Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 2

Phần I (3 điểm) :

Câu 1: (1 điểm ) Học sinh nêu được các ý cơ bản:

- “ Làng Chợ Dầu” một địa danh cụ thể, là danh từ riêng. Như vậy tác phẩm chỉ ca ngợi được phẩm chất của một con người cụ thể, ý nghĩa tác phẩm sẽ bị hạn hẹp.

- “ Làng” : là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước. Do vậy ý nghĩa tác phẩm sẽ mang tính tính khát quát.

Câu 2: ( 1 điểm)

- Học sinh nêu được tình huống cơ bản của truyện ( 0,5đ): Ônh Hai là người luôn yêu mến, tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến của mình. Bỗng nhiên, ông nghe tin làng mình Việt gian theo Tây từ những người tản cư .

- Ý nghĩa của tình huống( 0,5đ): Đưa ông Hai vào tình huống gay cấn để bộc lộ sâu sắc tình yêu làng hoà quyện, gắn bó sâu sắc với lòng yêu nước của ông

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9
 TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI NĂM HỌC (2012-2013)
Môn : Ngữ văn
Thời gian : 120 phút
Phần I. ( 3 điểm)
Cho đoạn văn sau:
 “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước... Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? ”...
( Trích “Làng” - Kim Lân)
Câu 1: Theo em, vì sao Kim Lân lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” ?
Câu 2: Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng được tình huống gay cấn, đó là tình huống nào? Nêu ý nghĩa của tình huống đó?
Câu 3: Đoạn văn trên sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố đó?
Phần II. (7 điểm)
Cho câu thơ:
“ Ta làm con chim hót”
Câu 1: Chép chính xác 7 dòng thơ tiếp theo 
Câu 2: Đoạn thơ vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và mạch cảm xúc của bài thơ?
Câu 3: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ vừa chép, một bạn học sinh đã viết như sau: 
“ Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.”
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng câu ghép và thành phần tình thái. (Gạch dưới một câu ghép và một thành phần tình thái)
ĐÁP ÁN
MÔN : NGỮ VĂN LỚP 9
Năm học 2012-2013
Phần I (3 điểm) :
Câu 1: (1 điểm ) Học sinh nêu được các ý cơ bản:
- “ Làng Chợ Dầu” một địa danh cụ thể, là danh từ riêng. Như vậy tác phẩm chỉ ca ngợi được phẩm chất của một con người cụ thể, ý nghĩa tác phẩm sẽ bị hạn hẹp.
- “ Làng” : là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước. Do vậy ý nghĩa tác phẩm sẽ mang tính tính khát quát. 
Câu 2: ( 1 điểm)
- Học sinh nêu được tình huống cơ bản của truyện ( 0,5đ): Ônh Hai là người luôn yêu mến, tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến của mình. Bỗng nhiên, ông nghe tin làng mình Việt gian theo Tây từ những người tản cư .
- Ý nghĩa của tình huống( 0,5đ): Đưa ông Hai vào tình huống gay cấn để bộc lộ sâu sắc tình yêu làng hoà quyện, gắn bó sâu sắc với lòng yêu nước của ông 
Câu 3 ( 1đ) 
- Chỉ được yếu tố độc thoại nội tâm (0,5đ)
- Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố đó: tô đậm tâm trạng đau xót, dằn vặt pha nỗi tủi nhục của ông Hai sau khi nghe tin dữ ( 0,5đ)
Phần II (7 điểm):
Câu 1(1đ): Học sinh chép đúng 7 dòng tiếp theo
- Sai ở 1 dòng thơ trừ 0,25đ
Câu 2( 1,5 đ):
- Hoc sinh nêu được tên tác phẩm: “Mùa xuân nho nhỏ” (0,25 đ)
- Học sinh nêu được tác giả: Thanh Hải (0,25 đ)
- Hoàn cảnh sáng tác: + tháng 11năm 1980 (0,25 đ)
 + Không lâu trước khi nhà thơ qua đời. (0,25 đ)
 ( Hoặc khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh) 
- Mạch cảm xúc của bài thơ: từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ suy nghĩ về mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người. (0,5đ)
Câu 3( 4,5đ): 
* Hình thức( 1,5đ):
- Học sinh viết đúng đoạn văn tổng- phân- hợp hoặc diễn dịch (0,5đ) 
- Có sử dụng câu ghép và thành phần tình thái( chỉ rõ) : mỗi ý được (0,5đ)
- Đoạn văn đảm bảo số câu 
* Nội dung( 3,0đ): Bài viết có các ý cơ bản sau:
- Thể hiện khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho đời 
+ Qua những hình ảnh đẹp, bình dị: làm con chim, làm đoá hoa, làm nốt trầm trong bản hoà ca.
+ Đặc biệt: muốn làm một mùa xuân nho nhỏ hoà chung vào mùa xuân của đất nước.
+ Khát vọng đó rất khiêm nhường nhưng lại vô cùng ý nghĩa.
- Nghệ thuật của đoạn thơ: điệp ngữ ( ta làm), hình ảnh ẩn dụ (mùa xuân nho nhỏ), hoán dụ, tượng trưng ( tuổi hai mươi, khi tóc bạc)...Qua đó, làm rõ khát vọng cháy bỏng, tha thiết của nhà thơ mà không phân biệt tuổi tác...

File đính kèm:

  • docDe 2.doc