Đề thi học sinh giỏi thành phố môn: Hóa học lớp 11

Câu VII (4 điểm)

1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh họa trong các trường hợp sau:

(a) Hòa tan từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, sau đó thêm HCl vào dung dịch thu được đến dư.

(b) Thêm dung dịch K2CO3 vào dung dịch Fe(NO3)3

2. A là dung dịch Na2CO3 0,1M; B là dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và KHCO3 0,1M và C là dung dịch KHCO3 0,1M.

(a) Tính thế tích khí CO2 (đktc) thoát ra khi cho từ từ từng giọt đến hết 50 mL dung dịch HCl 0,1M vào 100 mL dung dịch A và khi cho hết 100 mL dung dịch B vào 200 mL dung dịch HCl 0,1M.

(b) Xác định số mol các chất có trong dung dịch thu được khi thêm 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 mL dung dịch C.

(c) Tính pH của các dung dịch A và C, biết axit cacbonic có pK1 = 6,35 và pK2 = 10,33.

(d) Đề nghị phương pháp nhận biết các anion có trong dung dịch B.

 

docx16 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6362 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi thành phố môn: Hóa học lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
MÔN: HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
M	(3 điểm)
Hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về độ phân cực phân tử, nhiệt độ sôi và độ mạnh tính bazơ giữa NH3 và NF3.
N2O4 phân li 20,0% thành NO2 ở 27oC và 1,00 atm. Hãy xác định (a) giá trị Kp; (b) độ phân li của N2O4 tại 27oC và 0,10 atm; (c) độ phân li của 69g N2O4 trong bình 20 L ở 27oC. 
Tính pH của dung dịch thu được khi thổi hết 224 mL khí CO2 vào 200 mL dung dịch NaOH 0,05M, biết axit cacbonic có , .
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Cấu tạo:
NH3 phân cực hơn NF3 do trong NH3 lưỡng cực liên kết và lưỡng cực electron tự do cùng chiều, còn trong NF3 lưỡng cực liên kết và lưỡng cực electron tự do ngược chiều.
Nhiệt độ sôi của NH3 cao hơn do NH3 tạo được liên kết H liên phân tử.
NH3 là một bazơ còn NF3 thì không, do trong NF3 các nguyên tử F hút electron làm giảm mật độ electron trên nguyên tử N.
Xét phản ứng phân li:
N2O4 D	2NO2 	
n	0
na	2na
n-na	2na
Phần mol:	, 
 Þ 
Vì số mol CO2 và NaOH bằng nhau nên hệ chỉ chứa NaHCO3. Có thể tính pH của hệ lưỡng tính này bằng công thức:
0,75
(0,253)
1,50
(0,503)
0,75
(0,25+0,5)
	(3 điểm)
Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho NH4Cl tác dụng với CuO và với ZnO. Cho biết ứng dụng thực tế của NH4Cl tương ứng với các phản ứng này. 
Hòa tan 10,00 g hỗn hợp gồm Cu2S và CuS bằng 200,0 mL dung dịch MnO4- 0,7500 M trong môi trường axit. Sau khi đun sôi để đuổi hết khí SO2 sinh ra, lượng MnO4- còn dư trong dung dịch phản ứng vừa hết với 175,0 mL dung dịch Fe2+ 1,000 M.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra (dạng phương trình ion thu gọn).
Tính phần trăm khối lượng CuS trong hỗn hợp ban đầu.
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Trong thực tế, NH4Cl được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi hàn:
4CuO + 2NH4Cl ® N2 + 3Cu + CuCl2 + 4H2O
ZnO + 2NH4Cl ® ZnCl2 + 2NH3 + H2O
(a)	Phương trình phản ứng:
5Cu2S + 8MnO4- + 44H+ ® 10Cu2+ + 5SO2 + 8Mn2+ + 22H2O	(1)
5CuS + 6MnO4- + 28H+ ® 5Cu2+ + 5SO2 + 6Mn2+ + 14H2O	(2)
5Fe2+ + MnO4- + 8H+ ® 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O	(3)
(b)	Xác định %
	(1) Þ	
	Þ	
	Đặt số mol Cu2S và CuS lần lượt là x và y, ta có:
	Þ	
1,50
(0,503)
0,75
(0,253)
0,75
(4 điểm)
Chỉ dùng chất chỉ thị phenolphtalein, hãy phân biệt các dung dịch NaHSO4, Na2CO3, AlCl3, Fe(NO3)3, NaCl, Ca(NO3)2. Các phản ứng minh họa viết dưới dạng ion thu gọn.
Hòa tan hết 2,2 g hỗn hợp kim loại A gồm sắt và nhôm trong 150 mL dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch B và 448 mL (đktc) khí C gồm N2O và N2 có tỉ khối so với không khí bằng 1,2414. Thêm 13,6 g NaOH nguyên chất vào dung dịch B thu được kết tủa D, lọc kết tủa D thu được dung dịch nước lọc E.
Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A ban đầu.
Nung kết tủa D đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần thêm vào dung dịch E để thu được 2,34 g kết tủa.
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm:
Cho phenolphtalein vào mỗi mẫu thử. Mẫu thử có màu hồng là dung dịch Na2CO3, các mẫu thử còn lại không màu.
CO32- + H2O D HCO3- + OH-
Dùng Na2CO3 làm thuốc thử để cho vào các mẫu thử còn lại. 
Mẫu thử có sủi bọt khí không màu là NaHSO4
CO32- + 2H+ ® H2O + CO2↑
Mẫu thử tạo kết tủa trắng keo và sủi bọt khí không màu là AlCl3
2Al3+ + 3CO32- + 3H2O ® 2Al(OH)3↓+ 3CO2↑
Mẫu thử tạo kết tủa đỏ nâu và sủi bọt khí không màu là Fe(NO3)3
2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O ® 2Fe(OH)3↓+ 3CO2↑
Mẫu thử tạo kết tủa trắng là Ca(NO3)2
Ca2+ + CO32- ® CaCO3↓
Mẫu thử không tạo hiện tượng là NaCl.
(a) 	Đặt số mol N2O và N2 lần lượt bằng a và b, ta có:
Đặt số mol Fe và Al lần lượt bằng x và y
Chất khử	Chất oxi hóa
Fe - 3e ® Fe3+	10H+ + 2NO3- + 8e ® N2O + 5H2O
	 3x x	0,10	 	 0,08	
Al - 3e ® Al3+	12H+ + 2NO3- + 10e ® N2 + 6H2O
	 3y y	0,12	 0,10
Vì nên axit dư, phản ứng không tạo Fe2+.
Ta có: 	
Vậy và 
(b)	Thêm NaOH vào dung dịch B [H+ (0,15.2-0,22 = 0,08 mol), Fe3+ (x = 0,02 mol), Al3+ (y = 0,04 mol) và NO3-]
	H+ + OH- ® H2O	(1)
	Fe3+ + 3OH- ® Fe(OH)3	(2)
	Al3+ + 3OH- ® Al(OH)3	(3)
	Al(OH)3 + OH- ® AlO2- + 2H2O	(4)
	Þ sau (1), (2), (3), (4) vẫn còn dư OH-, kết tủa D là Fe(OH)3 (0,02mol)
	2Fe(OH)3 ® Fe2O3 + 3H2O, Þ mrắn = 
(c)	Thêm HCl vào dung dịch E [Na+, OH- (0,04 mol), AlO2- (0,04 mol) và NO3-]
	OH- + H+ ® H2O	(5)
	AlO2- + H+ + H2O ® Al(OH)3	(6)
	Al(OH)3 + 3H+ ® Al3+ + 3H2O	(7)
	Trường hợp 1: Xảy ra (5), (6) và AlO2- dư
	, Þ 
	Trường hợp 2: Xảy ra (5), (6), (7)
	Þ 
1,50
(0,256)
1,00
0,50
1,00
(0,502)
(3 điểm)
Tính hiệu ứng nhiệt phản ứng hidro hóa etilen tạo etan, biết nhiệt cháy của C2H6 và C2H4 lần lượt bằng -368,4 kcal/mol và -337,2 kcal/mol [sản phẩm cháy là CO2 (k) và H2O (l)], nhiệt hình thành H2O (l) là -68,32 kcal/mol.
(a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên anken ít cacbon nhất đồng thời có đồng phân hình học và đồng phân quang học. (b) Viết các đồng phân hình học và quang học ứng với cấu tạo đó (sử dụng công thức Fisher) và xác định cấu hình mỗi đồng phân (Z/E và R/S). (b) Viết cấu tạo các sản phẩm chính hình thành khi cho anken trên tác dụng với dung dịch nước brom có lượng nhỏ muối natri clorua.
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
(1)	C2H6 (k) + 7/2O2 (k) ® 2CO2 (k) + 3H2O (l) 	
(2)	C2H4 (k) + 3O2 (k) ® 2CO2 (k) + 2H2O (l) 	
(3)	H2 (k) + 1/2O2 (k) ® H2O (l) 	
Lấy (2) - (1) + (3) ta được:
C2H4 (k) + H2 (k) ® C2H6 (k)	
(a) 	Cấu tạo:
(b)	Cấu hình:
(c)	Cấu tạo các sản phẩm:
1,00
0,25
1,00
(0,254)
0,75
(0,253)
	(3 điểm)
Hidrocacbon A có khối lượng phân tử bằng 80. Ozon phân A chỉ tạo andehit fomic và andehit oxalic. 
Xác định cấu tạo và gọi tên A. 
Dùng cơ chế giải thích các sản phẩm hình thành khi cộng Br2 vào A theo tỉ lệ mol 1:1, gọi tên các sản phẩm này. 
Hợp chất A có công thức phân tử C9H8. A làm mất màu Br2 trong CCl4; hidro hóa A trong điều kiện êm dịu tạo ra C9H10, còn trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao thì tạo ra C9H16; oxi hóa mãnh liệt A sinh ra axit phtalic [1,2-C6H4(COOH)2]. Lập luận xác định cấu tạo của A.
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
(a) Công thức tổng quát cho A là CxHy
Ta có , công thức phân tử C6H8 
Từ sản phẩm ozon phân ta thu được cấu tạo của A:
(b)	Cơ chế và sản phẩm:
A (C9H8) có độ bất bão hòa 
A làm mất màu Br2 và cộng êm dịu 1 phân tử H2 cho thấy A có 1 liên kết đôi.
A cộng tối đa 4 phân tử H2 và khi oxi hóa tạo axit phtalic cho thấy A có vòng benzen và ngoài ra còn một vòng 5 cạnh nữa.
Công thức của A:
0,50
0,50
(0,252)
1,50
(0,503)
0,50
(4 điểm)
Chia 3,584 L (đktc) hỗn hợp gồm một ankan (A), một anken (B) và một ankin (C) thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thấy thể tích hỗn hợp giảm 12,5% và thu được 1,47g kết tủa. Phần 2 cho qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 2,22g và có 13,6g brom đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn khí ra khỏi bình brom rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 2,955g kết tủa.
Xác định công thức cấu tạo A, B và C.
Từ A viết dãy chuyển hóa (ghi rõ điều kiện phản ứng) điều chế 1,1-dibrompropan và 2,2-dibrompropan.
Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho C tác dụng với dung dịch KMnO4 trong (i) môi trường trung tính ở nhiệt độ phòng và (ii) môi trường axit (H2SO4) có đun nóng.
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Trong một phần, ta có: . Dung dịch AgNO3/NH3 chỉ hấp thụ ankin, đặt công thức ankin là RC≡CH (giả sử không phải là C2H2).
RC≡CH + AgNO3 + NH3 ® RC≡CAg + NH4NO3	(1)
 	 Þ (R + 132)0,01 = 1,47
Þ 	R = 15 (CH3-), công thức của ankin là CH3C≡CH
Dung dịch brom hấp thụ anken (CnH2n) và ankin
	CnH2n + Br2 ® CnH2nBr2	(2)
	C3H4 + 2Br2 ® C3H4Br4	(3)
	, 
Từ	 Þ n = 2, công thức của anken là CH2=CH2.
Khí ra khỏi bình brom là ankan (CmH2m+2), 
	CmH2m+2 + ® nCO2 + (n+1)H2O	(4)
	CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3 + H2O	(5)
Từ (4): , công thức ankan là CH3CH2CH3.
Điều chế:
Phản ứng của C:
5CH3C≡CH + 8KMnO4 + 12H2SO4 ® 5CH3COOH + 5CO2 
 + 8MnSO4 + 4K2SO4 + 12H2O
0,75
0,75
0,50
1,00
(0,502)
1,00
(0,502)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
MÔN: HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
	(4 điểm)
Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh họa trong các trường hợp sau:
Hòa tan từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, sau đó thêm HCl vào dung dịch thu được đến dư.
Thêm dung dịch K2CO3 vào dung dịch Fe(NO3)3
A là dung dịch Na2CO3 0,1M; B là dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và KHCO3 0,1M và C là dung dịch KHCO3 0,1M.
Tính thế tích khí CO2 (đktc) thoát ra khi cho từ từ từng giọt đến hết 50 mL dung dịch HCl 0,1M vào 100 mL dung dịch A và khi cho hết 100 mL dung dịch B vào 200 mL dung dịch HCl 0,1M.
Xác định số mol các chất có trong dung dịch thu được khi thêm 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 mL dung dịch C.
Tính pH của các dung dịch A và C, biết axit cacbonic có pK1 = 6,35 và pK2 = 10,33.
Đề nghị phương pháp nhận biết các anion có trong dung dịch B.
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
(a) 	Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó tan lại:
	Al3+ + 3OH- ® Al(OH)3
	Al(OH)3 + OH- ® Al(OH)4-
	Thêm HCl vào dung dịch thu được lại thấy xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó tan lại:
	Al(OH)4- + H+ ® Al(OH)3 + H2O
	Al(OH)3 + 3H+ ® Al3+ + 3H2O
0,50
(b)	Thêm dung dịch K2CO3 vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu và sủi bọt khí không màu: 2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O ® 2Fe(OH)3 + 3CO2
0,25
(a) Cho từ từ từng giọt đến hết 50 mL dung dịch HCl 0,1M vào 100 mL dung dịch Na2CO3 0,1M
	CO32- + 	H+ ® HCO3-
	0,01	0,005
	0,005	0,005
	0,005	0
	Do CO32- dư nên không có giai đoạn tạo CO2, 
0,50
Cho hết 100 mL dung dịch Na2CO3 0,1M và KHCO3 0,1M vào 200 mL dung dịch HCl 0,1M:
	CO32- + 2H+ ® H2O + CO2	(1)
	HCO3- + H+ ® H2O + CO2	(2) 
	Vì nên H+ phản ứng hết.
	Giả sử (1) xảy ra trước thì ta có 
	Giả sử (2) xảy ra trước thì từ (1) và (2) ta có 
	Thực tế (1) và (2) đồng thời xảy ra nên: 
1,00
	(b)	Thêm 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 mL dung dịch KHCO3 0,1M
	HCO3- +	OH- ®	CO32- + H2O
	0,015	0,02
	0,015	0,015
	0	0,005	0,015
	Ba2+ +	CO32- ® 	BaCO3
	0,01	0,015
	0,01	0,01
	0	0,005
	Dung dịch còn 0,005 mol KOH và 0,005 mol K2CO3
0,50
(c)	Dung dịch A có các cân bằng:
	CO32- + H2O ⇌ HCO3- + OH-	Kb1 = 10-3,67
	HCO3- + H2O ⇌ H2O + CO2 + OH-	Kb2 = 10-7,65
	H2O ⇌ H+ + OH-	KN = 10-14
	Vì Kb1 >> Kb2 >> KN nên cân bằng (1) là chủ yếu:
	pH = 14 - (pKb1 + pC) = 14 - (3,67 + 1) = 11,67 
	Dung dịch C là dung dịch lưỡng tính nên:
	pH = (pK1 + pK2) =(6,35 + 10,33) = 8,34
0,75
(d)	Trích mẫu thử, thêm BaCl2 dư vào mẫu thử thấy xuất hiện kết tủa trắng (tan trong axit), như vậy mẫu thử có CO32-. 
	Ba2+ + CO32- ® BaCO3
Lọc tách kết tủa, thêm HCl vào dung dịch nước lọc thấy sủi bọt khí không màu (làm đục nước vôi trong), vậy dung dịch có HCO3-
	HCO3- + H+ ® H2O + CO2. 
0,50
	(4 điểm)
(a) Amoniac có tính oxi hóa hay tính khử? Viết phương trình phản ứng minh họa. (b) Trong dung môi amoniac lỏng, các hợp chất KNH2, NH4Cl, Al(NH2)3 có tính axit, bazơ hay lưỡng tính ? Viết các phương trình phản ứng minh họa.
Hòa tan 4,8 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư, hay hòa tan 2,4 gam muối sunfua kim loại này cũng trong dung dịch HNO3 đặc nóng, thì đều cùng sinh ra khí NO2 duy nhất có thể tích bằng nhau trong cùng điều kiện. 
Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phương trình ion.
Xác định kim loại M, công thức phân tử muối sunfua.
Hấp thụ khí sinh ra ở cả hai phản ứng trên vào 300 mL dung dịch NaOH 1M, rồi thêm vào đó một ít phenolphtalein. Hỏi dung dịch thu được có màu gì? Tại sao? 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
(a) NH3 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử :
Tính oxi hóa: K + NH3 (l) ® KNH2 + 1/2H2
Tính khử:	2NH3 + 3CuO ® 3Cu + N2 + 3H2O 
0,75
(b) KNH2 là một bazơ, NH4Cl là axit và Al(NH2)3 có tính lưỡng tính.
Phản ứng trung hòa: KNH2 + NH4Cl ® KCl + 2NH3
Phản ứng của chất lưỡng tính với axit: Al(NH2)3 + 3NH4Cl ® AlCl3 + 6NH3 
Phản ứng của chất lưỡng tính với bazơ: Al(NH2)3 + KNH2 ® K[Al(NH2)4]
075
(a) Phương trình phản ứng:
	M + 2mH+ + mNO3- ® Mm+ + mNO2 + mH2O	(1)
	M2Sn + 4(m+n)H+ + (2m+6n)NO3- ® 2Mm+ + nSO42- + (2m+6n)NO2 
	+ 2(m+n)H2O	(2)
1,00
(b) Vì số mol NO2 ở hai trường hợp là bằng nhau nên ta có: 
	Þ , nghiệm thích hợp là n = 1, m = 2 và M = 64.
	Vậy M là Cu và công thức muối là Cu2S.
0,75
(c)	
	Cu + 4HNO3 ® Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
	Þ 
	Þ đã xảy ra vừa đủ phản ứng:
	2NO2 + 2NaOH ® NaNO3 + NaNO2 + H2O
	Dung dịch thu được có màu hồng do NO2- tạo môi trường bazơ:
	NO2- + H2O ⇌ HNO2 + OH-
0,75
(4 điểm)
(a) Tính tỉ lệ các sản phẩm monoclo hóa (tại nhiệt độ phòng) và monobrom hóa (tại 127oC) isobutan. Biết tỉ lệ khả năng phản ứng tương đối của nguyên tử H trên cacbon bậc nhất, bậc hai và bậc ba trong phản ứng clo hóa là 1,0 : 3,8 : 5,0 và trong phản ứng brom hóa là 1 : 82 : 1600. 
(b) Dựa vào kết quả tính được ở câu (a), cho nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng các sản phẩm của phản ứng halogen hóa ankan.
Dùng cơ chế phản ứng giải thích tại sao khi xử lý 2,7-đimetylocta-2,6-dien với axit photphoric thì thu được 1,1-đimetyl-2-isopropenylxiclopentan.
Hiđro hóa một hiđrocacbon A (C8H12) hoạt động quang học thu được hiđrocacbon B (C8H18) không hoạt động quang học. A không tác dụng với Ag(NH3)2+ và khi tác dụng với H2 trong sự có mặt của Pd/PbCO3 tạo hợp chất không hoạt động quang học C (C8H14).
Lập luận xác định cấu tạo (có lưu ý cấu hình) và gọi tên A, B, C.
Oxi hóa mãnh liệt A bằng dung dịch KMnO4 trong H2SO4.Viết phương trình hoá học. 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
(a) 	Tỉ lệ sản phẩm:
0,50
0,50
(b)	Hàm lượng sản phẩm halogen hóa phụ thuộc ba yếu tố:
Khả năng tham gia phản ứng thế của ankan: Phản ứng halogen hóa ưu tiên thế hidro trên nguyên tử cacbon bậc cao hơn.
Khả năng phản ứng của halogen: Brom tham gia phản ứng yếu hơn so với clo, nhưng có khả năng chọn lọc vị trí thế cao hơn so với clo.
Số nguyên tử hidro trên cacbon cùng bậc: Khi số hidro trên các nguyên tử cacbon càng nhiều thì hàm lượng sản phẩm càng lớn. 	
0,75
Cơ chế:
0,75
(a) A có độ bất bão hòa , 	B có và C có .
Vì A cộng 3 phân tử hidro để tạo ra B nên A có các liên kết bội hoặc vòng ba cạnh. 
A cộng 1 phân tử H2 tạo ra C và A không tác dụng với Ag(NH3)2+ nên A có một liên kết ba dạng -CºC-R.
A cũng phải chứa một liên kết đôi dạng cis- (Z) ở vị trí đối xứng với liên kết ba, vì khi A cộng 1 phân tử H2 (xúc tác Pd làm cho phản ứng chạy theo kiểu cis-) tạo C không hoạt động quang học.
0,50
Cấu tạo của A, B, C là:
0,75
(b) 	Phương trình phản ứng:
	5CH3CH=CHCH(CH3)CºC-CH3 + 14KMnO4 + 21H2SO4 ®
	® 10CH3COOH + 5CH3CH(COOH)2 + 14MnSO4 + 7K2SO4 + 16H2O
0,25
(4 điểm)
Limonen (C10H16) là tecpen có trong vỏ quả cam, chanh và bưởi. Oxi hóa limonen bằng kalipemanganat tạo chất A. 
Dùng dữ kiện trên và qui tắc isopren xác định cấu trúc của limonen. 
Viết công thức các sản phẩm chính hình thành khi hidrat hóa limonen. 
Để điều chế nitrobenzen trong phòng thí nghiệm và tính hiệu suất phản ứng, người ta tiến hành các bước sau: 
Cho 19,5 ml axit nitric vào một bình cầu đáy tròn cỡ 200 mL làm lạnh bình và lắc, sau đó thêm từ từ 15 mL H2SO4 đậm đặc, đồng thời lắc và làm lạnh đến nhiệt độ phòng. Lắp ống sinh hàn hồi lưu (nước hay không khí), cho tiếp 13,5 mL benzen qua ống sinh hàn với tốc độ chậm và giữ nhiệt độ không quá 500C, đồng thời lắc liên tục (a). 
Sau khi cho hết benzen, tiếp tục đun nóng bình phản ứng trên bếp cách thuỷ trong 30-45 phút và tiếp tục lắc. Sau đó làm lạnh hỗn hợp phản ứng và đổ qua phễu chiết. Tách lấy lớp nitrobenzen ở trên. Rửa nitrobenzen bằng nước rồi bằng dung dịch Na2CO3 (b). Tách lấy nitrobenzen cho vào bình làm khô có chứa chất làm khô A ở thể rắn (c). Chưng cất lấy nitrobenzen bằng bình Vuy-êc trên bếp cách thuỷ để thu lấy nitrobenzen sạch. Cân lượng nitrobenzen thấy được 15 gam (d). 
Viết phương trình hoá học chính và các phương trình thể hiện cơ chế của phản ứng. Cho biết vì sao cần phải lắc bình liên tục và giữ nhiệt độ phản ứng ở 500C? Nếu không dùng H2SO4 đậm đặc, phản ứng có xảy ra không? 
Vì sao cần phải rửa nitrobenzen bằng nước, sau đó bằng dung dịch Na2CO3?
A có thể là chất nào?
Tính hiệu suất phản ứng nếu khối lượng riêng của benzen 0,8g/mL. 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
(a) Cấu tạo:
0,75
	(b) Các sản phẩm chính khi hidrat hóa:
0,75
(a) 	Phản ứng:
	C6H6 + HONO2 C6H5NO2 + H2O	(1)
	Cơ chế phản ứng:
0,75
Hỗn hợp phản ứng ở hệ dị thể nên cần phải lắc đều hay khuấy mạnh liên tục để tạo thành nhũ tương, bảo đảm sự tiếp xúc tốt giữa các tác nhân.
Phải giữ ở 500C vì nếu ở nhiệt độ cao hơn sẽ tăng lượng sản phẩm đinitrobenzen. 
Nếu không dùng H2SO4, phản ứng vẫn xảy ra do vẫn có sự hình thành NO2+ theo phương trình sau: 
	HO-NO2 + HNO3 ⇄ H2O+-NO2 + NO3- 
	H2O+-NO2 + HNO3 ⇄ H3O+ + NO3- + NO2+ (1)
Tuy nhiên khi không có H2SO4 phản ứng xảy ra chậm vì hiệu suất tạo NO2+ sinh ra trong (1) rất thấp. Khi có mặt H2SO4 đậm đặc, cân bằng chuyển dời về phía thuận nên phản ứng xảy ra nhanh hơn. 
0,75
(c) Cần phải rửa bằng nước để loại axit, sau đó rửa bằng dung dịch Na2CO3 để loại hết axit dư và dễ kiểm tra kết quả do phản ứng giữa axit và Na2CO3 sinh khí. 
0,25
(b)	A là chất hút nước ở dạng rắn, nên A có thể là CaCl2, ... khan 
0,25
(d) 	Hiệu suất phản ứng: 
	 Þ 
0,50
A là hidrocacbon không làm mất màu dung dịch brom. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol A và hấp thu sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 thu được kết tủa và khối lượng bình tăng lên 11,32 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được kết tủa lại tăng lên, tổng khối lượng kết tuả hai lần là 24,85 gam. A không với dung dịch KMnO4/H2SO4 nóng, còn khi monoclo hóa trong điều kiện chiếu sáng thì chỉ tạo một sản phẩm duy nhất.
Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A.
Người ta có thể điều chế A từ phản ứng giữa benzen và anken tương ứng trong axit sunfuric. Dùng cơ chế phản ứng để giải thích phản ứng này.
Mononitro hóa A bằng cách cho phản ứng với axit nitric (có mặt axit sunfuric đặc) thì sản phẩm chính thu được là gì? Tại sao?
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Dung dịch Ca(OH)2 hấp thụ hết sản phẩm cháy của A chứa CO2 và H2O
	CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + H2O	 (1)
	2CO2 + Ca(OH)2 ® Ca(HCO3)2 	(2)
	Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 ® CaCO3 + BaCO3 + 2H2O	(3)
0,50
Đặt số mol CO2 tham gia các phản ứng (1) và (2) lần lượt là x và y, ta có:
	, 
	Từ 
0,50
Đặt công thức tổng quát của A là CxHy:
	CxHy + (x+y/4)O2 ® xCO2 + y/2H2O
	Ta có
	Công thức phân tử của A là C10H14 
0,50
Vì A không làm mất màu dung dịch brom (cấu trúc thơm), không tác dụng với dung dịch KMnO4/H2SO4 (chỉ có một nhóm thế) và monoclo hóa (ánh sáng) chỉ tạo một sản phẩm duy nhất (nhóm thế có cấu trúc đối xứng cao) nên cấu tạo của A là:
1,00
Cơ chế:
	(CH3)2C=CH2 + H2SO4 ® (CH3)2C+-CH3 + HSO4-
1,00
Nhóm ankyl nói chung định hướng thế vào các vị trí ortho- và para-. Tuy nhiên, do nhóm t-butyl có kích thước lớn gây án ngữ không gian nên sản phẩm chính là sản phẩm para-: 
0,50
Mời bạn xem tiếp tại: 
Tài khoản đăng nhập 
Tài khoản: cafeaction86@gmail.com
MK: camonnhe
CHO LÀ NHẬN

File đính kèm:

  • docxCac_de_hoc_sinh_gioi_Hoa_lop_11_Thanh_Pho_Da_Nang_20150726_100211.docx
Giáo án liên quan