Giáo án Địa lý 9 - Tiết 49, Bài 41: Địa lý địa phương - Địa lý tỉnh Gia Lai - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Phan Bội Châu

Hoạt động 2:

Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên tỉnh Gia Lai.

H: Nêu những đặc điểm chính của địa hình tỉnh Gia Lai ? Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế – xã hội ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức.

H: Với đặc điểm vị trí và địa hình như vậy, khí hậu có những đặc trưng gì ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.

H: Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu tỉnh ta trong sản xuất và sinh hoạt

H: Xác định những sông lớn của tỉnh Gia Lai ?

Hướng chảy và vai trò đối với đời sống và sản xuất ?

HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức.

H: Xác định các hồ lớn trong tỉnh và nêu vai trò của hồ ?

HS xác định và trả lời. GV chuẩn xác.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 49, Bài 41: Địa lý địa phương - Địa lý tỉnh Gia Lai - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Phan Bội Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG 
ĐỊA LÝ TỈNH GIA LAI
Tuần 32 Ngày soạn: 09/04/2016
Tiết 49 Ngày giảng:11,12,15/04/2016
VỊ TRÍ ĐỊA LY,Ù LÃNH THỔ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH GIA LAI
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
-Bổ xung và nâng cao những kiến thức về địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội. Có được các kiến thức về địa lí địa phương (tỉnh Gia Lai)
-Phát triển năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức vào thực tế. Những kết luận rút ra, những đề xuất đúng đắn có thể là cơ sở để đóng góp với địa phương trong sản xuất và quản lí xã hội..
-Hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương, từ đó bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp đối với quê hương, đất nước.
II. Thiết bị dạy học:
-Bản đồ Việt Nam, bản đồ tỉnh Gia Lai.
-Tranh ảnh về tự nhiên, hoạt động sản xuất, dân cư, xã hội ở tỉnh Gia Lai.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
 1.Ổn định tổ chức:
 2. Giới thiệu:	GV sử dụng lời tựa đầu bài.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HS quan sát bản đồ Việt Nam và tỉnh Gia Lai.
Yêu cầu HS xác định vị trí, phạm vi lãnh thổ, diện tích của tỉnh và nêu ý nghĩa vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế, xã hội ?
HS trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức cơ bản.
H: Dựa vào bản đồ tỉnh Gia Lai, đọc tên và xác định ranh giới các đơn vị hành chính.
HS xác định. GV chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2:
Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên tỉnh Gia Lai.
H: Nêu những đặc điểm chính của địa hình tỉnh Gia Lai ? Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế – xã hội ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
H: Với đặc điểm vị trí và địa hình như vậy, khí hậu có những đặc trưng gì ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.
H: Những thuận lợi và khó khăn của khí hậu tỉnh ta trong sản xuất và sinh hoạt
H: Xác định những sông lớn của tỉnh Gia Lai ?
Hướng chảy và vai trò đối với đời sống và sản xuất ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
H: Xác định các hồ lớn trong tỉnh và nêu vai trò của hồ ?
HS xác định và trả lời. GV chuẩn xác.
GV giới thiệu về nguồn nước ngầm ở Gia Lai và chuẩn xác kiến thức cơ bản.
H: Gia Lai có những loại đất nào ? Phân bố của các loại đất chính, ý nghĩa của đất và hiện trạng sử dụng đất ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác kiến thức.
H: Dựa vào bản đồ tỉnh, cho biết hiện trạng thảm thực vật tự nhiên của Gia Lai ?
HS trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác.
H: Cho biết các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV chuẩn xác.
H: Xác định các vườn quốc gia trong tỉnh ?
HS xác định. GV chuẩn xác kiến thức: Kon Cha Răng, Kon Ka Kinh.
H: Xác định trên bản đồ các loại khoáng sản chính và sự phân bố của chúng ? Nêu ý nghĩa của khoáng sản đối với phát triển các ngành kinh tế ?
HS xác định, trả lời, bổ xung. GV chuẩn xác kiến thức.
GV tổng kết bài học về đặc điểm tự nhiên và ý nghĩa của hoàn cảnh tự nhiên tới đời sống, kinh tế – xã hội.
I. Vị trí địa lí, lãnh thổ:
1. Vị trí:
- Thuộc vùng Bắc Tây Nguyên với diện tích 15.536,92 km2.
- Phía bắc giáp Kon Tum; nam giáp Đắk Lắk; đông giáp Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; tây giáp Campuchia với đường biên giới là 90 km.
Þ Nối Campuchia – duyên hải Nam Trung Bộ – Biển Đông
2. Sự phân chia hành chính.
- Được tái lập từ tỉnh Gia Lai – Kon Tum từ ngày 12/8/1991.
- Gia Lai bao gồm 14 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố .( 31/12/2012) 
II. Điều kiêïn tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 
1. Điều kiện tự nhiên: 
a. Địa hình.
- Cao Tb 800 – 900 mét phần lớn là núi và cao nguyên 
- Có thể chia làm 3 dạng địa hình : 
+ Địa hình miền núi: chiếm 2/5 S D. Mang Yang, dãy An Khê, dãy Chư Jú
+Địa hình cao nguyên: Cao nguyên Pleiku và CN Kon Hà Nừng. 
+ Địa hình vùng trũng: Vùngtrũng An Khê, Cheo Reo – Phú Túc 
b. Khí hậu.
- Có khí hậu cận xích đạo gió mùa cao nguyên, 1 mùa mưa và 1 mùa khô.
 + Nhiệt độ trung bình năm từ 210–250C khí hậu có mùa đông ấm, mùa hạ mát.
 + lượng mưa trung bình năm từ 2200 – 2700 mm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến 10 và tập trung 85– 90% tổng lượng mưa cả năm.
Þ Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp, chăn nuôi.
c. Thuỷ văn.
- Có nhiều sông suối với đặc điểm thường ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường.
- Sông chảy theo 2 hướng chính: đổ ra Biển Đông và đổ vào sông Mê Công
Þ Vai trò: ý nghĩa quan trọng đối với cân bằng sinh thái, xây dựng thuỷ điện. Tuy nhiên cũng gây lũ lụt, hạn hán
- Hồ: Biển Hồ (Tơ Nưng), hồ Ayun Hạ..
có vai trò cung cấp, dự trữ nước, thuỷ sản, du lịch
- Nguồn nước ngầm lớn, dễ khai thác, chất lượng tốt 
2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Thổ nhưỡng.
- Chủ yếu thuộc 2 nhóm đất chính:
 + Nhóm đất phù sa, phân bố chủ yếu ở ven dải phù sa sông Ba. Là đất màu mỡ, tạo nên vùng chuyên canh cây lương thực, công nghiệp
 + Nhóm đất feralít đỏ vàng chiếm 66% diện tích toàn tỉnh, tập trung chủ yếu trên cao nguyên Pleiku, thích hợp cho sản xuất quy mô lớn, cơ giới hoá, chuyên canh cây công nghiệp dài ngày.
b. sinh vật.
- Năm 2001, tỉnh có 754,3 nghìn ha rừng, trong đó có 728,4 nghìn ha rừng tự nhiên, 25,9 nghìn ha rừng trồng. Đứng thứ 2 cả nước về diện tích rừng.
- Động vật phong phú và đa dạng: voi, hổ, báo, khỉ, vượn, các loại chimcó ý nghĩa lớn về kinh tế, du lịch và cung cấp nguồn gien quý hiếm
c. Khoáng sản.
- Quặng Bôxít tập trung chủ yếu ở cao nguyên Kon Hà Nừng với trữ lượng khoảng 650 triệu tấn. Đất sét, 
- Ngoài ra còn có các loại đá quý, cát vàng, sỏi
4. Củng cố 	
 GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
 5. Dặn dò:	 Học bài, hoàn thiện các câu hỏi và bài tập cuối bài.
Chuẩn bị bài mới

File đính kèm:

  • docDIA LY DIA PHUONG GIA LAI tiet 49 (NEW).doc
Giáo án liên quan