Đề thi Olimpic học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Xuân Dương (Có hướng dẫn chấm)

Câu I.

1. Về kỹ năng:

- Có thể trình bày dưới dạng đoạn văn hoặc bài văn ngắn.

 -Văn viết mạch lạc, chặt chẽ. Không mắc những lỗi thông thường về ngữ pháp, chính tả dùng từ

2.Về kiến thức:

Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. (0,5 điểm)

 Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” (0,5 điểm)

 Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. (0,5 điểm)

 Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nước, thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo được ai cấm được ai cấm được ai cấm được Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (2 điểm)

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olimpic học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Xuân Dương (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG
ĐỀ THI OLIMPIC NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: ( 4 điểm )
 Trình bàycảm nhận của em về đoạn văn sau:
 “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
 ( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1)
Câu II ( 6 điểm)
CÁI KÉN BƯỚM
Một chàng trai nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé một cái lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố gắng hơn được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.
Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên đôi cánh nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình chú.
Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăng nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà người thanh niên không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là qui luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
(Dẫn theo Quà tặng của cuộc sống, NXB Trẻ, 2007)
Hãy viết bài văn ngắn trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 3 (10 điểm):
 Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo Đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài. Hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.
======= HẾT========
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM OLIMPIC CẤP HUYỆN
Năm học: 2013 – 2014
Môn: Ngữ văn 7
Câu I.
1. Về kỹ năng:
- Có thể trình bày dưới dạng đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
 -Văn viết mạch lạc, chặt chẽ. Không mắc những lỗi thông thường về ngữ pháp, chính tả dùng từ 
2.Về kiến thức:
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. (0,5 điểm)
 Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” (0,5 điểm)
 Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. (0,5 điểm)
 Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương nước, thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo đượcai cấm đượcai cấm đượcai cấm đượcChữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (2 điểm)
Câu II.
1. Về kỹ năng: Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý, kết hợp thuần thục các thao tác lập luận. Văn viết mạch lạc, chặt chẽ. Không mắc những lỗi thông thường về ngữ pháp, chính tả dùng từ.
2. Về kiến thức: 
2.1. Trình bày được cảm nhận về vấn đề câu chuyện nêu ra (4 điểm):
Từ câu chuyện Một chàng trai nọ tìm cách “giúp” chú bướm thoát khỏi cái kén bằng cách khoét to thêm cái lỗ trên cái kén. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi nhưng hậu quả thật ta hại; Chú không bao giờ bay được nữa. Câu chuyện gợi lên những suy ngẫm về triết lý cuộc sống: Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Học sinh cần phân tích, dẫn chứng thực tế để làm rõ ý nghĩa trên.
2.2. Liên hệ bản thân, xác định quan điểm sống (2,0 điểm): Chấp nhận đối mặt với khó khăn để không ngừng vươn lên để trưởng thành hơn: Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
Câu 3 (10 điểm):
a) Mở bài (1 điểm):
* Yêu cầu:
 Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài).
* Cho điểm:
 - Cho 1 điểm: Đạt như yêu cầu.
 - Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
b) Thân bài (8 điểm):
* Yêu cầu:
 Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
 + Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
 - Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng niu chăm sóc.
 - Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình đã giành cho mình.
 - Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ thương cha mẹ ông bà trong mọi hoàn cảnh.
 - Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.
 + Bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
 - Cuộc đời còn biết bao nhiêu bạn sống thiếu những tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thuỷ trong “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác.
c)Kết bài.( 1 điểm)
- Khẳng định tình cảm gia đình cần thiết với mỗi con người . Vì vậy hãy quý trọng và gìn giữ.

File đính kèm:

  • docde_thi_olimpic_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_7_nam.doc