Đề thi Olympic môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,0 điểm):

 “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Bằng những sự kiện tiêu biểu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta trong những năm 1858 đến năm 1873, em hãy làm sáng tỏ câu nói trên.

Câu 2 (3,0 điểm):

Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp như thế nào thông qua Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)? Sau hai bản Hiệp ước này, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho cách mạng Việt Nam là gì?

Câu 3 (3,0 điểm):

 Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển như thế nào? Vì sao“Chiếu Cần vương” thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng?

Câu 4 (2,0 điểm):

So sánh điểm giống và khác nhau giữa trào lưu cải cách duy tân nửa cuối thế kỉ XIX và cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX ở Việt Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olympic môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
 (Đề bài gồm: 04 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
 	 “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Bằng những sự kiện tiêu biểu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta trong những năm 1858 đến năm 1873, em hãy làm sáng tỏ câu nói trên.
Câu 2 (3,0 điểm):
Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp như thế nào thông qua Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)? Sau hai bản Hiệp ước này, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho cách mạng Việt Nam là gì?
Câu 3 (3,0 điểm):
	Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển như thế nào? Vì sao“Chiếu Cần vương” thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng?
Câu 4 (2,0 điểm):
So sánh điểm giống và khác nhau giữa trào lưu cải cách duy tân nửa cuối thế kỉ XIX và cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX ở Việt Nam.
---------------Hết--------------
Họ tên học sinh:..........................Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1: ............... Chữ kí giám thị 2:............
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8
Câu
Nội dung
Điểm
 1
( 2 điểm)
* HS cần nêu ra được các cuộc đấu tranh tiêu biểu.
- Nguyễn Trị Phương đã đánh Pháp ở Đà Nẵng, gây tổn thất lớn cho Pháp ở Gia Định và đại đồn Chí Hoà và ở thành Hà Nội năm 1873.
- Ở Đà Nẵng, Gia Định, Bắc Kỳ... nhân dân đã tự tổ chức thành những đội nghĩa binh đánh Pháp và hỗ trợ cho quân triều đình... 
- Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực (1861-1867) ở Hòn Chông- Rạch Giá, tiêu biểu là nghĩa quân đã đốt cháy tàu Et-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông (1861)... Đến năm 1867 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt...
- Cuộc khởi nghĩa Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thât điên bát đảo. Đến tháng 8/1864 Trương Định hi sinh. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền trên địa bàn Tây Ninh, nghĩa quân đã nhiều lần phối hợp với người Camphuchia đánh Pháp...
- Khởi nghĩa của hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm trên địa bàn Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh đã gây cho Pháp nhiều khó khăn và tổn thất...Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân đã 2 lần bị Pháp bắt, khi bị hành hình vẫn ung dung làm thơ chống Pháp
- Ngoài ra còn nhiều cuộc khởi nghĩa khác của nhân dân trên toàn Nam Kỳ, đặc biệt cuộc đấu tranh của các nhà nho yêu nước, họ đã dùng thơ ca làm vũ khí đấu tranh: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị
- Ngày 21/12/1873, tại Cầu Giấy quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc đã phục kích, giết chỉ huy Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan binh lính Pháp, làm cho nhân dân ta phấn khởi, Pháp hoang mang, lo sợ 
- Mặc dù những cuộc khởi nghĩa đền lần lượt bị dập tắt nhưng đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta không bao giờ bị dập tắt, đúng như câu nói của Nguyễn Trung Trực "Bao giờ..người Nam đánh tây".
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
 2
( 3 điểm)
* Nôi dung Hiệp ước Hác - măng (1883) 
+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc - Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.
+ Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.
+ Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài( kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì vế Trung Kì.
* Nội dung Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
 Về căn bản hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) giống như hiệp ước Hác - măng (1883), chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
- Nhận xét: Kí hiệp ước 1883 và 1884 của triều Nguyễn đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu về quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam, chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là quốc gia độc lập...
* Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam sau hai bản Hiệp ước Hác- măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt:
- Chống Pháp giành độc lập dân tộc vì thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam, biến Việt Nam thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Chống phong kiến giải phóng dân tộc vì giai cấp phong kiến đã đầu hàng làm tay sai cho Pháp.
 0,25
 0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
 3
( 3 điểm)
* Phong trào Cần Vương bùng nổ
- Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết quyết tâm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài...
- Tôn Thất Thuyết thẳng tay trừng trị những kẻ thân Pháp và đưa Hàm Nghi lên ngôi vua. Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phe chủ chiến.
- Đêm ngày 4 rạng ngày 5/7/1885 phe chủ chiến phản công tại kinh thành Huế nhưng thất bại.
-Trong quá trình đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị), ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” kêu gọi văn thân sĩ phu yêu nước và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Hưởng ứng “ Chiếu Cần vương”, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần vương.
* Phong trào phát triển: Chia thành hai giai đoạn
- Giai đoạn 1: 1885-1888: phong trào bùng nổ khắp cả nước, đặc biệt là Bắc Kì và Trung Kì.
- Giai đoạn 2: 1888-1896: sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào được duy trì và quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn và trình độ tổ chức cao hơn... 
 - Chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng vì:
-"Chiếu Cần vương" là lời kêu gọi tâm huyết của vua Hàm Nghi, có tinh thần yêu nước. Mọi quyền lợi của các tầng lớp được gắn bó trên danh nghĩa một phong trào yêu nước.
-Chiếu Cần vương phù hợp, đáp ứng nguyện vọng, tinh thần yêu nước của đa số nhân dân Việt Nam nên được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, ủng hộ.
- Nhân dân ta khâm phục tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các sĩ phu, văn thân nên sẵn sàng hưởng ứng
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu4 (2đ)
* Giống nhau:	
- Đều xuất phát từ lòng yêu nước của các sĩ phu tiến bộ, mong muốn cải cách duy tân phát triển đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc...
0,5
- Đều diễn ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...
0,25
- Đều thất bại do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng đã thể hiện lòng yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu...
0,5
* Khác nhau:
- Trào lưu nửa cuối thế kỉ XIX thực chất là những đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiến bộ lên triều đình Huế, do đó quyền quyết định thực hiện ở triều đình. Trào lưu cải cách duy tân đầu thế kỉ XX là do các sĩ phu yêu nước tiến bộ đang trên con đường tư sản hóa, đứng đầu là Phan Châu Trinh khởi xướng và thực hiện...
0,25
- Trào lưu nửa cuối thế kỉ XIX vẫn chấp nhận chế độ phong kiến, còn trào lưu duy tân đầu thế kỉ XX thì đả kích chế độ PK, xây dựng đất nước theo con đường dân chủ.
0,25
- Những đề nghị cải cách trong trào lưu nửa cuối thế kỉ XIX không được triều đình bảo thủ nhà Nguyễn chấp nhận thực hiện. Trào lưu cải cách duy tân đầu thế kỉ XX đã được thực hiện rộng rãi, phát triển thành phong trào duy tân ở Bắc kì, Trung kì, bùng nổ phong trào chống thuế ở Trung kì 1908...
0,25
 Hết

File đính kèm:

  • docde_thi_olympic_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2017_2018_co_huong.doc