đỏ đèn, đỏ lửa... 
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên 
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp! 
Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp! 
Vinh quang Tổ quốc chúng ta 
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa! 
Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi 
Quyết chiến quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại 
Kháng chiến ba ngàn ngày 
Không đêm nào vui bằng đêm nay 
Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực 
Trên đất nước, như Huân chương trên ngực 
Dân tộc ta dân tộc anh hùng! 
Điện Biên vời vợi nghìn trùng 
Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta 
Đêm nay bè bạn gần xa 
Tin về chắc cũng chan hòa vui chung. 
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên 
Chiến sĩ anh hùng 
Đầu nung lửa sắt 
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt 
Máu trộn bùn non 
Gan không núng 
Chí không mòn! 
Những đồng chí thân chôn làm giá súng 
Đầu bịt lỗ châu mai 
Băng mình qua núi thép gai 
Ào ào vũ bão, 
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo 
Nát thân, nhắm mắt, còn ôm... 
Những bàn tay xẻ núi lăn bom 
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện 
Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến 
Mấy tầng mây, gió lớn mưa to 
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ 
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát 
Dù bom đạn xương tan, thịt nát 
Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh... 
Hỡi các chị, các anh 
Trên chiến trường ngã xuống 
Máu của anh chị, của chúng ta không uổng 
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam 
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam 
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng... 
 ( Trích Tố Hữu Thơ và đời, NXB văn học 2003)
 Câu 1: Những thông tin sau đây về đoạn thơ đúng hay sai?
 Thông tin
Đúng
 Sai
Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới 
Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do có vần
Đoạn thơ được gieo vần chân
Tiết tấu của đoạn thơ chậm rãi, mềm mại
Đoạn thơ có câu chữ dân giã, dễ hiểu, mang hàm luợng thông tin cao
Câu 2: Nêu đại ý của đoạn thơ (chủ đề)?
Câu 3: Âm hưởng chính xuyên suốt đoạn thơ là gì? Vì sao đoạn thơ lại mang âm hưởng ấy?
Câu 4: Em cảm nhận gì về nhan đề “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”?
Câu 5: Thử xác định bố cục đoạn thơ và nêu đại ý mỗi đoạn?
Câu 6: Câu thơ kháng chiến ba ngàn ngày, có phải là cách nói ước lệ? Vì sao?
Câu 7: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong những câu thơ sau, nêu tác dụng?
 Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp! 
 Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp! ...
 Chiến sĩ anh hùng 
 Đầu nung lửa sắt “
Câu 8: Phỏng đoán hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Bài thơ nằm trong tập thơ nào?
Câu 9: Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ:
 Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ 
 Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Sử dụng phép liệt kê
Sử dụng phép tương phản đối lập
Sử dụng nghệ thuật đối (đối cú pháp và tiểu đối)
Câu 10: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong những câu thơ sau, và nêu tác dụng: Những đồng chí thân chôn làm giá súng 
 Đầu bịt lỗ châu mai 
 Băng mình qua núi thép gai 
 Ào ào vũ bão, 
 Những đồng chí chèn lưng cứu pháo 
 Nát thân, nhắm mắt, còn ôm... 
Câu 11: Những câu thơ sau chủ yếu thể hiện điều gì?
 Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt 
 Máu trộn bùn non 
 Gan không núng 
 Chí không mòn! 
Câu 12: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau và nhằm thể hiện
 điều gì? Những bàn tay xẻ núi lăn bom 
 Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện”
Câu 13: Đoạn thơ: Những bàn tay xẻ núi lăn bom 
 Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện 
 Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến 
 Mấy tầng mây, gió lớn mưa to 
 Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ 
 Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát 
 Dù bom đạn xương tan, thịt nát 
 Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh” tập trung thể hiện điều gì? Từ nội dung của đoạn thơ trên, hãy nêu bật chủ đề của văn học giai đoạn này? 
Câu 14: Niềm vui to lớn làm cho nhà thơ không kìm nén nổi lòng mình, bật reo lên những lời xưng tụng, rất gần với khẩu ngữ mà vẫn tràn đầy chất thơ: 
 Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp 
 Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp 
 ... Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi! 
 Quyết chiến quyết thắng cờ đỏ sao vàng vĩ đại! 
Đọc tới đây, ta chợt nhớ đã có hơn một lần, nhà thơ cũng reo vui bồng bột và nồng nàn như thế: 
 Chừ đây Huế, Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy 
 Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi! 
 Nước mắt ta trào híp mí, tràn môi 
 Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc! 
 ... Gió gió ơi! Hãy làm giông, làm tố 
 Cuốn tung lên cờ đỏ máu thơm tươi 
 Vàng vàng bay đẹp quá sao sao ơi 
 Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác... 
 Hãy xác định hoàn cảnh ra đời của đoạn thơ trên, và cho biết đoạn thơ nói về tâm trạng gì của Tố Hữu?
Câu 15: 27 câu thơ cuối là đoạn thơ quan trọng nhất, có sức nặng nhất của toàn bộ bài thơ. Theo em, ở đoạn thơ này tác giả chủ yếu diễn tả điều gì? 
Câu 16: Tình cảm, cảm xúc nào của Tố Hữu để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với em?
 Câu 17: Đọc xong đoạn thơ, em có hình dung gì về cuộc kháng chiến chống 
 Pháp của dân tộc ta? Thái độ, tình cảm của em về giai đoạn lịch sử đó?
Phần II – Viết (5 điểm)...
 N.V.Đ

File đính kèm:

  • docTuan_35_Kiem_tra_tong_hop_cuoi_nam_20150725_041252.doc