Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phú Thứ (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (4,0 điểm)

Bài học cuộc sống mà em rút ra được từ câu chuyện sau:

 Chuyện về một cuộc thi

Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua chạy cự li 100m.

Khi súng hiệu nổ, tất cả cùng lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không thiếu một ai. Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:

- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.

Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích.

 ( Theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 2 (6,0 điểm)

 Tình cảm yêu nư¬ớc và tinh thần dân tộc của nhân dân ta qua hai áng văn: “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn), “Hịch t¬ướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn).

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olympic môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Phú Thứ (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2017 -2018
 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8
Thời gian làm bài 150 phút
(Đề thi gồm: 02 câu, 01 trang)
Câu 1 (4,0 điểm)
Bài học cuộc sống mà em rút ra được từ câu chuyện sau:
	Chuyện về một cuộc thi
Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua chạy cự li 100m.
Khi súng hiệu nổ, tất cả cùng lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ, ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không thiếu một ai. Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích.
 ( Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 2 (6,0 điểm)
 	Tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân ta qua hai áng văn: “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn), “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn).
----------------------- Hết -----------------------
Họ và tên thí sinh: . Số báo danh
Chữ kí giám thị 1 :.Chữ kí giám thị 2 :
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC 
NĂM HỌC 2017 -2018
 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8
(Hướng dẫn chấm gồm: 2 câu, 03 trang)
I. YÊU CẦU CHUNG:
	- Giám khảo cần nắm bắt kĩ nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
	- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1 (4.0 điểm):
* Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung: (3,5 điểm)
- HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản như sau: 
Mở bài
 - Giới thiệu câu chuyện và vấn đề nghị luận: một thông điệp ý nghĩa về sự cảm thông, chia sẻ, biết hi sinh vì mọi người, về chiến thắng lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người: chiến thắng sự ích kỉ. 
0,5 đ
Thân bài
- Phân tích nội dung câu chuyện: 
 + Câu chuyện diễn ra ở một thế vận hội của những người khuyết tật, nơi con người luôn khao khát chiến thắng để khẳng định mình, xóa đi những mặc cảm là người tàn phế, để có thêm niềm tin vào nghị lực sống. Tám con người, tám hoàn cảnh, tám nỗi đau tật nguyền nhưng có chung một tấm lòng cảm thông, yêu thương, sẵn sàng hi sinh chiến thắng của mình vì người khác. Cô bé bị bệnh Down tưởng như khiếm khuyết nhất về trí tuệ đã có những lời nói thật dịu dàng, yêu thương, động viên cậu bé bất hạnh, giúp cậu chiến thắng nỗi buồn, sự mặc cảm.
0,75 đ
- Bài học từ câu chuyện: 
+ Hãy biết cảm thông, chia sẻ, biết hi sinh vì mọi người. Đó là chiến thắng lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người: chiến thắng sự ích kỉ. 
+ Chiến thắng không phải là tất cả. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết giúp đỡ người khác cùng chiến thắng dù ta có phải chậm lại một bước.
+ Cách nhìn nhận đánh giá con người của chúng ta: Có thể họ khiếm khuyết về mặt thể chất nhưng tâm hồn họ tròn đầy thương yêu, chia sẻ, cảm thông
( HS liên hệ văn học, thực tế chứng minh)
0,25đ
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
- Liên hệ , mở rộng:
+ Phê phán lối sống vô cảm, ích kỉ trong xã hội, vì chiến thắng của bản thân mà sẵn sàng chà đạp người khác, làm những việc vô đạo đức, vô lương tâm.
+ Mỗi cá nhân nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của sự cảm thông, chia sẻ, biết chiến thắng sự ích kỉ.
+ Thường xuyên rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc. Biết thể hiện lối sống đẹp bằng những hành động cụ thể, thiết thực và hơn thế là biết kết nối tình cảm,
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
Kết bài
- Khẳng định giá trị của thông điệp trong câu chuyện. 
0,5 đ
- Về hình thức và các tiêu chí khác: (0,5 điểm)
+ Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Bài viết phải có đủ 3 phần: nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề; luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, dẫn chứng chọn lọc; lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục
+ Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Mức chưa tối đa: Gv căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 3,75 điểm hoặc các điểm dưới 3,75 cho bài làm của học sinh.
* Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
Câu 2 (6,0 điểm) 
* Mức tối đa:
- Về phương diện nội dung: (5,0 điểm)
- HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản như sau: 
Mở bài
- Dẫn dắt vào đề: Tự nhiên, khéo léo, hợp lí.
- Nêu vấn đề: Giới thiệu được tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc qua ba áng văn “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn), “ Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn).
0,5đ
Thân bài
Tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc được thể hiện qua các ý sau:
* Qua hai áng văn ta cảm nhận được tấm lòng của những con người luôn lo lắng, nghĩ suy cho dân, cho nước.
+ Vừa lên ngôi, Lý Thái tổ đã nghĩ đến việc dời đô, chọn một vùng đất mới để xây kinh đô nhằm làm cho nước cường, dân thịnh.
+ Trần Quốc Tuấn lo lắng, căm giận, đau xót trước cảnh đất 
nước bị xỉ nhục..
0,75đ
0,75đ
* Tình cảm yêu nước được phát triển thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường. + Trong “ Chiếu dời đô” thể hiện nguyện vọng xây dựng đất nước phồn thịnh với sự trị vì của các đế vương muôn đời – quyết tâm dời đô.
+ “Hịch tướng sĩ” biểu thị bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, sẵn sàng xả thân vì nước..
0,75đ
0,75đ
* Càng yêu nước càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình. 
+ Nhà Lý tuy mới thành lập nhưng vững tin ở thế và lực của đất 
nước, định đô ở vùng đất “ Rộng mà bằng, cao mà thoáng”.
 + Hưng Đạo Vương khẳng định với tướng sĩ có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt.
0, 5đ
0, 5đ
Kết bài
- Khẳng định khái quát lại vấn đề.
- Suy nghĩ riêng của bản thân.
0,5đ
(GV cần căn cứ vào bài làm của học sinh, linh hoạt cho điểm phù hợp)
- Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
+ Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
+ Lập luận chặt chẽ, lô gic, luận điểm, luận cứ rõ ràng, triển khai các luận điểm phù hợp.
+ Bài viết trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đúng ngữ pháp.
 * Mức chưa tối đa: Bài viết chưa đầy đủ các yêu cầu về nội dung về hình thức nêu trên.
(GV căn cứ vào các tiêu chí mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 5,75 điểm hoặc các điểm dưới 5,75 cho bài làm của học sinh)
* Mức không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
----------------------- Hết -----------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_truong_ti.doc
Giáo án liên quan