Đề thi Olimpic học sinh giỏi lớp 5 - Năm học 2013-2014
PHẦN I - TRẮC NGHIỆM: 7 điểm.
Hãy lựa chọn và ghi lại chữ cái trước đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau vào bài thi.
Câu 1: Dòng nào dưới đây có từ được dùng theo nghĩa chuyển?
A. giỏi toán học.
B. nhà nghèo túng.
C. trọng nhân cách.
Câu 2: Các quan hệ từ trong câu “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi.” là:
A. còn, thì, như B. còn, như C. thì, như
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận vị ngữ của câu “Hoa phượng đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè.”?
A. cháy rực suốt hè
B. bồng bềnh cháy rực suốt hè
C. đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè.
Câu 4: Câu nào dưới đây có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?
A. Cô giáo lớp em rất dịu dàng.
B. Tôi nhìn con cười trong niềm vui sướng khó tả.
C. Chị sẽ là chị của em mãi mãi.
Câu 5: Hiệu giá trị giữa chữ số 9 và chữ số 6 trong số 39,56 là:
A. 3 B. 8,94 C. 8,4
Câu 6: Lượng nước trong một loại nấm tươi là 85%, trong nấm khô là 60%. Hỏi phơi 80 kg nấm tươi thì thu được bao nhiêu ki – lô – gam nấm khô?
A. 30 kg B. 15 kg C. 25 kg
Câu 7: Hai hình tròn có tổng hai bán kính bằng 12cm, hình tròn lớn có diện tích gấp 9 lần diện tích hình tròn bé. Chu vi hình tròn bé là:
A. 9,42cm B. 3,768cm C. 18,84cm
ĐỀ THI OLIMPIC HỌC SINH GIỎI LỚP 5 NĂM HỌC 2013 – 2014 Thời gian làm bài: 70 phút (không kể thời gian giao đề) ( Đề gồm 2 trang ) PHẦN I - TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Hãy lựa chọn và ghi lại chữ cái trước đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau vào bài thi. Câu 1: Dòng nào dưới đây có từ được dùng theo nghĩa chuyển? A. giỏi toán học. B. nhà nghèo túng. C. trọng nhân cách. Câu 2: Các quan hệ từ trong câu “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi.” là: A. còn, thì, như B. còn, như C. thì, như Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận vị ngữ của câu “Hoa phượng đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè.”? cháy rực suốt hè bồng bềnh cháy rực suốt hè đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè. Câu 4: Câu nào dưới đây có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì? Cô giáo lớp em rất dịu dàng. B. Tôi nhìn con cười trong niềm vui sướng khó tả. C. Chị sẽ là chị của em mãi mãi. Câu 5: Hiệu giá trị giữa chữ số 9 và chữ số 6 trong số 39,56 là: A. 3 B. 8,94 C. 8,4 Câu 6: Lượng nước trong một loại nấm tươi là 85%, trong nấm khô là 60%. Hỏi phơi 80 kg nấm tươi thì thu được bao nhiêu ki – lô – gam nấm khô? A. 30 kg B. 15 kg C. 25 kg Câu 7: Hai hình tròn có tổng hai bán kính bằng 12cm, hình tròn lớn có diện tích gấp 9 lần diện tích hình tròn bé. Chu vi hình tròn bé là: A. 9,42cm B. 3,768cm C. 18,84cm Câu 8: Hiện nay trung bình cộng số tuổi của hai anh em là 14 tuổi. Tính tuổi hiện nay của người em biết 2 năm trước tuổi của em bằng tuổi của anh. A. 16 tuổi B. 9 tuổi C. 12 tuổi Câu 9: Bệnh truyền nhiễm do một loại virut có trong máu gia súc và động vật hoang dã như chim, chuột, khỉ ... gây ra là bệnh gì? A. viêm não B. sốt xuất huyết C. sốt rét C©u 10: Cho các sự kiện lịch sử: 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp. 2. Trung ương Đảng và Chính phủ họp, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. 3. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Các sự kiện lịch sử trên được sắp xếp theo đúng trình tự thời gian là: A. 1 - 2 - 3 B. 2 - 1 - 3 C. 3 - 1 - 2 C©u 11: Nước nào sau đây không tiếp giáp với biển? A. Lào B. Việt Nam C. Thái Lan Câu 12: Khi phát hiện ra đám cháy cần phải báo ngay cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy đến dập tắt thì chúng ta gọi tới số điện thoại nào sau đây? A. 113 B. 114 C. 115 Câu 13: Tiếng Anh Câu 14: Tiếng Anh PHẦN II - TỰ LUẬN: 13 điểm. Câu 1: (3 điểm) Một cửa hàng có tất cả 5tạ 40 kg gạo gồm 2 loại: gạo nếp và gạo tẻ. Sau khi bán đi số gạo nếp và số gạo tẻ thì số gạo nếp còn lại bằng số gạo tẻ còn lại. Tính số ki-lô-gam gạo mỗi loại trước khi bán của cửa hàng. Câu 2: (3 điểm) ( Học sinh không phải vẽ hình vào bài thi) Cho hình thang vuông ABCD (như hình vẽ). I DC = 10cm, AD bằng một nửa DC, DC = AB a, Tính diện tích hình thang vuông ABCD. b, Kéo dài các cạnh bên DA và CB để chúng gặp nhau tại I. Tính độ dài đoạn AI. A B D C Câu 3: (7điểm) Cho đoạn thơ sau: “Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời ... ( Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa ) Mỗi tiết dạy của thầy cô giúp cho em biết thêm bao nhiêu kiến thức, giúp em biết yêu cuộc sống xung quanh, yêu con người, yêu quê hương đất nước, .... chắp cánh ước mơ cho em bay vào tương lai. Dựa vào ý đoạn thơ trên, em hãy tả lại một thầy giáo (hoặc cô giáo) trong một giờ học mà em thấy yêu thích và nhớ nhất. ______________Hết______________ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ OLIMPIC HỌC SINH GIỎI LỚP 5 NĂM HỌC 2013 – 2014 (hướng dẫn chấm gồm 2 trang) PHẦN I - TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Mỗi câu có đáp án đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B A C B B A C C A B A B PHẦN II - TỰ LUẬN (13 điểm) Câu 1 (3 điểm): Đổi: 5tạ 40 kg = 540kg 0,25 Phân số ứng với số gạo nếp còn lại là: 1 - = ( số gạo nếp trước khi bán) 0,5 Phân số ứng với số gạo tẻ còn lại là: 1 - = ( số gạo tẻ trước khi bán) 0,5 Vì số gạo nếp còn lại bằng số gạo tẻ còn lại nên ta có: số gạo nếp trước khi bán = số gạo tẻ trước khi bán. Suy ra, số gạo nếp trước khi bán = số gạo tẻ trước khi bán. 0,5 Coi số gạo nếp trước khi bán là 5 phần bằng nhau thì số gạo tẻ trước khi bán là 7 phần như thế (hoặc vẽ sơ đồ). 0,25 Trước khi bán, cửa hàng đó có số ki-lô-gam gạo nếp là: 540 : ( 5 + 7 ) 5 = 225 (kg) 0,5 Trước khi bán, cửa hàng đó có số ki-lô-gam gạo tẻ là: 540 - 225 = 315 (kg) 0,5 Đáp số: 225 kg gạo nếp, 315 kg gạo tẻ. Câu 2 (3 điểm): a, (1,5 điểm) Đổi: một nửa = Chiều cao AD của hình thang ABCD dài là: 10 x = 5 (cm) 0,25 0,25 Đáy nhỏ của hình thang ABCD là: 10 : = 6 (cm) 0,5 Diện tích hình thang ABCD là: (10 + 6 ) x 5 : 2 = 40 (cm2) 0,5 b, (1,5 điểm) Nối A với C, B với D Xét hai tam giác ABC và BCD, có: + Đáy AB = DC hay AB = DC. + Chiều cao bằng nhau (vì cùng bằng chiều cao hình thang ABCD) Suy ra: Diện tích tam giác ABC = diện tích tam giác BCD. 0,5 Mặt khác, hai hình này chung đáy BC nên: Chiều cao hạ từ đỉnh A xuống đáy BC = chiều cao hạ từ đỉnh D xuống đáy BC. Do đó: Diện tích tam giác IAC = diện tích tam giác IDC vì chung đáy IC. 0,5 Mà hai tam giác IAC và IDC có chung chiều cao hạ từ C xuống DI nên đáy AI = DI. Suy ra, AI = AD. 0,25 Vậy, độ dài đoạn AI là: 5 x = 7,5 (cm) 0,25 Đáp số: a, 40 cm2 b, 7,5 cm Chú ý: Học sinh có cách làm khác chính xác, phù hợp với cách làm của tiểu học vẫn cho điểm tối đa. Câu 3 (7 điểm): - Đảm bảo bố cục của bài văn : mở bài, thân bài, kết bài. 1 -Tả được những nét nổi bật về ngoại hình của thầy (cô): dáng người, khuôn mặt, ánh mắt, giọng nói, lời giảng, cử chỉ trong tiết học đó. 1,5 -Tả hoạt động: Khi giảng bài, lời nói, điệu bộ, cử chỉ, ...... tính cách của thấy (cô) với học sinh. 2 - Lời giảng truyền cảm của thầy (cô) giúp em mở mang kiến thức. Qua đó giúp em yêu con người, yêu quê hương đất nước. 1,5 - Thể hiện tình cảm yêu quý, nhớ nhung, kính trọng, biết ơn thầy(cô). 1 * Ghi chú: - Những bài đạt điểm 7 phải đảm bảo các yêu câu sau: + Diễn đạt mạch lạc, rõ ý, câu văn đúng ngữ pháp, biết kết hợp hài hòa giữa tả ngoại hình và hoạt động. + Sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lí để tả, biết dùng các từ ngữ miêu tả sinh động, giàu hình ảnh. + Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp. - Bài văn lạc đề: không cho điểm. ______________________________________
File đính kèm:
- de_thi_olimpic_hoc_sinh_gioi_lop_5_nam_hoc_2013_2014.doc