Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn - Sở GDĐT Krông Nô

Đáp án câu 2 (8 điểm)

 Yêu cầu về hình thức:

- Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội.

- Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh.

 Yêu cầu về nội dung:

 a) Mở bài (1 điểm)

- Lý lẽ dẫn dắt.

- Dẫn vấn đề cần bàn luận.

 b) Thân bài. (6 điểm)

 * Khẳng định lãnh thổ, suy nghĩ về cuộc sống của những người lính.

 - Việt Nam là quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền. Chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. (1 điểm)

 - Các anh là những người sống trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo (0,5 điểm)

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn - Sở GDĐT Krông Nô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC KRÔNG NÔ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP9
 ĐỀ THI MÔN : NGỮ VĂN 
 Thời gian : 150 phút (Không kể giao đề)
Câu 1: (2 điểm) Một ấn tượng hàm ơn khó tả đặt lên trong lòng cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.
 (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9 tập 1)
 Hình ảnh một bó hoa nào khác nữa trong đoạn văn trên được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Em hiểu ý nghĩa hình ảnh đó như thế nào?
Câu 2: (8.0 điểm)
 “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa.
 Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà.
 Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
 Ngàn bao tố phong ba ta vượt qua, vượt qua.”
 	 (Nơi đảo xa – Thế Song)
 Từ lời bài hát trên, bằng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Câu 3: (10 điểm) Học là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội hiện nay nhưng vẫn còn một số bạn lơ đãng trong việc học. Hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn tin rằng đúng như người xưa từng nhắc nhở : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
PHÒNG GIÁO DỤC KRÔNG NÔ GỢI Ý ĐÁP ÁN KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
 ĐỀ THI MÔN : NGỮ VĂN 
 Thời gian : 150 phút (Không kể giao đề)
 Đáp án câu 1: (2 điểm)
- Hình ảnh bó hoa nào khác nữa được sử dụng phép tu từ ẩn dụ (0,5 điểm)
 	- Ý nghĩa đó là những giá trị tinh thần mà cô gái đã tìm thấy ở anh từ những điều cô chứng kiến, nghe được từ những trang sách anh đọc, cô nhận ra vẻ đẹp tâm hồn anh, anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với những sự lựa chọn của mình.(1,5 điểm)
*Lưu ý: học sinh viết thành đoạn văn. 
 Đáp án câu 2 (8 điểm)
 Yêu cầu về hình thức:
Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh.
 Yêu cầu về nội dung:
 a) Mở bài (1 điểm)
Lý lẽ dẫn dắt.
Dẫn vấn đề cần bàn luận.
 b) Thân bài. (6 điểm)
 * Khẳng định lãnh thổ, suy nghĩ về cuộc sống của những người lính. 
 - Việt Nam là quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền. Chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. (1 điểm)
 - Các anh là những người sống trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố,Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo(0,5 điểm)
 - Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà(0,5 điểm)
 - Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả,(0,5 điểm)
 - Đất nước được toàn vẹn cuộc sống vẫn phát triển bình thường hằng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh. (1 điểm)
 *Mở rộng nâng cao vấn đề 
 - Vào những ngày đầu tháng 5 năm 2014 Trung Quốc tiếp tục âm mưu bành trướng Biển Đông bằng việc hạ đặt giàn khoan HD 981 gần quần đảo Hoàng Sa và tiến hành các hoạt động cải tạo trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam theo công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982. (1 điểm)
 - Những ngày đầu tháng 11 năm 2014 Đài Loan tiến hành bắn đạn thật trên đảo Hải Bình thuộc quần đảo Trường Sa các chiến sĩ lại tiếp tục chiến đấu nơi “đầu sóng ngọn gió” để bảo vệ biển dảo thiêng liêng của Tổ quốc. 
 - Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẽ đẹp của sự hi sinh vì nghĩa lớn. (1 điểm)
 - Trước tấm gương của các anh thế hệ trẻ chúng ta cần phấn đấu học tập tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đồng thời lên án hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. (0.5 điểm)
 - Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần có những hành động và việc làm thiết thực để động viên chia sẻ với các anh về vật chất lẫn tinh thần. 
 c) Kết bài (1 điểm)
 - Khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam thể hiện quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
 Đáp án Câu 3: (10 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng:
 	Biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp có vận dụng kiến thức lí luận vào bài viết. Bố cục bài viết mạch lạc lập luận chặt chẽ diển đạt lưu loát rõ luật điểm. 
II . Yêu cầu về kiến thức: có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Mở bài : (1điểm)
- Việc hoc có một tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người 
- Người xưa từng nhắc nhở : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
b. Thân bài : (8 điểm)
 * Học là tiếp thu những tri thức của nhân loài qua học tập ở trường và ngoài xã hội. (1 điểm)
Mục đích của việc học là nâng cao trình độ hiểu biết nhằm phục vụ cho công việc có hiệu quả hơn. (1,5 điểm) 
 * Vì sao còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ không làm được việc gì có ích. (1 điểm)
 - Không học hành đến nơi đến chốn thì sẽ không có kiến thức bước vào đời. (1 điểm)
 - Trình độ học vấn thấp dẫn đến suy nghĩ tiếp thu kém không có khả năng làm tốt công việc. (1 điểm)
 - Trong thời đại khoa học khoa hoc kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học sẽ không đáp ứng nhu cầu xã hội. (1 điểm)
 - Học vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mỗi người, biển học là vô bờ nên chúng chúng ta phải học, như lời Bác Hồ dạy : Học ở trường, học trong sách vở, học ở nhân dân, học lẫn nhau. (1,5 điểm)
c. Kết luận : (1điểm) Khẳng định lại vấn đề lời nhắc nhở của người xưa khắc sâu trong tâm trí của mỗi chúng ta là lớp trẻ chúng ta phải quyết tâm học, học nữa, học mãi 
 *Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, khi chấm giám khảo cấn khuyến khích những bài làm sáng tạo của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.

File đính kèm:

  • docde_thihocsinh_gioi_van_9.doc