Đề thi olympic lớp 7 năm học 2012-2013 môn thi: Ngữ văn

Bài thuyết giảng

 Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai.

 Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.

 Trong im lặng, hai người cung ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi.

 Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.

 Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn.

 Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.

 Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói:

 - Cám ơn bài thuyết giảng của bác!

 ( Phỏng theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn hóa Thông tin)

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic lớp 7 năm học 2012-2013 môn thi: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
THANH OAI 
Đề chính thức
 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7 
 Năm học 2012-2013
 Môn thi: Ngữ văn 
 Thời gian làm bài :120 phút
 ( Không kể thời gian giao đề) 
 Ngày thi: 11 tháng 4 năm 2013
Câu 1: (4 điểm ) 
Trình bầy cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
 ( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 2: (6 điểm )
Suy nghĩ của em về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau đây:
 Bài thuyết giảng
 Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai.
 Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.
 Trong im lặng, hai người cung ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi.
 Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.
 Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn.
 Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.
 Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói:
 - Cám ơn bài thuyết giảng của bác!
 ( Phỏng theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn hóa Thông tin)
Câu 3 : (10 điểm)
 Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
 -------------------------Hết----------------------------
Họ và tên: …………………………………………… Số báo danh: …………
PHÒNG GD&ĐT 
 THANH OAI 
Đề chính thức
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7 
 Năm học: 2012-2013 
 Môn thi: Ngữ văn 
Câu 1: (4 điểm): Bài làm học sinh cần trình bày được các ý sau:
 Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. (0,5 điểm)
 Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” (0,5 điểm)
 Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. (1,5 điểm)
 - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc... Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. (0,5 điểm)
- Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được…ai cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (0,5 điểm)
 - Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước. (0,5 điểm)
Câu 2 Bài thuyết giảng:
* Yêu cầu về kĩ năng: (1 điểm )
 - Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
 - Hệ thống ý ( luận diểm)rõ ràng và được triển khai tốt.
Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung: (5 điểm )
 - Nhận xét khái quát câu chuyện:
 + Điều thú vị ở chỗ truyện có tựa đề là Bài thuyết giảng nhưng vị giáo sư lại không hề nói một câu nào. Ông trực tiếp dùng cục than hồng trong bếp lò làm một ẩn dụ để kín đáo gửi gắm vào đó những điều muốn nói. Cách thuyết giảng có tính trực quan và đặc biệt đã tác động tích cực và mạnh mẽ đến cậu bé. (1 điểm )
Chỉ ra được ý nghĩa giáo dục của câu chuyện.
 + Khuyên con người phải sống hòa nhập với tập thể, với cộng đồng. Bời vì chỉ như thế mỗi cá nhân mới có thể tồn tại và tỏa sáng. (1,0 điểm)
Bàn luận về ý nghĩa giáo dục và rút ra bài học.
 Truyện đã đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đán, bởi vì:
 + Chỉ khi hòa nhập mình vào tập thể, cá nhân mới có thể tìm thấy niềm vui, mới phát huy được năng lực, sở trường và sức mạnh của chính mình..
( học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
+ Nếu tách rời tập thể thì cá nhân sẽ cô đơn, sẽ không thể và khó phát huy được mình ( học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1 điểm)
Trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và cộng đồng: Trân trọng, bảo vệ và luôn có ý thức hòa mình vào tập thể…(1 điểm)
 Câu 3. (10 điểm)
 Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
Hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
1) Yêu cầu chung:
 - Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học).
 - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm.
 - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…
2) Yêu cầu cụ thể:
Mở bài:	(1 điểm)
 - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm...	 - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước...	
Thân bài:(7 điểm)
 Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.
+ Ý thứ nhất: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ:	(3,5 điểm)
	 - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: 
 " Ổ rơm hồng những trứng
 Này con gà mái mơ …"	(0,5 điểm)
 - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng:
 " - Gà đẻ mà mày nhìn
 Rồi sau này lang mặt…"	(1 điểm)
 - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu:
 " Tay bà khum soi trứng
 dành từng quả chắt chiu "	(1 điểm)
 - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán
 gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ…	(1 điểm)
* Ý thứ hai: Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước:	(3,5 điểm)	
- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu …	(0,5 điểm)
- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: 
 " Cháu chiến đấu hôm nay
 	Vì lòng yêu Tổ quốc
 	 Bà ơi, cũng vì bà…"	(1 điểm)
- Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.	(1 điểm)
- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…(1 điểm)
* HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ …
Kết bài:(1 điểm)	
 + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.	
 + Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ...	
¡ Về hình thức : (1 điểm) 
Bố cục rõ ràng, đầy đủ, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, ít sai chính tả. 
Bài làm đúng thể loại. (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . 

File đính kèm:

  • docĐề Olympic Ngữ Văn 7(12-13).doc
Giáo án liên quan