Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 13

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM

Phần I: (6 điểm).

a. - Bài thơ “ Viếng Lăng Bác” (0.25 điểm)

- Tác giả: Viễn Phương. (0.25 điểm)

- Chép chính xác khổ thơ cuối: (1 điểm)

 Sai một lỗi trừ 0.25 điểm

b. Trả lời đ¬ược:

Dù vẫn tin là Bác mãi trư¬ờng tồn như¬ng không thể không đau xót vì sự ra đi của Ng¬ười. Nỗi đau xót đă được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” Nỗi đau quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như¬ hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức khi đứng tr¬ước thi thể của Ngư¬ời. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. (1 điểm)

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG: THCS Nguyễn Trãi
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 – THPT
Năm học 2013 -2014
 ĐỀ ĐỀ XUẤT
Môn thi: Ngữ văn – lớp 9
Thời gian làm bài : 120 phút, không kể thời gian giao đề.
(Đề thi gồm có 01 trang)
Phần I: ( 6 điểm).
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi,
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
1./ Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Em hãy chép lại khổ cuối của bài thơ.
2./ Người ta thường nói nghe thấy âm thanh, nhưng ở đây tác giả của bài thơ lại viết “nghe nhói ở trong tim” Em hãy lí giải điều tưởng chừng như vô lí này?
3./ Bài thơ đã diễn tả một cách xúc động tình cảm kính yêu, nhớ thương, biết ơn sâu sắc của nhân dân miền Nam nói riêng, của cả dân tộc nói chung đối với Bác Hồ.
Em hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp có độ dài khoảng 10 – 12 câu. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu cảm thán.
Phần II(4 điểm)
Đọc “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, hẳn các em còn nhớ: 
Khi được mời lên nhà anh thanh niên, họa sĩ đã nghĩ thầm: Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.
Nhưng rồi sau những câu chuyện anh kể, những việc anh làm, họa sĩ lại nghĩ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hòan thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy ông đã chấp nhận sự thử thách.
1.Em hiểu cách nhìn nhận đánh giá của họa sĩ về nhân vật anh thanh niên đã thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó? Ý nghĩa của sự thay đổi đó là gì?
2. Qua ý nghĩ của họa sĩ cùng với những hiểu biết về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” em hiểu gì ông?
 3.Bên cạnh ông họa sĩ, còn nhiều nhân vật phụ khác cũng đã góp phần làm rõ tính cách nhân vật anh thanh niên. Đó là những ai?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Phần I: (6 điểm).
a. - Bài thơ “ Viếng Lăng Bác”	(0.25 điểm)
- Tác giả: Viễn Phương.	(0.25 điểm)
- Chép chính xác khổ thơ cuối: (1 điểm)
	Sai một lỗi trừ 0.25 điểm
b. Trả lời được: 
Dù vẫn tin là Bác mãi trường tồn nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau xót đă được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” Nỗi đau quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức khi đứng trước thi thể của Người. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. (1 điểm)
c. Viết đoạn văn đạt những yêu cầu sau:
 - Trình bày theo cách Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp, diễn đạt ý mạch lạc, giàu cảm xúc, đúng số câu. 0.5 điểm
 - Nội dung: 2 điểm
+ Câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” gỏn gọn như một lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
+ Thông qua hình ảnh ẩn dụ trên, tác giả vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời), vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
+ Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực: ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương kính cẩn, trong lòng nặng trĩu nỗi nhớ thương. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào lăng viếng Bác.
Niềm biết ơn thành kính đă chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác.
+ Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. 
Hình thức: 1 điểm 
Có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán (có ghi chú và chỉ rõ). 
Phần II (4điểm)
Câu 1( 1điểm)
 Cách nhìn nhận đánh giá của họa sĩ với nhân vật anh thanh niên đã thay đổi: từ chưa hiểu, đến hiểu và cảm phục.
Có sự thay đổi đó là do những điều họa sĩ được chứng kiến, nghe thấy và cảm nhận từ anh thanh niên.
Câu 2: (2,5điểm)
Ông họa sĩ là người:
Ham mê hội họa, khát khao tìm được đối tượng xứng đáng cho sáng tác.
Là người không chịu để cho khó khăn khuất phục, quyết tâm thể hiện vẻ đẹp có trong cuộc sống.
Là người biết quý trọng lớp trẻ, thông cảm với họ.
Là nhân vật góp thêm cách nhìn về nhân vật chính trong tác phẩm.
Câu 3: (0,5điểm)
Bên cạnh ông họa sĩ, còn nhiều nhân vật phụ khác cũng đã góp phần làm rõ tính cách nhân vật anh thanh niên. Đó là bác lái xe, cô kĩ sư trẻ.

File đính kèm:

  • docĐề thi vào 10 - Oanh.doc
Giáo án liên quan