Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn thi Sinh học Lớp 9 - Năm học 2013-2014
Câu 1(1.5điểm):
Thế nào là hiện tượng tính trội hoàn toàn ?. Để xác định được tính trạng trội, lặn của một cặp tính trạng tương phản ta có thể sử dụng phương pháp nào?
Câu 2(2.5điểm):
a. Hiện tượng di truyền liên kết là gì? Ý nghĩa của di truyền liên kết?
b. Các loại giao tử sau: ABCD, abcd; AbCD, aBcd; ABCDE, abcde; ABCDEG, abcdeg được tạo ra từ những kiểu gen nào ? (trong trường hợp giảm phân bình thường, không có hiện tượng trao đổỉ đoạn).
Câu 3(2.5điểm):
a. So sánh quá trình tổng hợp ADN và quá trình tổng hợp ARN ?
b. Giải thích vì sao ADN có tính đa dạng và tính đặc thù ?
Câu 4(1.5điểm):
Cho cây F1 có kiểu hình thân cao, quả tròn lai với nhau. Trong số loại kiểu hình ở F2 thấy có kiểu hình thân thấp, quả tròn và kiểu hình thân cao, quả dài (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn và không có hoán vị gen)
a. Hãy cho biết F1 có thể có những kiểu gen nào? (biết rằng các cây F1 có cùng kiểu gen)
b. Làm thế nào để biết chính xác kiểu gen của F1?
Câu 5(2.0điểm):
Một tế bào sơ khai đực và một tế bào sơ khai cái của một loài nguyên phân số lần bằng nhau. Các tế bào phát sinh giao tử được tạo thành đều giảm phân cho ra tổng 320 giao tử. Số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng nhiều hơn ở các trứng là 7488. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%.
a. Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai trên.
b. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và tên của loài.
c. Các hợp tử trên nguyên phân 3 lần. Tính số crômatit và số tâm động trong các hợp tử ở kỳ giữa lần nguyên phân cuối.
d. Cho biết số tế bào hiện diện trong các lần nguyên phân của các hợp tử.
UBND huyện kinh môn Phòng giáo dục và đào tạo đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Môn Sinh học lớp 9 Năm học 2013 - 2014 Thời gian làm bài 120 phút Câu 1(1.5điểm): Thế nào là hiện tượng tính trội hoàn toàn ?. Để xác định được tính trạng trội, lặn của một cặp tính trạng tương phản ta có thể sử dụng phương pháp nào? Câu 2(2.5điểm): a. Hiện tượng di truyền liên kết là gì? ý nghĩa của di truyền liên kết? b. Các loại giao tử sau: ABCD, abcd; AbCD, aBcd; ABCDE, abcde; ABCDEG, abcdeg được tạo ra từ những kiểu gen nào ? (trong trường hợp giảm phân bình thường, không có hiện tượng trao đổỉ đoạn). Câu 3(2.5điểm): a. So sánh quá trình tổng hợp ADN và quá trình tổng hợp ARN ? b. Giải thích vì sao ADN có tính đa dạng và tính đặc thù ? Câu 4(1.5điểm): Cho cây F1 có kiểu hình thân cao, quả tròn lai với nhau. Trong số loại kiểu hình ở F2 thấy có kiểu hình thân thấp, quả tròn và kiểu hình thân cao, quả dài (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn và không có hoán vị gen) a. Hãy cho biết F1 có thể có những kiểu gen nào? (biết rằng các cây F1 có cùng kiểu gen) b. Làm thế nào để biết chính xác kiểu gen của F1? Câu 5(2.0điểm): Một tế bào sơ khai đực và một tế bào sơ khai cái của một loài nguyên phân số lần bằng nhau. Các tế bào phát sinh giao tử được tạo thành đều giảm phân cho ra tổng 320 giao tử. Số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng nhiều hơn ở các trứng là 7488. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 25%. a. Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai trên. b. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và tên của loài. c. Các hợp tử trên nguyên phân 3 lần. Tính số crômatit và số tâm động trong các hợp tử ở kỳ giữa lần nguyên phân cuối. d. Cho biết số tế bào hiện diện trong các lần nguyên phân của các hợp tử. Họ và tên thí sinh:.......................................Số báo danh:................... Chữ kí giám thị 1:............................................................................... đáp án và hướng dẫn chấm môn sinh học lớp 9 năm học 2013 - 2014 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (1.5đ) - Hiện tượng tính trội hoàn toàn: Là hiện tượng di truyền mà gen quy định tính trội lấn át hoàn toàn gen quy định tính lặn dẫn đến các thể dị hợp biểu hiện tính trạng trội. - Để xác định tính trạng trội, lặn ta sử dụng phương pháp phân tích thế hệ lai của Menđen: Đem lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của cặp tính trạng đó trên đời con cháu, tính trạng xuất hiện ở F1 là tính trạng trội, tính trạng không xuất hiện ở F1 chỉ xuất hiện ở F2 là tính trạng lặn. 0.5 1.0 Câu 2 (2.5đ) - Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào và tổ hợp trong quá trình thụ tinh. - ý nghĩa: + Mỗi nhiễm sắc thể chứa rất nhiều gen. Các gen trên NST phân bố thành một hàng dọc và tạo thành một nhóm gen liên kết, số nhóm gen liên kết đúng bằng số NST trong bộ đơn bội của loài. Hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp + Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng luôn đi kèm với nhau, nhờ đó trong chọn giống có thể chọn được từng nhóm tính trạng tốt luôn được di truyền cùng nhau. b. Được tạo ra từ những kiểu gen: AaBbCcDd; Aa Dd ; AaBbCc ; CcDd 0.5 0.5 0.5 1.0 Câu 3 (2.5đ) a. + Điểm giống: - Đều có sự tháo xoắn của ADN. - Có mạch khuôn của ADN làm khuôn mẫu. Có sự liên kết giữa các nucleotit của môi trường nội bào với nu mạch khuôn của ADN. - Có sự tham gia của các enzim. + Điểm khác: Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN - Xảy ra trên toàn bộ 2 mạch đơn của phân tử ADN. Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại Nu: cóT - Nguyên tắc tổng hợp là NTBS (A=T,G = X) và NTBBT, Emzim chủ yếu là ADN-polimeaza - Kết quả từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống hệt ADN mẹ, trong mỗi ADN con có 1 mạch đơn mới được tổng hợp nên. - Tổng hợp ADN là cơ chế đảm bảo truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ sau được ổn định. - Xảy ra trên từng gen riêng rẽ ở tại 1 mạch đơn của gen. Nguyên liệu tổng hợp là 4 loại Nu: cóU - Nguyên tắc tổng hợp là NTBS (A=U,G = X) , Emzim chủ yếu là ARN-polimeaza - Kết quả mỗi lần tổng hợp tạo ra 1 ARN có số lượng, thành phần, sắp xếp của đơn phân giống mạch bổ sung của gen(khácT thay bằngU). - Tổng hợp ARN đảm bảo cho các gen cấu trúc riêng rẽ thực hiện việc tổng hợp prôtêin. b. Giải thích tính đa dạng và tính đặc thù của ADN: +Tính đa dạng của ADN: 4 loại nucleotit (A, T, G, X) sắp xếp với thành phần và số lượng trật tự khác nhau tạo nên vô số loại ADN ở các cơ thể sinh vật. + Tính đặc thù của ADN : mỗi loại ADN trong cơ thể sinh vật có thành phần, số lượng và trật tự xác định của các nucleotit. 0.5 0.25 0,25 0.25 0.25 0.5 0.5 Câu 4 (1.5đ) a. F1 thân cao, quả tròn x F1 thân cao, quả tròn -> F2 xuất hiện tính trạng thân thấp, hạt dài => tính trạng thân thấp, hạt dài là 2 tính trạng lặn; F1dị hợp về 2 cặp gen Quy ước: Gen A: Thân cao Gen B: Quả tròn A: Thân thấp b: Quả dài + Nếu 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì kiểu gen của F1 là AaBb + Nếu 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST khác nhau thì kiểu gen của F1 là b. Để biết chính xác kiểu gen của F1 ta cho F1 lai phân tích hoặc tự thụ phấn *) Lai phân tích thì kết quả: FB có 4 loại kiểu hình với tỷ lệ 1:1:1:1 => F1 có kiểu gen là AaBb FB có 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 1:1 => F1 có kiểu gen là *) Tự thụ phấn thì kết quả: F2 có 4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9:3:3:1 => F1 có kiểu gen là AaBb F2 có 3 loại kiểu hình với tỷ lệ 1:2:1 => F1 có kiểu gen là 0.5 0.5 0.25 0.25 Câu 5 (2.0đ) a. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai: 2x + 4.2x = 320 => x = 6 (lần) b. Bộ NST và tên của loài + Số giao tử đực là: 4.26 = 256 + Số giao tử cái là 26 = 64 => 256.n - 64.n = 7488 => n = 39 => 2n = 78. Tên của loài là gà. c. Số hợp tử = số trứng được thụ tinh = 64.25% = 16 Số tế bào tham gia nguyên phân lần cuối là 16.22 = 64 - ở kỳ giữa: + Số cromatit: 64.78.2 = 9984 + Số tâm động: 64.78 = 4992 d. Số tế bào hiện diện trong các lần nguyên phân của các hợp tử. 16. (2k+1 – 1) = 240 0.5 0.5 0.5 0.5 ( Học sinh lập luận và làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_thi_sinh_hoc_lop_9_nam_h.doc