Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014 – 2015 môn thi: Địa lý

Câu 1

4 điểm a) Khái quát về Biển Đông

 Là một biển rộng, có diện tích 3. 447 000 km2

 Là biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.

 Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp.

 Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2014 – 2015 môn thi: Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2014 – 2015 
Môn thi: ĐỊA LÝ
Ngày thi: 6 tháng 12 năm 2014
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 2 trang)
Câu 1: (4 điểm)
1)Hãy trình bày khái quát về Biển Đông?
2 )Tại sao việc tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải quyết câc vấn đề Biển và thềm lục địa có ý nghĩa rất quan trọng ?
Câu 2: (2 điểm ) 
Dựa vào bảng số liệu số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị nước ta thời kỳ 1985 - 2003: 
 Năm
 Tiêu chí
1985
1990
1995
2000
2003
Số dân thành thị (nghìn người)
11360,0
12880,3
14938,1
18771,9
20869,5
Tỷ lệ dân thành thị (%)
18,97
19,51
20,75
24,18
25,80
 a) Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta và những vấn đề cần quan tâm như thế nào?
Câu 3. (5 điểm)
 Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Xác định các tuyến đường sắt chính và cho biết quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh tế nào của nước ta?
b.Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta.Trình bày tình hình phát triển du lịch nước ta. Phân tích những yếu tố, tiềm năng để phát triển du lịch?
Câu 4 (5 điểm )
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
 - Hãy phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng Đồng bằng Sông Hồng?
 - Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
C©u 6 (4 ®iÓm)
 Dùa vµo b¶ng sè liÖu d­íi ®©y:
Sù biÕn ®éng diÖn tÝch rõng n­íc ta qua mét sè n¨m
N¨m
Tæng diÖn 
tÝch rõng 
(triÖu ha)
DiÖn tÝch rõng tù nhiªn 
(triÖu ha)
DiÖn tÝch
 rõng trång 
(triÖu ha)
§é che phñ (%)
1943
14,3
14,3
0
43,0
1983
7,2
6,8
0,4
22,0
2005
12,7
10,2
2,5
38,0
a, H·y vÏ biÓu ®å thÝch hîp nhÊt thÓ hiÖn sù biÕn ®éng diÖn tÝch vµ ®é che phñ rõng ë n­íc ta qua c¸c n¨m trªn.
b, NhËn xÐt sù biÕn ®éng diÖn tÝch rõng cña n­íc ta. 
-----------Hết-----------
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Học sinh được sử dụng At lát HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn: ĐỊA LÝ
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
4 điểm
a) Khái quát về Biển Đông 
2,0
Là một biển rộng, có diện tích 3. 447 000 km2
0,5
Là biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
0,5
Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp.
0,5
Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100 m.
0,5
b, Việc tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề biển và thềm lục địa có ý nghĩa quan trọng vì:
2,0
Biển Đông không phải của riêng nước ta mà chung với các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài khu vực (Thái Lan, Campuchia, Philipin, Trung Quốc)
0,25
Biển Đông có nguồn tài nguyên phong phú như: Thủy sản, dầu khí
0,25
Biển Đông nằm trên con đường giao thông vận tải Quốc tế từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương.
0,25
Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt về an ninh quốc phòng, là khu vực mang tính thời sự hết sức nhạy cảm và từng sảy ra tranh chấp chủ quyền vùng biển giữa các nước.
0,25
Tăng cường đối thoại giữa Việt Nam và các nước có liên quan tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
0,25
Chúng ta cam kết, trao đổi văn kiện thư phê chuẩn về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, kí hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
0,25
Chúng ta đang nỗ lực giải quyết những vấn đề liên quan đến Biển Đông, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Thái Lan với các nước có liên quan.
0,25
Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng Biển đảo của đất nước.
0,25
Câu 2
2điểm
. Sự thay đổi đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta và những vấn đề cần quan tâm: 
- Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp ( 25,8% năm 2003) điều đó chứng tỏ hoạt động nông nghiệp ở nước ta vẫn ở vị trí khá cao.
- Quá trình đô thị hoá có sự di dân từ nông thôn ra thành thị. 
- Đồng thời với quá trình công nghiệp hoá và sự hình thành các thành phố công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất trong những năm đổi mới. 
-Những vần đề bức xúc tạo nên những sức ép lớn đối với cơ sở hạ tầng và môi trường đô thị; và các vấn đề xã hội khác.
0,5
0,5
0,5
0,5
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang ()
(Nếu thiếu trừ 0,25 điểm)
a. Xác định các tuyến đường sắt chính và cho biết quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh tế nào của nước ta:
1,0
* Các tuyến đường sắt chính:
- Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (đường sắt thống nhất)
- Hà Nội – Lào Cai
- Hà Nội – Lạng Sơn
- Hà Nội – Hải Phòng
- Hà Nội – Thái Nguyên
0,5
* Quốc lộ 1A đi qua các vùng kinh tế:
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Vùng Đồng Bằng Sông Hồng
- Vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
- Vùng Đông Nam Bộ
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
0,5
b Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta.Trình bày tình hình phát triển du lịch nước ta. Phân tích những yếu tố, tiềm năng để phát triển du lịch
4,0
*Các trung tâm du lịch lớn nhất: Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng
0,25
*Tình hình phát triển du lịch:
 Dựa vào át lát trang 25: biểu đồ khách du lịch và doanh thu từ du lịch ta thấy 
Năm 
1995
2000
2005
2007
Khách quốc tế( triệu người)
1,4
2,1
3,5
4,2
Khách nội địa( triệu người)
5,5
11,2
16,0
19,1
Doanh thu( nghìn tỷ đồng)
8
17,4
30
56
Khách quốc tế tăng, khách nội địa tăng, doanh thu tăng ( dẫn chứng)
0,5
 * Điều kiện phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Việt Nam tương đối phong phú và đa dạng.
- Về mặt địa hình.
 + Việt Nam có cả đồi, núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.
 + Địa hình caxto với hơn 200 hang động đẹp có khả năng khai thác du lịch: như hang chui, Tam Cốc Bích Động, Động Phong Nha.
 + Dọc bờ biển dài 3260Km đường bờ biển có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ.
0,5
- Tài nguyên khí hậu của nước ta tương đối thuận lợi cho việc phát triển
 du lịch
0,25
- Tài nguyên nước cũng có thế mạnh phát triển du lịch (Dẫn chứng).
0,25
- Tài nguyên sinh vật có nhiều giá trị trong phát triển du lịch: Nước ta có hơn 30 vườn quốc gia( Dẫn chứng ).
0,25
- Tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước ta bao gồm:
 Các di sản thiên nhiên thế giới. ( Dẫn chứng ).
 Các vườn quốc gia. ( Dẫn chứng ).
 Các hang động. ( Dẫn chứng ).
 Các bãi tắm. ( Dẫn chứng ).
0,5
-Tài nguyên du lịch nhân văn . Gồm
+ Các di sản văn hoá thế giới. ( Dẫn chứng ).
+ Các di tích lịch sử cách mạng. ( Dẫn chứng ).
+ Lễ hội chuyền thống. ( Dẫn chứng ).
+ Các làng nghề cổ chuyền. ( Dẫn chứng ).
+ Văn hoá dân gian. ( Dẫn chứng ).
0,5
- Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện.
CSVCKT: Nhà hàng khách sạn khu vui chơi giải trí, dịch vụ đảm bảo cho việc lưu lại, vận chuyển và các nhu cầu của khách du lịch.
0,25
- Lao động. Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch được đào taọ nâng cao trình độ tay nghề.
0,25
- Đường lối chính sách: Chính sách phát triển du lịch của Đảng và nhà nước: Chiến dịch tuyên truyền quảng bá cho du lịch ..
0,25
- Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu du lịch ngày càng lớn 
0,25
Câu 4
(5 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang(.)
(Nếu thiếu trừ 0,25 điểm)
 a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đồng Bằng Sông Hồng:
4,0
* Thuận lợi:
1,75
+ Điều kiện tự nhiên:
- Có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế- xã hội với các vùng trong cả nước.
0,25
- Địa hình tương đối bằng phẳng.
0,25
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính.
0,25
- Hệ thống sông ngòi dày đặc (lớn nhất là sông Hồng, sông Thái Bình) có lượng nước dồi dào quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu.
0,25
- Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ thích hợp cho thâm canh lúa nước.
0,25
- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng.
0,25
- Tài nguyên biển phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản
0,25
+ Điều kiện dân cư- xã hội:
1,25
- Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.
0,25
- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.
0,25
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật ngày càng hoàn thiện
0,25
- Tập trung nhiều di tích, lế hội, làng nghề truyền thống..
0,25
- Một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Thành phố Hà Nội, Hải Phòng).
0,25
* Khó khăn:
1,0
- Mùa đông khí hậu lạnh, ẩm, nấm mốc sâu bệnh dễ phát triển ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
0.25
- Mật độ dân số cao, kinh tế chuyển dịch chậm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
0,25
- Diện tích đất phèn, đất lầy thụt lớn cần được cải tạo.
0,25
- Mùa lũ nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt, khó khăn cho sản xuất nông
 nghiệp.
0,25
b) Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông- lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
1,0
- Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất.
0,25
- Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ
 thủy điện và thủy lợi.
0,25
- Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy.
0,25
- Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.
0,25
Câu 5( 4 điểm)
a. Vẽ biểu đồ thích hợp: Biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường), trong đó cột chồng thể hiện tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng, đường biểu hiện độ che phủ rừng. 
(Chú ý: Biểu đồ có 2 trục tung, khoảng cách các năm hợp lí, đảm bảo đẹp, chính xác, có tên và chú giải. Nếu thiếu hoặc sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, vẽ dạng biểu đồ khác cho nửa số điểm). 
b. Nhận xét:
 - Từ 1943 đến 1983 (40 năm), nước ta mất đi 7,1 triệu ha rừng. Trung bình mỗi năm nước ta mất đi 0,18 triệu ha rừng. Giai đoạn này diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha, trong khi diện tích rừng trồng chỉ được 0,4 triệu ha. Vì vậy độ che phủ rừng giảm từ 43% còn 22%.
 - Từ 1983 đến 2005 (22 năm), tổng diện tích rừng nước ta tăng lên 5,5 triệu ha. Trung bình mỗi năm nước ta tăng được 0,25 triệu ha rừng. Giai đoạn này diện tích rừng trồng vượt diện tích rừng bị chặt phá và khai thác nên độ che phủ rừng tăng từ 22% lên 38%.
2,0
1,0
1,0

File đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_Dia_9_cap_huyen_20150726_044753.doc