Đề thi chọn học sinh giỏi môn thi Sinh học lớp 9 có đáp án - Đề số 9
a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống:
- Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu, xuất hiện quái thai .
- Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó có gen lặn ( thường có hại ) được biểu hiện. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần.
- Ví dụ:
b. Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cân huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống.
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: SINH 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1(1,0đ): Phân biệt thể đa bội với thể dị bội? Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội? Câu 3(2,0đ): Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Câu 4(2,0đ): a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao? b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải thích? Câu 4: (2,0 điểm): Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ? Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ? Câu 5(3,0đ): Lai hai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2? Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. --------------- HẾT --------------- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG MÔN: SINH 9 Câu Đáp án Biểu điểm 1 (1,0đ) Thể dị bội Thể đa bội - Số lượng NST thay đổi xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST nào đó theo hướng tăng hay giảm như: 2n-1. 2n+1, 2n-2 - Tế bào có số NST luôn tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n như 3n, 4n, 5n,... - Thay đổi kiểu hình ở 1 số bộ phận nào đó trên cơ thể, thường gây ra các bệnh hiểm nghèo. - Thực vật đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với điều kiện môi trường * Có thể nhận biết thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu hình thái, sinh lí của cơ thể, thể đa bội thường có kích thước tế bào to, các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn thể lưỡng bội - Làm tiêu bản, quan sát đếm số lượng NST của loài. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 2 (2,0đ) - NST kép: gồm 2 Crômatit giống hệt nhau và đính nhau ở tâm động, / hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ. - Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, / 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ. Sự khác nhau: NST kép Cặp NST tương đồng - Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động - Gồm 2 NST đồng dạng - Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ - Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ - 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 3 (2,0đ) a/ - Nêu được cơ chế xác định giới tính ở người Nam: XX, Nữ: XY Sơ đồ lai: -->Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1 (Học sinh có thể giải thích bằng lời vẫn cho điểm tối đa) - Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố. b/ - Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai. - Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng). 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 4 (2,0đ) a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống: - Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu, xuất hiện quái thai ... - Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó có gen lặn ( thường có hại ) được biểu hiện. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần. - Ví dụ: b. Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cân huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống. 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,75đ 5 (3,0đ) Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2. - Xác định trội lặn: Lai hai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Vậy tính trạng thân xám là tính trạng trội, thân đen là tính trạng lặn, tính trạng cánh dài là tính trạng trội, cánh ngắn là tính trạng lặn.(theo quy luật phân li của Menđen) - Quy ước gen: B: thân xám b: thân đen V: cánh dài v: cánh ngắn - Xét tỉ lệ kiểu hình về tính trạng màu sắc thân ở F2: thân xám : thân đen = 3:1. Suy ra cả bố và mẹ đều có kiểu gen Bb SĐL: P: Thân xám x Thân xám Bb x Bb GP: B ; b B ; b F1 Tỉ lệ kiểu gen: 1BB : 2Bb : 1bb Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân xám: 1 thân đen - Xét tỉ lệ kiểu hình về tính trạng kích thước cánh ở F2 cánh dài : cánh ngắn = 3:1. Suy ra cả bố và mẹ đều có kiểu gen Vv SĐL: P: Cánh dài x Cánh ngắn Vv x Vv GP: V ; v V ; v F1 Tỉ lệ kiểu gen: 1VV : 2Vv : 1vv Tỉ lệ kiểu hình: 3 cánh dài: 1 cánh ngắn - Xét sự di truyền đồng thời cả hai tính trạng: tỉ lệ KH F2 + Nếu các gen quy định tính trạng phân li độc lập thì: (3 thân xám: 1 thân đen) (3 cánh dài: 1 cánh ngắn) = 9thân xám, cánh dài:3thân xám, cánh ngắn:3thân đen, cánh dài:1 thân đen, cánh ngắn + Nhưng tỉ lệ đề bài là 1thân xám, cánh ngắn:2thân xám, cánh dài:1thân đen, cánh dài. Vậy các gen không phân li độc lập mà di truyền liên kết. - F1 dị hợp hai cặp gen, F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:2:1, suy ra F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo Bv bV Bố mẹ thuần chủng thân xám, cánh ngắn kiểu gen Bv/ Bv ; thân đen, cánh dài có kiểu gen bV/bV SĐL: P: thân xám, cánh ngắn x thân đen, cánh dài Bv bV Bv x bV GP: Bv bV F1: Bv/ Bv( 100% thân xám, cánh dài) F1 x F1: thân xám, cánh dài x thân xám, cánh dài Bv x Bv bV bV GF1: Bv ; bV Bv ; bV F2: Bv Bv bV T LKG: 1 : 2 : 1 Bv bV bV TLKH: 1thân xám, cánh ngắn:2thân xám, cánh dài:1thân đen, cánh dài. 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ Tổng 10 điểm Lai hai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2? Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. --------------- HẾT ---------------
File đính kèm:
- Sinh 9_HSG_9.doc