Đề thi Olimpic học sinh giỏi lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Đông Kỳ (Đề 6)

Câu 1 : Từ « hoạt bát » trong câu : Thuỷ Tiên không những học giỏi mà bạn còn rất nhanh nhẹn hoạt bát. Thuộc từ loại gì ?

A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ.

Câu 2 : Bộ phận chủ ngữ của câu : « Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò còn đọng mãi trong tâm hồn chúng em. » Là

A. Cái hương vị ngọt ngào

B. Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò

C. Cái hương vị

D.Cái hương vị ngọt ngào nhất

Câu 3. Trong các câu sau câu nào không phải là câu đơn

A Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng.

B. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, màu xanh của bãi ngô, màu xanh của thảm cỏ.

C. Đến cuối thu, bàng cởi bỏ chiếc áo choàng, hiên ngang vươn cao những cánh tay gầy guộc, đón chào cái lạnh đầu đông.

Câu 4 : Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau.

Ông trồng cây cau

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olimpic học sinh giỏi lớp 5 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học Đông Kỳ (Đề 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI ÔLYMPIC LỚP 5 
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:
Câu 1 : Từ  « hoạt bát » trong câu : Thuỷ Tiên không những học giỏi mà bạn còn rất nhanh nhẹn hoạt bát. Thuộc từ loại gì ?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ.
Câu 2 : Bộ phận chủ ngữ của câu : « Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò còn đọng mãi trong tâm hồn chúng em. » Là 
A. Cái hương vị ngọt ngào
B. Cái hương vị ngọt ngào nhất của tuổi học trò
C. Cái hương vị
D.Cái hương vị ngọt ngào nhất
Câu 3. Trong các câu sau câu nào không phải là câu đơn
A Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng.
B. Làng quê tôi tràn ngập màu xanh của đồng lúa, màu xanh của bãi ngô, màu xanh của thảm cỏ.
C. Đến cuối thu, bàng cởi bỏ chiếc áo choàng, hiên ngang vươn cao những cánh tay gầy guộc, đón chào cái lạnh đầu đông.
Câu 4 : Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau.
Ông trồng cây cau
Lá xòe răng lược
Chải tóc mây xanh
Tháng năm không nghỉ
Ru con gió lành.
A. Nhân hóa B. So sánh C. Nhân hóa và so sánh
Câu 5: Có ít nhất bao nhiêu điểm để có các đỉnh của 4 hình tam giác ?
A: 3 điểm
B: 4 điểm
C: 5 điểm
Câu 6: Ngày 22/12/2014 kỉ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày thứ hai. Hỏi ngày 22/12/1944 là ngày thứ mấy ?
A: Thứ tư
B: Thứ năm
C: Thứ sáu
Câu 7: Có 12 bài toán. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 1 đề toán gồm 3 bài toán ?
A: 220 cách
B: 440 cách
C: 660 cách
Câu 8: Gi¸ trÞ cña ch÷ sè 9 trong sè 132,97 h¬n gi¸ trÞ cña ch÷ sè 9 trong sè 0,1293 lµ: 
A: 132,8407
B: 0,81
C: 0,891
Câu 9 : Trường hợp nào dưới đây là ứng dụng tính cách điện của cao su?
A.Làm lốp ô tô. B. Làm vỏ bọc dây điện. C.Làm đế dép, giày. D.Làm đệm.
Câu 10 : “ Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
 Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng.”
Những địa danh đựơc nhắc tới trong hai câu thơ trên gợi cho em nhớ đến sự kiện lịch sử nào? 
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
Câu 11 : Bãi biển dài nhất Việt Nam là:
A. Nha Trang B.Hạ Long C.Trà Cổ
Câu 12: Khi đun nước bằng siêu điện, do sơ ý để cạn nước, có khả năng siêu bị cháy, em sẽ làm gì?
A. Đổ nước vào siêu cho nguội
	B. Ngắt cầu dao điện rồi đổ nước vào siêu cho nguội
	C. Ngắt cầu dao điện rồi để siêu tự nguội 
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1: Một trường tiểu học có số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Nếu thêm 57 bạn nữ thì số học sinh nữ bằng 90% số học sinh nam. Hỏi lúc đầu trường tiểu học đó có bao nhiêu học sinh ?
Câu 2: Cho hình vuông ABCD có cạnh gấp 3 lần cạnh hình vuông EGHC (như hình vẽ)
a) So sánh diện tích tam giác IHC với diện tích tam giác AIC.
b) Tính diện tích hình vuông EGHC, biết diện tích tam giác IHC bằng 3 cm2.
Câu 3: Tập làm văn
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
(Việt Nam thân yêu- Nguyễn Đình Thi.)
Dựa vào ý đoạn thơ và tình cảm của em đối với con người, cảnh vật quê hương , hãy tả cảnh quê hương em vào một buổi hoàng hôn.
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
C
B
A
C
B
C
A
C
B
B
C
C
II. Phần tự luận
Câu 1: 	Bài giải
	Đổi: 90% = 
Vì lúc đầu số học sinh nam bằng số học sinh nữ, nên số học sinh nữ bằng số học sinh nam.
Nếu thêm 57 học sinh nữ thì số học sinh nữ bằng số học sinh nam.
Do vậy phân số tương ứng với 57 học sinh là:
	 - = (số học sinh nam)
	Số học sinh nam của trường tiểu học đó là:
	57 : = 380 (học sinh)
	Số học sinh nữ của trường tiểu học đó là:
	380 x = 285 (học sinh)
	Lúc đầu trường tiểu học đố có số học sinh là:
	380 + 285 = 665 (học sinh)
	Đáp số: 665 học sinh
Câu 2: 	Bài giải
	a) Ta có: SCIH = SAIC vì :
	+ Có chung đáy IC.
	+ Có chiều cao CH = AB
	b) Theo chứng minh của phần a ta có: SCIH = SAIC
nên SAIC = 3 : = 9 (cm2)
Do đó SACH = SAIC + SCIH = 9 + 3 = 12 (cm2)
Ta có: SACH = SADC vì: 
+ Đáy CH = DC
+ Có cùng chiều cao AD
Do đó: SADC = 12 : = 36 (cm2)
Mặt khác ta có SADC = SABC ( Hai tam giác vuông đếu có hai cạnh góc vuông bằng nhau và bằng cạnh của hình vuông ABCD)
Nên SABCD = 36 x 2 = 72 (cm2)
Vì hình vuông ABCD có cạnh gấp 3 lần cạnh hình vuông EGHC, nên diện tích hình vuông ABCD gấp 9 lần diện tích hình vuông EGHC.
Vậy diện tích hình vuông EGHC là :
72 : 9 = 8 (cm2)
 	Đáp số : a) SCIH = SAIC
	 b) 8 cm2
Câu 3 : Tập làn văn :
1. Hình thức: ( 1 điểm): Trình bày đúng cấu trúc một bài văn tả cảnh đầy đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài, không bị lạc đề. 
2. Nội dung: ( 6 điểm)
a) Mở bài: Giới thiệu được cảnh đẹp quê hương mình vào buổi chiều hoàng hôn.
b)Thân bài 
* Tả bao quát : quang cảnh chung của quê hương hiện lên trong buổi chiều hoàng hôn. 
* Tả chi tiết những hình ảnh tiêu biểu của quê hương:
- về không gian, bầu trời, mặt đất, ánh sáng vào buổi chiều hoàng hôn.
- cánh đồng lúa với những cánh cò bay lả dập dờn trong gió vào lúc hoàng hôn
- Triền đê quanh co xanh màu cỏ...
- Dòng sông quê hương...
- Con đường, những hàng cây...
- Cảnh vườn cây trái sum sê trĩu quả , những vườn hoa cây cảnh trù phú......
- Một số nét hoạt động tiêu biểu của con người quê hương mình: các bác nông dân đi làm đồng về; học sinh tan trường; tiếng còi xe đi lại trên đường; tiếng hát từ loa phóng thanh, nấu cơm thả khói..........
* Tả kết hợp bộc lộ cảm xúc.
c) Kết bài: Nêu cảm xúc của em trước cảnh đẹp quê hương.
Thang điểm cụ thể: 
* Điểm 7- 6 : Đáp ứng đủ các yêu cầu trên. Bài có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng sạch đẹp.
* Điểm 5-4 : Đáp ứng đủ các yêu cầu trên. Bài có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có hình ảnh, giàu cảm xúc. Bài văn có mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Điểm 3-2 : Đáp ứng cơ bản một số yêu cầu. Bài có bố cục đầy đủ, Bài văn viết chưa có cảm xúc , chưa nổi bật vẻ đẹp của quê hương . Diễn đạt đôi chỗ còn vụng , còn mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Điểm 0,5 : Lạc đề

File đính kèm:

  • docde_thi_olimpic_hoc_sinh_gioi_lop_5_nam_hoc_2013_2014_truong.doc