Đề thi chọn học sinh giỏi môn thi Sinh học lớp 9 có đáp án - Đề số 1

Câu 1: ( 3 điểm)

- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

- Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.

- Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.

- Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.

- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn thi Sinh học lớp 9 có đáp án - Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN CHÂU THÀNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi: SINH HỌC ; LỚP: 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi chính thức
Câu 1: ( 3 điểm)
	Trình bày mối quan hệ về chức năng giữa bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa ở người.
Câu 2: ( 3 điểm)
	a.Để xác định một tính trạng nào đó trội hay lặn người ta làm bằng phương pháp nào ?Trình bày nội dung của phương pháp đó ?
	b.Theo dõi sự di truyền của tính trạng tăng trọng của Lợn người ta thực hiện các phép lai sau: 
- Phép lai 1: Lợn tăng trọng chậm Lợn tăng trọng chậm F1 100% Lợn tăng trọng chậm
- Phép lai 2: Lợn tăng trọng chậm Lợn tăng trọng nhanh F1 50% Lợn tăng trọng chậm và 50% Lợn tăng trọng nhanh.
- Phép lai 3: Lợn tăng trọng nhanh Lợn tăng trọng nhanh F1 75% Lợn tăng trọng nhanh và 25% Lợn tăng trọng chậm.
 	Xác định tính trạng trội, lặn và viết sơ đồ lai phép lai 1.
Câu 3: (4 điểm)
Vợ chồng ông Nam sinh được 2 người con: đứa thứ nhất có kiểu hình bình thường, đứa thứ hai có biểu hiện bệnh Đao. Vợ chồng ông Nam có những thắc mắc sau:
 Tại sao đứa con thứ nhất bình thường mà đứa con thứ hai lại như vậy? Nguyên nhân do đâu?
Em hãy vận dụng những kiến thức đã học giúp vợ chồng ông Nam giải đáp những thắc mắc đó. 
Câu 4: (5 điểm)
Ở một loài động vật khi cho giao phối giữa cá thể lông xám, chân thấp với cá thể lông đen, chân cao được F1 lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với nhau:
1. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2
2. Không cần viết sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ cá thể lông xám, chân cao và tỉ lệ lông xám, chân thấp đồng hợp.
Câu 5: (5 điểm)
Một gen cấu trúc có 60 chu kỳ xoắn, và có G = 20% nhân đôi liên tiếp 5 đợt. Mỗi gen con phiên mã ba lần, mỗi phân tử mARN cho 5 ribôxôm trượt qua để tổng hợp prôtêin.
Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen ?
Khối lượng phân tử của gen là bao nhiêu ?
Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp cho gen tái bản ?
Số lượng ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp để các gen con tổng hợp mARN là bao nhiêu ?
- Hết - 
Họ và tên: .....................................................................
Số báo danh: .................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi : SINH HỌC - LỚP 9
Đề thi chính thức
Nội dung
Điểm
Câu 1: ( 3 điểm)
- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.
- Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.
- Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.
- Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2: ( 3 điểm)
a. Để xác định tính trạng trội, lặn ta dùng phương pháp phân tích thế hệ lai của menđen
- Nội dung: 	+ Đem lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của các tính trạng đó trên đời con cháu. 
 	+ Dùng toán thống kê để xử lý số liệu và rút ra quy luật di truyền.
b. Xét phép lai 3: Nhanh/chậm = 3: 1 nên nhanh là tính trạng trội.
	+ Quy ước: Nhanh A ; chậm a
	Kiểu gen chậm ở phép lai 1 là aa
 	+ Sơ đồ lai: P chậm (aa) x chậm(aa) 
 	 G a a
 F1 
 	+ Tỉ lệ kiểu gen 100% aa
 	+ Tỉ lệ kiểu hình 100% chậm
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 3: ( 4 điểm)
 - Đứa con thứ nhất bình thường do quá trình giảm phân ở bố mẹ xảy ra bình thường, bố mẹ đều cho giao tử n= 23; khi thụ tinh, đứa con có bộ NST bình thường (2n = 46).
- Đứa con thứ hai: do quá trình giảm phân diễn ra không bình thường: Trong quá trình giảm phân, cặp NST 21 của mẹ hoặc bố không phân li tạo ra loại giao tử chứa cả 2 chiếc của cặp 21, Loại giao tử này khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho ra hợp tử chứa 3 NST của cặp 21; đứa trẻ mang 3 NST của cặp 21 này mắc bệnh Đao.
- Nguyên nhân gây bệnh: Có thể do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa của môi trường ngoài như phóng xạ, hóa chất; có thể do người vợ tuổi đã cao (trên 35 tuổi), quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào bị rối loạn do tế bào đã bị lão hóa.
1,0
1,0
2,0
Câu 4: ( 5 điểm)
1. Do F1 thu được 100% lông xám, chân cao suy ra lông xám trội hơn so với lông đen, chân cao trội hơn so với chân thấpg P thuần chủng
Quy ước:
Gen A – lông xám
Gen a – lông đen
Gen B – chân cao
Gen b – chân thấp
P: AAbb x aaBB
 (lông xám, chân thấp) (lông đen, chân cao)
GP: Ab aB
F1: AaBb (100% lông xám, chân cao)
F1 x F1: AaBb x AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab
F2:
9 lông xám, chân cao
3 lông xám, chân thấp
3 lông đen, chân cao
1 lông đen, chân thấp
2. Tỉ lệ lông xám, chân cao đồng hợp tử:
1/4AB x 1/4AB = 1/16AABB
Tỉ lệ lông xám, chân thấp đồng hợp tử:
1/4Ab x 1/4Ab = 1/16AAbb
1,0
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
Câu 5: ( 5 điểm)
 Mỗi chu kỳ xoắn của gen có 10 cặp nucleotit 
 Vậy a) Số lượng nucleotit của gen bằng:
 60 x 20 = 1200 ( Nu ) 
 b) Mỗi nucleotit nặng trung bình 300 đvC. Suy ra khối lượng phân tử của gen là:
 1200 x 300 đvC = 36.104 đvC 
 c) – Dựa vào NTBS và theo giả thiết, ta có % và số lượng mỗi loại nucleotit của gen:
 1200
 G = X = 20%	 A = T = x 30 = 360 ( Nu )
 => Suy ra: 100
 T = A = 30% 1200 
 G = X = x 20 = 240 ( Nu )
 100
 - Số lượng nucleotit của mỗi loại môi trường cung cấp cho gen
tái bản 5 đợt liên tiếp: 
 A = T = (25 – 1 ). 360 = 31 x 360 = 11160 ( Nu ) 
 G = X = (25 – 1). 240 = 31 x 240 = 7440 ( Nu ) 
 d) – Số lượng phân tử mARN các gen con tổng hợp được:
 32 x 3 = 96 mARN 
 - Số lượng ribonucleotit cần cung cấp để tổng hợp 1 phân tử mARN là:
 1200
 = 600 ribonucleotit 
 2
 - Tổng số ribonucleotit cần cung cấp để tổng hợp nên 96 mARN là:
600 ( Rib) x 96 = 57600 ribonucleotit 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5đ
0,5đ
0,5đ
TỔNG CỘNG
20

File đính kèm:

  • docDe thi HSGSinh 9 nam hoc 20132014.doc