Đề thi học kì II môn: Ngữ văn lớp 6
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1.
a) Chép thuộc lòng hai khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Lượm” (tác giả Tố Hữu):
“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè (0,5 điểm)
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh” (0,5 điểm)
Trường THCS Hòa Hội ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM 2012-2013 Tổ Xã Hội Môn: Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút Giáo viên: Diệp Văn Hợi I. Phần trắc nghiệm (3 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì? a. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc lấy vạ vào thân. b. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân. c. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân. d. Ở đời phải biết trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân. Câu 2. Bài văn “Cô Tô” của tác giả Nguyễn Tuân thuộc thể loại gì? a. Truyện ngắn b. Kí c. Văn bản nhật dụng d. Tiểu thuyết Câu 3. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “ Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là: a. Tả cảnh sông nước b. Tả người lao động c. Tả cảnh sông nước miền Trung d. Tả cảnh vùng cực Nam của tổ quốc Câu 4. Nhân vật chính trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng là ai ? a. Chú bé Phrăng b. Thầy giáo Ha – men và bác phó rèn Oát – stơ c. Bác phó rèn Oát – stơ và thầy giáo Ha – men d. Cậu học trò Phrăng và thầy giáo Ha – men Câu 5. Tác giả của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là ai ? a. Minh Huệ b. Nguyễn Tuân c. Tạ Duy Anh d. Tố Hữu Câu 6. Cho câu văn sau: “Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi” Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? a. Ẩn dụ b. Hoán dụ c. So sánh d. Nhân hoá Câu 7. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn: "Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm" (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí) a. So sánh b. Nhân hoá c. Ẩn dụ d. Hoán dụ Câu 8. “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng .” Câu thơ trên thuộc kiểu ẩn dụ nào ? a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác . c. Ẩn dụ cách thức. d. Ẩn dụ phẩm chất . Câu 9. “Vì sao ? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh” Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ gì? a. So sánh b. Ẩn dụ c. Hoán dụ d. Nhân hoá Câu 10. Cụm từ “chẳng bao lâu” trong câu: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây ? a. Chủ ngữ. b. Vị ngữ. c. Trạng ngữ. d. Phụ ngữ. Câu 11. Trong các câu sau câu nào là câu tồn tại ? a. Bé Lan vừa đi vừa ăn b. Ngoài sân, gà đang mổ thóc c. Giữa sân trường, sừng sững một cây bàng. d. Hồng, Lan đều là học sinh giỏi . Câu 12. Khi muốn làm văn miêu tả, thì kết luận nào dưới đây chưa chính xác? a. Xác định được đối tượng miêu tả. b. Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu. c. Chọn ngôi kể phù hợp. d. Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. a) Chép thuộc lòng hai khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Lượm” (tác giả Tố Hữu). (1 điểm) b) Nêu ý nghĩa của bài thơ Lượm (1 điểm) Câu 2. (2 điểm) Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn. Câu 3. (3 điểm) Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em./. -----------Hết---------- Đáp án: ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM 2012-2013 Môn: Ngữ văn lớp 6 I. Phần trắc nghiệm (3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng, đạt 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án c b a d a c b b c c c c II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. a) Chép thuộc lòng hai khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Lượm” (tác giả Tố Hữu): “Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú, cháu Gặp nhau Hàng Bè (0,5 điểm) Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh” (0,5 điểm) b) Ý nghĩa của bài thơ Lượm: -Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. (0,5 điểm) -Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung. (0,5 điểm) Câu 2. Cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn: -Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, chứa chất sức sống mạnh mẽ của tuổi trẻ .... (0,5 điểm) -Nhưng đồng thời cũng cho thấy những nét chưa đẹp, chưa hoàn thiện trong tính nết, trong nhận thức và hành động của một chàng dế thanh niên ở tuổi mới lớn.(0,5 điểm) -Đó là tính kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi.... (0,5 điểm) -Nhưng Dế Mèn đã sớm biết hối hận, sửa sai: rút ra bài học cho mình..... (0,5 điểm) Câu 3. (3 điểm) Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em./. Yêu cầu chung Biểu điểm 1.Mở bài: -Giới thiệu chung về phiên chợ: chợ họp ở đâu? Họp vào thời gian nào? Quang cảnh chung... 2.Thân bài: -Miêu tả cảnh phiên chợ theo trình tự thời gian (chú ý đến những nết tiêu biểu về âm thanh, người mua, kẻ bán, hàng hóa, cách trưng bày,..): +Khi chợ bắt đầu họp +Lúc đông người +Cảnh chợ thưa người dần dần. +Quang cảnh chợ sau khi chợ tan. 3.Kết bài: -Nhận xét, nêu cảm nghĩ của em về phiên chợ. *Điểm: 2,5 – 3. -Bài viết đủ bố cục ba phần, cấu trúc rõ ràng. -Đảm bảo các yêu cầu bên. -Sử dụng các phép tu từ, có ý hay. -Văn viết lưu loát; ít sai lỗi chính tả; không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ. *Điểm: 1,5 – 2. -Bài viết đủ bố cục ba phần, cấu trúc rõ ràng. -Đảm bảo tương đối các yêu cầu bên. -Ít sai lỗi chính tả; mắc một vài lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ. *Điểm: 0,5 – 1. -Bài viết không đủ bố cục ba phần, cấu trúc không rõ ràng. -Không đảm bảo được một nửa các yêu cầu bên. -Văn viết lủng củng; sai lỗi chính tả, mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ nhiều. -Lạc đề hoặc viết không hiểu. MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: Ngữ văn lớp 6 Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Thấp TN TL TL TL I. Phần văn bản. 1. Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên - Nội dung của bài học đường đời đầu tiên -Cảm nhận nhân vật Dế Mèn -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 2 20% 2 2,25 22,5% 2. Văn bản: Cô Tô -Thể loại -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 3.Văn bản: - Vượt thác - Sông nước Cà Mau -Điểm giống nhau về nội dung -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 4.Văn bản: Buổi học cuối cùng -Nhân vật chính -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 5. Văn bản: Lượm -Chép 2 khổ thơ đầu tiên. -Nêu ý nghĩa của bài thơ -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 2 2 20% 2 2 20% 6.Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ -Tác giả -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% II.Phần tiếng Việt. 1. So sánh -Phép so sánh trong câu văn -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 2. Nhân hóa -Phép nhân hóa trong câu văn -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 3. Ẩn dụ -Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 4. Hoán dụ -Phép hoán dụ trong câu văn -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 5. Các thành phần của câu -Trạng ngữ trong câu -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% 6. Câu trần thuật đơn không có từ là. -Câu tồn tại -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 0,25 2,5% III. Phần tập làm văn 1. Văn miêu tả -Cách viết văn miêu tả -Tả một phiên chợ -Số câu: -Số điểm: -Tỉ lệ: 1 0,25 2,5% 1 3 30% 2 3,25 32,5% Tổng điểm 14 5 50% 1 2 20% 1 3 30% 16 10 100%
File đính kèm:
- De_KT_hoc_ki_2_van_6_20150725_025922.doc