Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Lần IV - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:

“Hai vợ chồng người bạn tôi (An-đrây Xô-cô-lốp) không có con, sống trong một ngôi nhà riêng nho nhỏ ở rìa thành phố. Mặc dù được hưởng phụ cấp thương binh, nhưng anh bạn tôi vẫn làm lái xe cho một đội vận tải, tôi cũng đến xin làm ở đó. Tôi ở nhà bạn, họ thu xếp cho tôi chỗ nương thân. Chúng tôi chở các thứ hàng hóa về các huyện, và mùa thu thì chuyển sang chở lúa mì. Chính vào hồi ấy tôi gặp chú con trai mới của tôi, đấy chú bé đang nghịch cát đấy.

Thường cứ chạy xe xong trở về thành phố, việc đầu tiên cũng dễ hiểu thôi, là tôi vào hiệu giải khát, nhấm nháp chút gì đó và tất nhiên, có uống một li rượu lử người. Phải nói rằng tôi đã quá say mê cái món nguy hại ấy Thế rồi một hôm, tôi thấy chú bé ấy ở gần cửa hàng giải khát, hôm sau vẫn lại thấy – thằng bé rách bươm xơ mướp. Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt – cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm! Tôi thích nó, và lạ thật, thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó, cố chạy xe cho nhanh để được về gặp nó. Nó ăn ngay ở hiệu giải khát, ai cho gì thì ăn nấy.”

(Số phận con người – Sô-lô-khốp

Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2014, tr. 119-120)

Câu 1: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên? (1,0 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích trên. (1,0 điểm)

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn “Thế rồi một hôm, tôi thấy chú bé ấy ở gần cửa hàng giải khát, hôm sau vẫn lại thấy – thằng bé rách bươm xơ mướp. Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắt – cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm!” và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (1,0 điểm)

 

doc43 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Lần IV - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Câu 2. Hành động đi bộ xuyên Việt của anh Nguyễn Quang Thạch: 
- Về hành trình: từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh
- Về thời gian: khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. 
- Về mục đích: kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
- Điểm 0,5: nêu đủ 3 ý trên;
- Điểm 0,25: nêu được 2 ý
- Điểm 0: chỉ nêu 1 ý, trả lời sai hoặc không trả lời,
Câu 3. 
-Mục tiêu: 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
- Kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm
- Điểm 0,25: nêu đủ 2 ý trên;
- Điểm 0: chỉ nêu 1 ý, trả lời sai hoặc không trả lời,
Câu 4. Thí sinh nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.
- Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.
- Điểm 0,5: Nhận xét đúng, hợp lí về cả hai đối tượng, diễn đạt gọn, trong sáng;
- Điểm 0,25: Nhận xét đúng, hợp lí về cả hai đối tượng; diễn đạt chưa thật trong sáng.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
	+ Nhận xét không hợp lý;
	+ Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục;
	+ Không trả lời.
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm. (0,25 điểm)
Câu 6. Câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng sử dụng phép tu từ ẩn dụ: ngọt đắng: chỉ những thăng trầm, buồn vui trong cuộc đời. 
- Điểm 0,25: nêu tên phép ẩn dụ; chỉ rõ từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ và ý nghĩa của từ ngữ đó.
- Điểm 0: Trả lời sai phép tu từ, chỉ nêu tên phép tu từ mà không chỉ rõ từ ngữ và ý nghĩa hoặc không có câu trả lời.
Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên: 
Đoạn thơ ghi lại tâm trạng, suy nghĩ của một người học trò khi đã rời xa mái trường với tình cảm yêu thương, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Càng trưởng thành, càng nếm trải những thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống, mỗi người lại càng thấm thía hơn tấm lòng bao dung, yêu thương và công lao của thầy cô, mái trường.
- Điểm 0,5: trả lời đúng các ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí, diễn đạt gọn, trong sáng;
- Điểm 0,25: trả lời đúng, hợp lí song diễn đạt chưa thật trong sáng.
- Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau:
	+ Câu trả lời chung chung, không rõ ràng, không thuyết phục;
	+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 8. Hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” thể hiện công lao to lớn của thầy cô đối với học trò: chăm chút, thắp sáng ước mơ, niềm tin cho học trò bằng cả trái tim yêu thương để từ đây, các em bước ra đời vững vàng, cứng cáp, dâng hiến sức mình cho cuộc đời. (0,25 điểm)
Đoạn văn cần nêu được vai trò của thầy cô và mái trường đối với cuộc đời mỗi người: giúp mỗi người hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn. (0,25 điểm)
- Điểm 0,5: Trả lời đúng như trên hoặc trả lời theo các khác nhưng phải thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, trong sáng;
- Điểm 0,25: Trả lời đúng song diễn đạt chưa chặt chẽ, thiếu mạch lạc.
- Điểm 0: Trả lời sai, không hợp lý, hoặc có ý đúng nhưng diễn đạt yếu.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
* Yêu cầu chung: Thí sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể: 
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. 
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): vai trò của việc đọc sách đối với con người trong thời hiện đại
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. 
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. 
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): 
- Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: 
+ Giải thích ý kiến: ý kiến thứ nhất cho rằng việc đọc sách không còn phù hợp trong thời đại công nghệ thông tin và khẳng định ưu thế của mạng internet trong việc cung cấp kiến thức cho con người.
Ý kiến thứ hai lại khẳng định sự cần thiết của việc đọc sách đặc biệt trong thới hiện đại.
Như vậy, hai ý kiến đưa ra hai quan niệm đối lập nhau về vấn đề đọc sách trong thời hiện đại.
+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. 
Cần khẳng định những tác dụng lớn lao của sách trong việc cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện tư duy cho con người. Đọc sách là một việc làm không thể thiếu đối với quá trình hoàn thiên nhân cách của con người, đặc biệt trong nhịp sống hối hả của thời hiện đại.
Mạng internet có những lợi thế nhất định đối với con người song không thể thay thế được vai trò của sách. 
Cần liên hệ thực tế để phê phán hiện tượng lười đọc sách ở một bộ phận người Việt hiện nay.
 Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và cho những người xung quanh về vấn đề đọc sách.
- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các phần (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. 
- Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
d) Sáng tạo (0,5 điểm) 
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
Câu 2. (4,0 điểm):
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
* Yêu cầu cụ thể: 
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trích trong hai bài Tây Tiến -Quang Dũng và Việt Bắc- Tố Hữu.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. 
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm): 
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: 
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; 
+ Phân tích vấn đề: 
1. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng
- Nội dung: nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây xa xôi mà thân thiết, hoang vu và thơ mộng, người lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ mà hào hoa.
- Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn; hình ảnh thơ có sự hài hoà, nét thực, nét ảo, vừa mông lung, vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hoà hợp giữa lời cảm thán với cảm xúc ( câu mở đầu như một tiếng kêu vọng vào không gian), giữa mật độ dày những âm vần ( rồi; ôi; chơi vơi; hơi), điệp từ (nhớ/ nhớ) và lối đổi uyển chuyển (câu 3 và 4) đã tạo ra một âm hưởng tha thiết ngậm ngùi.
2. Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu
- Nội dung: là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Thiên nhiên sâu tình nặng nghĩa, từng cùng con người vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn giờ đây cũng mang tâm trạng lưu luyến bâng khuâng trong khoảnh khắc chia tay. Hình ảnh những mái nhà thấp thoáng ẩn hiện trong khung cảnh núi rừng hắt hiu lau xám lại càng gợi thương gợi nhớ nhiều hơn. Cuộc sống và chiến đấu càng khó khăn, gian khổ, con người càng thấm thía tấm lòng rộng mở, bao dung, ân tình sâu nặng của đất và người Việt Bắc.
- Nghệ thuật: thể thơ lục bát mang âm hưởng trữ tình, gần gũi; với nghệ thuật nhân hoá, Tố Hữu đã biến núi rừng, thiên nhiên thành con người Việt Bắc giàu tình nghĩa (rừng núi nhớ ai), nghệ thuật đối, điệp tạo âm hưởng tha thiết, lưu luyến, bâng khuâng.
3. So sánh
- Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kháng chiến chống Pháp, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Bắc và đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết, sâu nặng về thiên nhiên và con người ở những miền quê mà người lính đã đi qua.
- Điểm khác biệt:
+ Đoạn thơ trong Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn của người lính, hình ảnh thơ nghiêng về tả thực, trực quan; thể thơ thất ngôn mang âm hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là cái tình, là lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ kháng chiến đối với đất, người Việt Bắc, vì thế hình ảnh thơ nghiêng về khái quát, tượng trưng; thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao dân ca.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. 
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. 
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. 
d) Sáng tạo (0,5 điểm) 
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
----------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN 	KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
	TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN	 MÔN: NGỮ VĂN
	ĐỀ THI THỬ LẦN 2	 Thời gian làm bài: 180 phút
(Gồm 2 trang)	----------- 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3:
Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng sức dân để giữ nước, chống giặc.
Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”. 
 (Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp)
	Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên? (0,5 điểm)
	Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào? (0,25 điểm)
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng. (0,25 điểm)
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 8:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Câu 4. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất. (0,25)
Câu 5. Xác định thể thơ của đoạn thơ thứ hai. (0,25 điểm)
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
Câu 7. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? (0,5 điểm)
Câu 8. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6-8 dòng. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng bạo lực học đường và phương châm hành động: “Nói không với hành vi bạo lực và tệ nạn xã hội” của học sinh hiện nay.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp độc đáo của hai đoạn văn sau:
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
 (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
 (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng phủ Ngọc Tường)
-------HẾT----------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN 	 KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
	TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN	 MÔN: NGỮ VĂN
	THI THỬ LẦN 2	 Thời gian làm bài:180 phút
----------- 
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM (Gồm 5 trang)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 
Câu 1. Nhan đề: Lấy dân làm trọng/ Vì dân/ Tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh.
- Điểm 0,5: 
+ Trả lời đúng theo một trong các cách trên;
+ Nhan đề khác nhưng hợp lí.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trật tự thời gian/ ngày xưa –ngày nay.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong 2 cách trên. 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất nhằm làm nổi bật những điểm kế thừa và khác biệt với truyền thống trong tư tưởng “thân dân” của Hồ Chí Minh – được nói đến ở đoạn văn thứ hai. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. 
- Điểm 0,25: 
+ Trả lời đầy đủ theo cách trên; 
+ Diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, chặt chẽ. 
- Điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: 
+ Nêu thiếu một trong hai ý trên;
+ Nêu các ý khác nhưng không hợp lí; 
+ Câu trả lời chung chung, không rõ ý, không có sức thuyết phục; 
+ Không có câu trả lời. 
Câu 4. Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên. 
- Điểm 0 cho một trong những trường hợp sau:
+ Nêu thiếu một trong hai phương thức biểu đạt trên;
+ Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 5. Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng hiện đại/ thơ tự do sáu tiếng/ thơ sáu tiếng.
- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo 1 trong các cách trên 
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 6. Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ... còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 biện pháp nghệ thuật tương phản theo cách trên. 
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 biện pháp nghệ thuật tương phản theo cách trên.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 7. Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi nhanh làm cho mẹ già nua và người con xót xa thương mẹ.
- Điểm 0,5: 
+ Trả lời đúng hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa theo cách trên;
+ Diễn đạt khác nhưng hợp lí.
- Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời. 
Câu 8. Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi

File đính kèm:

  • docde_thi.doc
Giáo án liên quan