Đề thi kiểm tra học kì II trường THCS Khai Thái - môn: Lịch sử lớp 9

II. Tự luận (8 điểm)

Câu 3: (3 điểm)

- Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 4: (3 điểm)

- Trình bày diễn biến trận Rạch Gầm- Xoài Mút (1785) ?

Câu 5: (2 điểm)

- Tại sao nông nghiệp Đàng Trong lại phát triển hơn Đàng Ngoài?

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm tra học kì II trường THCS Khai Thái - môn: Lịch sử lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT PHÚ XUYÊN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường THCS KHAI THÁI Năm học: 2011- 2012 
 Môn: Lịch sử
 Lớp: 9 
 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM (2 ®iÓm)
Câu 1: Hãy điền cụm từ thích hợp vào ô trống trong đoạn sử liệu sau: (mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của ĐCS VN do (1)soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa(2)..vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, một nước thuộc địa của thực dân Pháp mang tính dân tộc và tính giai cấp sâu sắc.
Câu 2: Hãy nối niên đại với sự kiện sao cho đúng: (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Niên đại
Kết nối
Sự kiện
A.Ngày 28-1-1941
B.Ngày 22-121944
C.Ngày 9- 3 - 1945
D.Ngày 2- 9- 1945
1. Nhật đảo chính Pháp.
2. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về nước.
3. Đội VN tuyên truyền Giải Phóng Quân thành lập.
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
II) Tự luận ( 8 điểm) 
Câu 3: ( 3 điểm)
- Nêu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám ( 1945)
Câu 4: ( 3 điểm)
 - Phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa?
Câu 5: ( 2 điểm)
- Những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ?
...............................................Hết...............................................
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG VĂN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
 Môn: Lịch sử 9
Câu
Đáp án
Điểm
Trắc nghiệm
1
(1) Nguyễn ái Quốc, (2) Mác- Lênin.
1 đ
2
A- 2 ; C - 1 ; B – 3 ; D- 5
1 đ
Tự luận
Câu 3
(3điểm)
* Ý nghĩa lịch sử:
- Cách mạng Tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ Nhật- Pháp... 
- Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hòa bình ở khu vực ĐNA nói riêng, trên toàn thế giới nói chung. 
* Nguyên nhân:
- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc...
- Có khối liên minh công nông vững chắc... 
- Điều kiện quốc tế thuận lợi. 
1 đ
1 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 4
(3điểm)
* Hoàn cảnh: Trong những năm 1957-1959, Mĩ- Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp,...thực hiện “đạo luật 10- 59” công khai chém giết người vô tội.
* Diễn biến: 
-Dưới ánh sáng của nghị quyết 15 của Đảng, phong trào lúc đầu diễn ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh-Bình Định, Trà Bồng-Quảng Ngãi,... sau lan rộng khắp miền Nam, đỉnh cao là phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre. 
- Ngày 17-6-1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó lan ra toàn tỉnh, khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.
* Kết quả: “Đồng Khởi” đã phá vỡ từng mảng chính quyền địch ở thôn, xã... 
* Ý nghĩa
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
- Đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam từ thế giữ gìn lưc lượng sang thế tiến công. Đưa đến sự ra đời của Mặt tận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).
0,5 đ
0,75 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
Câu 5
(2điểm)
* Giống nhau:
- Cả hai chiến lược chiến tranh này đều nằm trong chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ
- Đều có sự tham gia của lực lượng ngụy quân
* Khác nhau:
- Chiến tranh đặc biệt: được tiến hành bằng quân đội tay sai do “cố vấn” Mĩ chỉ huy cùng với vũ khí hiện đại của Mĩ
- Chiến tranh cục bộ: được tiến hành bằng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG VĂN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường PTDTBTTHCS Lũng Thầu Năm học: 2011- 2012 
 Môn: Lịch sử
 Lớp: 8 
 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
I.Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Nối niên đại ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Niên đại
Kết nối
Sự kiện
A. Ngày 5-6-1862
B.Ngày 15-3-1874
C.Ngày 25-8-1883
D.Ngày 6 -6 -1884
1.Triều đình ký với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt.
2. Triều đình ký với Pháp hiệp ước Nhâm tuất.
3. Triều đình ký với Pháp hiệp ước Giáp tuất.
4. Triều đình ký với Pháp hiệp ước Quý mùi.
5. Thực dân Pháp chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất.
Câu 2: ( 1điểm ) Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào dấu chấm trong đoạn văn sau:
(mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
 Hiệp ước (1) .đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ (2), kéo dài đến cách mạng tháng Tám năm 1945.
II) Tự luận ( 8 điểm) 
Câu 3: ( 3 điểm) 
- Em hãy trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? Nhận xét về điều ước đó? 
Câu 4: (3 điểm)
- Em hãy nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên thế (1884 – 1913)?
Câu 5 : ( 2 điểm) 
- Nêu những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước?
.....................................................Hết.................................................
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG VĂN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
 Môn: Lịch sử 8
Đáp án
Câu
Trắc nghiệm
Điểm
1
A – 2, B – 3, C – 4, D - 1
1 đ
2
 (1) Pa-tơ-nốt, (2) thuộc địa nửa phong kiến
1 đ
Tự Luận
Câu 3
(3 điểm)
*Nội dung: Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh Đông Nam kì và Đảo Côn Lôn 
0,5 đ
- Mở ba cửa biển cho Pháp vào buôn bán 
0,5 đ
- Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền Đạo Gia-tô 
0,5 đ
- Bồi thường chiến phí cho Pháp 
0,5 đ
- Pháp sẽ trả thành Vĩnh Long nếu triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến 
0,5 đ
* Nhận xét: Đây là văn bản pháp lí đầu tiên đánh dấu sự đầu hàng của nhà Nguyễn với thực dân Pháp 
0,5 đ
Câu 4
(3 điểm)
*Từ 1884- 1892: Là thời kì nghĩa quân hoạt động riêng rẽ chưa có sự chỉ huy thống nhất, người có uy tín là Đề Nắm (từ tháng 4- 1892 là Đề Thám) 
0,5đ
*Từ 1893 – 1908: Thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở 
1,5đ
- Nhận thấy tương quan lực lượng chênh lệch, Đề Thám hai lần giảng hòa với Pháp 
0,5đ
- Thời gian giảng hòa không kéo dài vì thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cuộc tấn công trở lại 
0,5đ
- Từ năm 1897 – 1908, Đề thám cho xây dựng căn cứ Phồn Xương và liên lạc với nhiều nhà yêu nước như: Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh 
0,5đ
*Từ 1909 – 1913: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế. Ngày 10- 2- 1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã 
1 đ
Câu 5
(2 điểm)
- Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rông (Sài Gòn), Người ra đi tìm đường cứu nước...
1 đ
- Năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri
- Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
0,5 đ
0,5 đ
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG VĂN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường PTDTBTTHCS Lũng Thầu Năm học: 2011- 2012 
 Môn: Lịch sử
 Lớp: 7 
 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
I.Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1: Nối niên đại ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho phù hợp. (Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm)
Niên đại
Nối
Sự kiện
1. Năm 1424
A. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động
2. Năm 1425
B. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
3. Năm 1426
C. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa
4. Năm 1427
D. Giải phóng Nghệ An
E. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động.
Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào dấu chấm. ( Điền đúng mỗi ý được 0,5 điểm)
 - Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là (1)........được cử lên thay nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là (2).......... được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng nam. 
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
- Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 4: (3 điểm)
- Trình bày diễn biến trận Rạch Gầm- Xoài Mút (1785) ?
Câu 5: (2 điểm)
- Tại sao nông nghiệp Đàng Trong lại phát triển hơn Đàng Ngoài?
........................................................Hết.................................................
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG VĂN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
 Môn: Lịch sử 7
Câu
Đáp án
Điểm
Trắc nghiệm (2 điểm)
1
1- D, 2- C, 3- E, 4- A
Mỗi ý được 0,25 điểm
2
1) Trịnh Kiểm, (2) Nguyễn Hòang
Mỗi ý được 0,5 điểm
Tự luận (8 điểm)
Câu 3
(3 điểm)
* Nguyên nhân thắng lợi. 
- Nhân dân có tinh thần yêu nước, cùng chung sức, chung lòng đánh giặc
- Sự tài tình của Lê Lợi và Nguyễn Trãi cùng với bộ tham mưu
* Ý nghĩa lịch sử. 
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh...
- Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước...
1 đ
1 đ
0,5 đ 
0,5 đ
Câu 4
(3 điểm)
*Diễn biến trận Rạch Gầm- Xoài Mút (1785):
- Nguyên nhân: Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm...... 
- Diễn biến: 
+ Tháng 1- 1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Tiền Giang), làm trận địa quyết chiến.
+ Sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ nhử địch vào trận địa mai phục rồi tiêu diệt
+ Bị tấn công bất ngờ, quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh chạy thoát sang Xiêm sống lưu vong.
- Ý nghĩa: Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm.... 
0,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5
(2 điểm)
* Tình hình nông nghiệp Đàng Trong 
- Chúa Nguyễn chú trọng công tác khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp.
- Đầu thế kỷ XVIII, tình trạng địa chủ chấp chiếm ruộng đất diễn ra, tuy nhiên không nghiêm trọng và phổ biến như ở Đàng ngoài. Nhờ đó, nền nông nghiệp phát triển mạnh.
* Nền nông nghiệp Đàng Trong có sự phát triển là vì: 
- Chúa Nguyễn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, có nhiều chính sách để khuyến khích nông nghiệp phát triển.
- Điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi
- Sự cần cù, chịu khó của người dân
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG VĂN ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II
Trường PTDTBTTHCS Lũng Thầu Năm học: 2011- 2012 
 Môn: Lịch sử
 Lớp: 6 
 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng (mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
1. Nhà Hán chiếm Âu Lạc Vào năm:
 A. Năm 111 TCN B. Năm 112 TCN 
 C. Năm 179 TCN D.Năm 207 TCN
 2. Nhà Hán chia nước ta thành:
 A. Hai quận. B. Ba quận. 
 C. Bốn quận . D. Năm quận.
3. Tô Định được cử làm thái thú Giao Chỉ năm:
 A. Năm 31. B. Năm 32. 
 C. Năm 33. D. Năm 34.
4. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa vào năm:
 A. Năm 38. B. Năm 39. 
 C. Năm 40. D. Năm 41.
Câu 2: (1 điểm) Hãy nối niên đại với sự kiện sao cho đúng: (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Niên đại
Kết nối
Sự kiện
A. Năm 179 TCN
B. Năm 40
C. Năm 42- 43
D. Năm 248
.................
.................
.................
................
1. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. 
2. Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt.
3. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán.
4. Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng
5. Nhà nước Âu Lạc ra đời.
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu 3: (3 điểm) 
- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (năm 42- 43)?
Câu 4: (2 điểm)
- Tại sao Lý Bí lại đặt tên nước là Vạn Xuân?
Câu 5: ( 3 điểm)	
- Nêu diễn biến, kết quả trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền?
........................................................Hết................................................
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG VĂN ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
 Môn: Lịch sử 6
Câu
Đáp án
Điểm
Trắc nghiệm
Câu1 (1điểm)
1.A, 2. D, 3. B, 4.C
- Mỗi ý đúng được 0,25 đ
Câu 2 (1điểm)
A – 2, B – 4, C – 3, D - 1
- Mỗi ý đúng được 0,25 đ
Tự luận
Câu 3 (3điểm)
- Mã Viện chiến được Hợp Phố, chia quân làm 2 đạo tiến vào Giao Chỉ. Chúng dự kiến hội quân ở Lãng Bạc. 
 0,5 đ
- Hai Bà Trưng kéo quân đến Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Giặc ráo riết truy đuổi, quân ta lui về Cổ Loa và Mê Linh rồi Cấm Khê... 
2 đ
- Tháng 3-43, Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến duy trì thêm một thời gian rồi tan rã. 
0,5 đ
Câu 4
(2 điểm)
- Tại vì: 
+Lý Bí mong muốn đất nước luôn được hòa bình, nhân dân làm chủ đất nước.
+ Thắng lợi này sẽ mở ra một thời kì độc lập lâu dài cho Vạn Xuân.
1 đ
1 đ
Câu 5
(3 điểm)
- Cuối năm 938, đoàn thuyền của Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Quân ta nhử địch và trận địa bãi cọc ngầm. 
1 đ
- Nước triều rút, qua ta rốc toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuền xô vào cọc nhọn...Hoằng Tháo bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.
1 đ
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn achsa thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc.
1 đ

File đính kèm:

  • dochdhhh_20150726_021836.doc
Giáo án liên quan