Đề thi chọn học sinh giỏi môn thi Sinh học lớp 9 có đáp án - Đề số 4

 4 a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống:

- Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu, xuất hiện quái thai .

- Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó có gen lặn ( thường có hại ) được biểu hiện. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn thi Sinh học lớp 9 có đáp án - Đề số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (1điểm)
Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kỳ sau? Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kỳ trước của NP thoi phân bào bị phá huỷ?
Câu 2 (2,5 điểm)
Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN. So sánh cấu tạo của ARN với ADN? 
Câu 3(1điểm)
Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể ba nhiễm kép ?
Câu 4 (2điểm)
Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ?
Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ?
Câu 5(2 điểm)
Một cá thể F1 lai với 2 cơ thể khác:
- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài
- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
	Cho biết mỗi gen nằm trên một NST qui định một tính trạng và đối lập với các tính trạng cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.
	Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của 2 trường hợp nêu trên?
Câu 6 (1,5điểm)
Một người có bộ NST 47, các cặp NST từ 1-22 bình thường .Hãy cho biết giới tính ,đặc điểm kiểu hình của người đó. Làm thế nào để phát hiện được bộ NST của người đó
--------------- HẾT ---------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SINH HỌC 9
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Vì: - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 
–Và tạo đk cho NSt kép tách tâm động và phân li về 2 cực của TB ở kì sau
 _Tạo ra hình dạng đặc trưng của NSt trong tế bào của mỗi loài
* Nếu : thoi phân bào bị phá huỷ.
+ Tại kỳ giữa các NSt không đính lên thoi phân bào được 
+ Tại kỳ sau các NST không di chuyển về hai cực tế bào ®Các NST không phân li bình thường ®hình thành thể đa bội
0,5
0,5
 2
Cấu tạo hóa học chung của các loại ARN 
ARN là các hạt đại phân tử, có cấu trúc đa phân0,25đ với thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P.và có cấu tạo bởi một mạch đơn
Mỗi đơn phân của ARN là một nuclêôtít có 4 loại nuclêôtít tạo ARN: ađênin, uraxin, guanin, xitôzin 0,25đ ARN có từ hàng trăm đến hàng nghìn nuclêôtít 
Bốn loại: A,U,G,X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau tạo cho ARN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù 
 So sánh cấu tạo của ARN với AND 
a/ Các đặc điểm giống nhau: 
Đều có kích thước và khối lượng lớn 0,25đ cấu trúc theo nguyên tắc đa phân 
Đều có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P
Đơn phân là nuclêôtít. có 3 trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là: A, G, X 
Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại tạo thành mạch .
b/ Các đặc điểm khác nhau: 
Cấu tạo của ADN
Cấu tạo của ARN 
- Có cấu trúc hai mạch song song và xoắn lại với nhau
- Chỉ có một mạch đơn
- Có chứa loại nuclêôtít timin T mà không có uraxin U
- Chứa uraxin mà không có ti min
- Có liên kết hydrô theo nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch
-Không có liên kết hydrô
-Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN
0,75
0,75
1
 3
- Thể một nhiễm: 2n - 1 = 9
0,25
- Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 11
0,25
- Thể bốn nhiễm: 2n + 2 = 12 
0,25
- Thể ba nhiễm kép: 2n + 1 + 1 = 12
0,25
 4
a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống:
- Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu, xuất hiện quái thai ...
- Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó có gen lặn ( thường có hại ) được biểu hiện. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần.
0,5
0,5
- Ví dụ: ......
 0,5
b. Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cân huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống.
0,5
 5
 Theo điều kiện đề bài, các phép lai đều chịu sự chi phối của định luật phân ly độc lập.
* Xét phép lai 1:
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 6,25% thấp, dài, chiếm tỉ lệ 1/16 ® thế hệ lai có 16 kiểu tổ hợp bằng 4x4 ® Mỗi bên cho 4 loại giao tử ® F1 và cá thể thứ nhất dị hợp tử 2 cặp gen ® thế lệ lai có sự phân tính về kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 với kiểu hình mang 2 tính trạng lặn có tỉ lệ bằng 1/16. 
 Mà đề bài cho biết thấp, dài bằng 1/16 ® Thấp, dài là 2 tính trạng lặn so với cao, tròn.
Qui ước: 
A- Cao B- Tròn
a – Thấp b – Dài
® kiểu gen của F1 và cá thể 1: AaBb (Cao, tròn)
- Sơ đồ lai: AaBb x AaBb
* Xét phép lai 2:
- Biện luận:
 Thế hệ lai có 12,5% thấp, dài chiếm tỉ lệ 1/8 ® F2 thu được 8 kiểu tổ hợp = 4x2. Vì F1 cho 4 loại giao tử ® cá thể hai cho 2 loại giao tử ® Cá thể 2 phải dị hợp tử một cặp gen.
 F2 xuất hiện thấp dài aabb ® F1 và cá thể 2 đều cho được giao tử ab.
 Vậy kiểu gen của cá thể hai là: Aabb hoặc aaBb.
- Sơ đồ lai:
 AaBb x Aabb
 AaBb x aaBb
0,5đ
0,25
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
 6
 Một người có bộ NST 47, các cặp NST từ 1-22 bình thường vậy cặp NST thứ 23 – cạp NST giới tính có 3 chiếc , người đó có thể là :
-Giới tính nam và cặp NST giới tính là XXY.
-Giưới tính nữ và cặp NST giới tính là XXX.
Để phát hiện được bộ NST của người đó phảI dùng PP nghiên cứu tế bào
0,5
0,5
0,5
--------------- HẾT ---------------

File đính kèm:

  • docSinh 9_HSG_4.doc