Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014- 2015 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài :150 phút

Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận chưa chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt.

 - Điểm 1,51:

 Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được 1/2 yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt.

 - Điểm 0: Để giấy trắng.

Câu 3

 

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 7943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2014- 2015 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài :150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH MAI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 Năm học 2014- 2015
 Môn thi: Ngữ văn
 Thời gian làm bài :150 phút
 (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1:(4 điểm)
“Vân xem trang trọng khác vời ,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang .
Hoa cười ngọc thốt đoan trang ,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.
 (Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du )
 Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Vân qua bốn câu thơ trên. Từ vẻ đẹp của Thúy Vân, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của người phụ nữ ngày nay so với người phụ nữ xưa ?
Câu 2: ( 6 điểm)
 HAI BIỂN HỒ
 Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này . Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này…
 Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan
Nước sông Jorda chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jorda rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
 (Trích “Bài học làm người ”- Nhà xuất bản giáo dục)
 Qua câu chuyện “Hai biển hồ” trên, đã cho em bài học ý nghĩa nào trong cuộc sống.
Câu 3: (10 điểm)
Nét đẹp ân tình, thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).
 ………………………………Hết…………………………………
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 NGƯỜI RA ĐỀ
Lê Thị Hương Giang
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 NĂM HỌC: 2014-2015
 Môn thi: Ngữ văn
 Câu 1
 Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
 1.Về nội dung : 
 * Cảm nhận được vẻ đẹp của Thúy Vân : Đó là vẻ đẹp đoan trang phúc hậu ,quí phái khác thường: Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Thúy vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. 
 * Suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ xưa và nay:
 - Người phụ nữ xưa: Coi trọng “ Công- dung- ngôn- hạnh ”.
 - Người phụ nữ ngày nay :
 + Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ xưa.
 + Trong các cuộc kháng chiến thể hiện vẻ đẹp: Anh hùng- bất khuất- trung hậu đảm đang.
 +Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội : Họ năng động, sáng tạo, quyết đoán có vị thế trong xã hội .v.v.. 
 2. Về hình thức:
 Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có khả năng cảm thụ tốt, phân tích thỏa đáng làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Văn viết mạch lạc có cảm xúc.
 * Biểu điểm: 
 - Điểm: 3,5à4: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt tốt.
 - Điểm : 2,5à 3 : Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, sâu sắc, tinh tế, diễn đạt khá.
 - Điểm: 1,5à2: Cảm nhận được nhưng chưa sâu, mắc ít lỗi diễn đạt.
 - Điểm: 0,5à1: Cảm nhận còn hời hợt, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
 - Điểm 0 : Làm lạc đề, bỏ giấy trắng.
Câu 2 
 Bài làm đáp ứng được những yêu cấu sau:
 1.Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải triển khai các ý cơ bản sau:
 -Từ một câu chuyện (rút ra bài học từ cuộc sống) học sinh trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng đạo lý- mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. Trong cuộc sống phải luôn biết chia sẻ với người khác. Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói "người ta kính trọng bạn không phải những gì bạn nhận được. Sự kính trọng là phần thưởng dành cho những gì mà bạn cho đi". Với đề bài này HS trước hết cần giải thích – phân tích để làm rõ bài học giáo dục được gửi gắm trong câu này.
 * Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện:
 Nghĩa đen theo nghĩa khoa học:
 + Biển Chết là do vị trí hồ không thuận lợi xung quanh không có kênh rạch hay lối thoát nên nước từ thượng nguồn đổ về đây bị ứ đọng dần dần tích tụ lượng muối lớn, làm cho nồng độ muối trong nước quá cao.
 + Nước quá mặn nên không sinh vật nào sống được nên dẫn đến hoang vu thiếu sự sống.
 + Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
 * Bài học rút ra từ câu chuyện. 
 Câu chuyện đã đem đến bài học thật ý nghĩa trong cuộc sống:
- Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ, những giao tiếp, những sinh hoạt luôn “ trao” và “ nhận”. Xã hội sẽ không tồn tại nếu thiếu quá trình này.
- Hãy biết chia sẻ để nó lan tỏa và biến thành niềm vui…
- Biển chết: như một biểu tượng cho một những người ích kỷ, thiếu đi lòng vị tha nhân hậu chỉ biết sống cho riêng mình.
- Biển Galile: sống vì người khác, mở rộng bàn tay cho và nhận (dẫn chứng từ thực tế cuộc sống ).
 à Khẳng định cách nhìn, thái độ sống, chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ xung quanh (dẫn chứng - phân tích - so sánh, đối chiếu… ).
 à Cuộc sống cần có sự đồng cảm ( hãy dang rộng đôi tay với những nạn nhân bị chất độc màu da cam; đồng bao miền Trung đang bị thiên tai bão lụt……)
* Bài học cho bản thân.
 + Cách ứng xử và thái độ đối với những người xung quanh.
 + Cách ứng xử, cho và nhận đối với cuộc đời.
2.Về kỹ năng:
 - Có kỹ năng xác định được vấn đề cần nghị luận.
 - Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận trong đó có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận…
 - Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
* Biểu điểm:
- Điểm 5,5à6:
 Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
- Điểm 5à4:
 Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công thao tác lập luận, diễn đạt tương đối tốt.
- Điểm 3,5à2:
 Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được cơ bản các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, lập luận chưa chặt chẽ, có thể còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 1,5à1:
 Chưa nắm vững yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được 1/2 yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
 - Điểm 0: Để giấy trắng.
Câu 3 
1. Yêu cầu về kĩ năng:
 - Xây dựng bài văn bố cục ba phần rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học.
- Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc, dùng từ đặt câu chính xác, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc.
 - Vận dụng các thao tác lập luận phân tích, bình giảng, so sánh đánh giá, tổng hợp vấn đề. Hệ thống luận điểm phải rõ ràng, chặt chẽ ,lô gic.
 2. Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
 * Giới thiệu vấn đề bàn luận : Truyền thống ân tình, chung thủy của con người Việt Nam và hai tác phẩm Bếp lửa và Ánh trăng
 - Trong bài thơ Bếp lửa, truyền thống ân tình, thủy chung được thể hiện trong tấm lòng của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành + Khi đã trưởng thành, người cháu vẫn nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cha mẹ, sống bên bà, trong tình thương yêu chăm sóc của bà
Giờ cháu đã đi xa.........
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở...
+ Cháu (nhân vật trữ tình) xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian nan, cơ cực: Cháu thương bà biết mấy nắng mưa...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa...
+ Cháu khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, tỏa sáng và sưởi ấm cuộc đời cháu...
Nhóm dậy cả những ân tình...
Ôi kì lạ và thiêng liêng....
- Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình, thủy chung được thể hiện qua tâm tình người chiến sĩ :
+ Anh (nhân vật trữ tình) gắn bó với trăng, với thiên nhiên nghĩa tình khi là người chiến sĩ...
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
+ Anh đau xót nghĩ tới những tháng ngày đầu tiên trở về thành phố, quen dần với cuộc sống hào nhoáng, anh đã lãng quên và quay lưng với quá khứ, với những năm tháng gian lao, sâu nặng với ân nghĩa vừa trải qua...
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
+ Anh giật mình, thức tỉnh lương tâm khi mặt người và mặt trăng đối diện nhau, quá khứ ùa về trong tâm thức...
Có cái gì dưng dưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
+ Anh suy ngẫm và nhắn nhủ mọi người: Nhân dân, đất nước luôn độ lượng vị tha, tròn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống ân tình thủy chung với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước:
Trăng cứ tròn vành vạnh...
....đủ cho ta giật mình
* Vài nét về nghệ thuật thể hiện:
Bếp lửa: 
- Thể thơ 8 chữ, âm hưởng giọng điệu tha thiết, tràn trề cảm xúc...
- Hình ảnh thơ (bà, bếp lửa...) bình dị mà gợi cảm, có sức lay động tâm hồn người Việt.
Ánh trăng:
- Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng mà chất chứa suy tư day dứt.
- Hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang tính biểu tượng gợi những suy tưởng sâu xa... 
* Đánh giá.
Ân tình, chung thủy luôn là truyền thống đẹp của dân tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước như người chiến sĩ trong bài Ánh trăng, người cháu trong bài Bếp lửa.
3.Biểu điểm cụ thể:
- Điểm 9à10: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên; văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng; bài viết thể hiện được sự sáng tạo, cảm thụ riêng biệt. 
- Điểm 7,0à8,0: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên; văn viết chưa thật sâu sắc nhưng phải đủ ý; diễn đạt trong sáng. 
- Điểm 6,0: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề, chọn và phân tích được một số dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Diễn đạt rõ ý. 
- Điểm 5,0: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề, phân tích dẫn chứng chưa sâu sắc; còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4,0: Chưa hiểu rõ đề, nội dung sơ sài, ít dẫn chứng, còn nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu đề, nội dung sơ sài hoặc không nêu được ý; diễn đạt yếu; mắc nhiều lỗi ngữ pháp, dùng từ.
- Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
 * Lưu ý: Điểm tổng của toàn bài là tổng điểm của từng câu không làm tròn.

File đính kèm:

  • docDe Thi HSG Van 9.doc