Đề thi học sinh giỏi cấp Huyện vòng 2 môn Lịch sử 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GDĐT Krôngnô

Câu 1.( 3,0 điểm)

Cho biết biết những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau 1945 là gì? Hiện nay liên minh châu Âu(EU) được đánh giá là liên minh như thế nào trên thế giới

a) Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau 1945

* Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mỹ theo “Kế hoạch Mác- san” (16 nước được viện trợ khoảng 17 tỷ USD, trong những năm 1948- 1951). Kinh tế được phục hồi, nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ. (0,5điểm)

- Về chính trị: Thu hẹp các quyền tự do, dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền. (0,5điểm)

- Về đối ngoại: Tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tham gia khối quân sự NATO nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. (0,5điểm)

-Riêng nước Đức: Sau CTTG thứ hai, nước Đức bị chia cắt thành hai Nhà nước: Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức, với hai chế độ chính trị khác nhau. Tháng 10/1990, nước Đức thống nhất, trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu. (0,5điểm)

b.Hiện nay liên minh châu Âu(EU) được đánh giá là liên minh như thế nào của thế giới?

- Đến nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới: (với 27 thành viên- năm 2007). (1,0 điểm)

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp Huyện vòng 2 môn Lịch sử 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GDĐT Krôngnô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT KRÔNGNÔ	ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 2
ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2013 - 2014
	(chưa ra)	 Môn: Lịch sử - Lớp 9
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI. (8,0 điểm)
Câu 1.( 3,0 điểm) 
Cho biết biết những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau 1945 là gì? Hiện nay liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là liên minh như thế nào trên thế giới?
Câu 2 (5,0 điểm): 
Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh rằng vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì? Cho biết nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự phát triển thần kì đó? Việt Nam cần học tập gì ở Nhật Bản? 
B. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM . (12,0 điểm) 
Câu 3. ( 4,0 điểm)
	Trình bày hoàn cảnh ra đời Mặt trận Việt Minh năm 1941? Mặt trận Việt Minh xây dựng lực lượng như thế nào?
Câu 4. ( 4,0 điểm).
	Đảng ta đã đề ra biện pháp trước mắt và lâu dài để diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính sau cách mạng tháng Tám 1945 như thế nào? Ngày nay để phát triển nền giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo Dục & ĐàoTạo đã phát động những phong trào nào mà em biết?
Câu 5. ( 4,0 điểm).
	 Âm mưu của Pháp, Mĩ đã xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ như thế nào? Nêu tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ ? Tại sao chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?
------------------------HẾT----------------------------
 PHÒNG GD & ĐT KRÔNGNÔ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 2
NĂM HỌC 2013 -2014
A.LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8,0 điểm)
Câu 1.( 3,0 điểm) 
Cho biết biết những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau 1945 là gì? Hiện nay liên minh châu Âu(EU) được đánh giá là liên minh như thế nào trên thế giới 
a) Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau 1945
* Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mỹ theo “Kế hoạch Mác- san” (16 nước được viện trợ khoảng 17 tỷ USD, trong những năm 1948- 1951). Kinh tế được phục hồi, nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ. (0,5điểm)
- Về chính trị: Thu hẹp các quyền tự do, dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền. (0,5điểm)
- Về đối ngoại: Tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, tham gia khối quân sự NATO nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. (0,5điểm)
-Riêng nước Đức: Sau CTTG thứ hai, nước Đức bị chia cắt thành hai Nhà nước: Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức, với hai chế độ chính trị khác nhau. Tháng 10/1990, nước Đức thống nhất, trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu. (0,5điểm)
b.Hiện nay liên minh châu Âu(EU) được đánh giá là liên minh như thế nào của thế giới?
- Đến nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế- chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới: (với 27 thành viên- năm 2007). (1,0 điểm)
Câu 2 (5,0 điểm): 
Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh rằng vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì? Cho biết nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự phát triển thần kì đó? Việt Nam cần học tập gì ở Nhật Bản? 
a. Thập niên 60, 70 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì:
- Từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX trở đi, nền kinh tế Nhật tăng trưởng một cách "thần kì", vượt qua các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa:
	+ Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, nhưng đến năm 1968 đó đạt tới 183 tỉ USD, vươn lên đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người đạt 23.796 USD, vượt Mĩ đứng thứ hai thế giới sau Thuỵ Sĩ (29.850 USD) (0,5điểm)
	+ Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961-1970 là 13,5%.(0,5điểm)
	+ Về nông nghiệp, những năm 1967-1969, Nhật tự cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước... (0,5điểm)
	- Tới những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. (0,5điểm)
b.Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển: 
* Khách quan: 
- Điều kiện quốc tế thuận lợi sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thành tựu cuộc cách mạng khoa học - Kỹ thuật lần thứ hai Nhật Bản áp dụng những thành tựu đó để tăng năng suất, cải tiến kĩ thuật hạ giá thành hàng hóa. (0,5điểm)
+ Nhờ Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên, Việt Nam đặt hàng Nhật Bản chuyên chở quân đội, cung cấp trang thiết bị quân sự...đem lại lợi nhuận khổng lồ. (0,5điểm)
* Chủ quan:
+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. (0,25điểm)
+ Hệ thống tổ chức quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản.
(0,25điểm)
+ Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. (0,25điểm)
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỷ luật và coi trọng tiết kiệm.	(0,25điểm)
*Việt Nam cần học tập gì ở Nhật Bản:
- Cần phát huy truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời dân tộc Việt Nam, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc. (0,25điểm)	 
- Các nhà máy, công ty, xí nghiệp .Việt Nam cần phải tổ chức quản lý có hiệu quả. (0,25điểm)
- Nhà nước Việt Nam phải đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng. (0,25điểm)
- Con người Việt Nam cần được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỷ luật và coi trọng tiết kiệm.	(0,25điểm) 
B PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM: (12,0 điểm)
Câu 3. ( 4,0 điểm)
	Trình bày hoàn cảnh ra đời Mặt trận Việt Minh năm 1941? Mặt trận Việt Minh xây dựng lực lượng như thế nào?
a.Hoàn cảnh ra đời:
*Thế giới:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ ba. Tháng 6-1941, phát xít Đức mở cuộc tấn công Liên Xô. (0,5điểm)
- Thế giới hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô dẫn đầu, một bên là khối phát xít Đức-Ý-Nhật. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một phần trong cuộc đấu tranh của lực lượng dân chủ. (0,5điểm)
* Trong nước: 
-Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật câu kết với nhau để gây áp bức, thống trị nhân dân Đông Dương, vận mệnh của dân tộc nguy vong hơn bao giờ hết. (0,5điểm)
- Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941). (0,5điểm)
- Hội nghị đó chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết (0,5điểm)
- Chủ trương thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh 19-5-1941. (0,5điểm)
b. Sự phát triển lực lượng cách mạng của Mặt trận Việt Minh.
* Xây dựng lực lượng chính trị: 
	+ Mục tiêu là xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tập trung nhân dân vào các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm chủ trương này, đến năm 1942 khắp các châu ở Cao Bằng đều có Hội cứu quốc. Tiếp đó Uỷ ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Uỷ ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập. Năm 1943, Uỷ ban thành lập ra 19 ban xung phong "Nam tiến", liên lạc với Căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và mở rộng lực lượng cách mạng xuống miền xuôi. (0,25điểm)
	+ Ở các nơi khác: Đảng tranh thủ tập hợp rộng rói các tầng lớp nhân dân như học sinh, sinh viên, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận cứu quốc. (0,25điểm)
* Về xây dựng lực lượng vũ trang: 
	+ Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn được duy trì và phát triển lên thành đội Cứu quốc quân. Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích, sau đó phân tán vào trong quần chúng để chấn chỉnh lực lượng và tuyên truyền vũ trang. (0,25điểm)
	+ Ở Cao Bằng, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập. Ngay khi mới ra đời, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đó đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng) mở đầu cho truyền thống bách chiến, bách thắng của quân đội nhân dân Việt Nam. (0,25điểm)
Câu 4. ( 4,0 điểm).
	Đảng ta đã đề ra biện pháp trước mắt và lâu dài để diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính sau cách mạng tháng Tám 1945 như thế nào? Ngày nay để phát triển nền giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo Dục & ĐàoTạo đã phát động những phong trào nào mà em biết?
a. Biện pháp trước mắt và lâu dài 
* Giặc đói: 
- Trước mắt: Thực hiện nhường cơm sẻ áo, thực hiện hũ gạo tiết kiệm, tổ chức ngày đồng tâm ... (0,5điểm)
-Về lâu dài: Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chia ruộng đất cho nhân dân, giảm thuế... Kết quả là chỉ trong thời gian ngắn nạn đói được đẩy lùi. (0,5điểm)
*Giặc dốt: 
- Trước mắt: -  8/9/1945 thành lập cơ quan bình dân học vụ, mở các lớp học bình dân, kêu gọi nhân dân tham gia xóa nạn mù chữ... (0,5điểm)
- Về lâu dài: Phát triển các cấp học, đổi mới nội dung phương pháp học tập	(0,5điểm)
* Giải quyết khó khăn về tài chính: 
- Trước mắt: Kêu gọi tinh thần tự nguyên đóng góp của nhân dân, thông qua quỹ độc lập và tuần lễ vàng. (0,5điểm)
- Về lâu dài: Phát hành tiền Việt Nam(23/11/1946). (0,5điểm)
b. Bộ Giáo Dục đã phát động những phong trào : (1,0điểm)
Tích cực Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Câu 5. ( 4,0 điểm).
	 Âm mưu của Pháp, Mĩ đã xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ như thế nào? Nêu tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ ? Tại sao chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?
a. Âm mưu của Pháp, Mĩ đã xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ:
-Trong tình thế kế hoạch Na Va bước đầu bị phá sản, Pháp và Mỹ tập trung xây dựng Điên Biên Phủ thành một một tập đoàn cứ điểm mạnh, một “Pháo đài bất khả xâm phạm”, nhằm thu hút lực lượng của ta vào đây để tiêu diệt. (0,5điểm)
- Lực lượng địch ở đây gồm 16200 tên đủ các binh chủng và phương tiện chiến tranh, được bố trí thành một hệ thống phòng ngự mạnh, gồm 49 cứ điểm, chia thành 3 phân khu. Phân khu trung tâm, phân khu Bắc, phân khu Nam. (0,5điểm)
b. Tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: 
	Chiến dịch bắt đầu ngày 13-3-1954 đến hết 7-5-1954 chia làm 3 đợt:
	+ Đợt 1 (13 đến 17-3-1954): ta tấn công Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. (0,5điểm)
	+ Đợt 2 (30-3 đến 26-4): Ta tấn công khu Đông phân khu trung tâm, cuộc chiến diễn ra ác liệt ở đồi A1,C1. (0,5điểm)
	+ Đợt 3 (1-5 đến 7-5-1954): Ta đồng loạt tấn công khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều ngày 7/5 quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. Đến 17h30 ngày 7/5/1954 lá cờ quyết chiến quyết thắng bay trên nóc hầm tướng Đơ Cát. Tướng Đơ Cát và toàn bộ Bộ tham mưu của địch ra hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. (1,0,điểm)
c. Tại sao chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch Na-va và ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi. (0,25điểm)
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh đến tình hình thế giới, làm "chấn động địa cầu", cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. (0,25điểm)
-Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định việc kí Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương. Các nước tham dự Hội nghị buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, Pháp buộc phải rút quân về nước, Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. (0,5điểm)
----------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docBai_34_Tong_ket_lich_su_Viet_Nam_tu_sau_Chien_tranh_the_gioi_thu_nhat_den_nam_2000.doc