Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (1,0 điểm):

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) ở Việt Nam nhằm mục đích gì? Tác động tích cực về kinh tế-xã hội của cuộc khai thác đối với nước ta trong khoảng thời gian đó.

Câu 2 (3,0 điểm):

 a. Vì sao đầu thế kỉ XX, những người yêu nước Việt Nam lại mạnh dạn đón nhận những luồng tư tưởng mới và hăng hái đi tìm con đường cứu nước mới?

 b. Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 3 (2,0 điểm):

Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được hình thành trên cơ sở nào? Nêu các biểu hiện hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Việt Nam có mối quan hệ như thế nào với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa?

Câu 4 (2,0 điểm):

a. Nêu những điều kiện thuận lợi tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.

b. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc-thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ trong giai đoạn nào? Trình bày quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh trong giai đoạn đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2017-2018 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi gồm: 5 câu, 01 trang)
Câu 1 (1,0 điểm):
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) ở Việt Nam nhằm mục đích gì? Tác động tích cực về kinh tế-xã hội của cuộc khai thác đối với nước ta trong khoảng thời gian đó.
Câu 2 (3,0 điểm):
    a. Vì sao đầu thế kỉ XX, những người yêu nước Việt Nam lại mạnh dạn đón nhận những luồng tư tưởng mới và hăng hái đi tìm con đường cứu nước mới? 
       b. Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước Việt  Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất. 
Câu 3 (2,0 điểm):
Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được hình thành trên cơ sở nào? Nêu các biểu hiện hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Việt Nam có mối quan hệ như thế nào với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa?
Câu 4 (2,0 điểm):
a. Nêu những điều kiện thuận lợi tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc-thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ trong giai đoạn nào? Trình bày quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh trong giai đoạn đó.
Câu 5 (2,0 điểm):
a. Những nét nổi bật (về chính trị và kinh tế) của các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
b. Theo em, hiện tại ở khu vực châu Á, vấn đề nào đang thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới? Trách nhiệm của các quốc gia trong khu vực trong việc giải quyết vấn đề này.
---------------- Hết----------------
Họ và tên thí sinh.......Số báo danh...
Giám thị 1 giám thị 2
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu 1 (1,0 điểm):
Nội dung cần đạt
Điểm
Mục đích:
- Bù đắp thiệt hại do cuộc chiến tranh xâm lược gây ra, khai thác bóc lột thuộc địa phục vụ cho sự phát triển của Pháp, tạo cơ sở cho nền thống trị lâu dài 
0,25
Tác động tích cực: 
- Về kinh tế: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào nước ta; từng bước phá vỡ tính chất tự cấp, tự túc của nền kinh tế cũ
0,25
- Về xã hội: Xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp trở nên gay gắt hơn
0,25
- Tạo điều kiện cho sự xuất hiện trào lưu cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX
0,25
Câu 2 (3,0 điểm):
Nội dung cần đạt
Điểm
Vì sao
1,75
-Đầu thế kỉ XX các phong trào chống Pháp theo ngọn cờ phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Triều đình phong kiến đã đầu hàng và cấu kết với thực dân Pháp thống trị nhân dân, chúng trở thành kẻ thù của dân tộc.
0,25đ
-Công cuộc khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc, một số giai cấp và tầng lớp mới ra đời: Tư sản, tiểu tư sản, công nhân
0,5đ
- Đầu thế kỉ XX tư tưởng dân chủ tư sản Châu Âu qua sách báo mới từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam.
0,25đ
- Nhật Bản trở thành tấm gương cho những nhà yêu nước Việt Nam học tập và noi theo
0,25đ
- Với lòng yêu nước và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam đã nhận thấy con đường cứu nước cũ không còn phù hợp trong hoàn cảnh mới, họ hăng hái đón nhận luồng tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản 
0,5đ
b. Nguyên nhân thất bại 
1,25đ
- Các phong trào nổ ra khi thực dân Pháp còn mạnh và đã bị Pháp đàn áp khốc liệt bằng nhiều thủ đoạn dã man.
0,25đ
- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là những phong trào theo xu hướng dân chủ tư sản, nhưng bản thân các giai cấp đại diện cho khuynh hướng này ( tư sản dân tộc, tiểu tư sản) mới đang trên con đường hình thành,số lượng ít, địa vị kinh tế và vai trò chính trị còn non yếu.
0,5đ
- Các phong trào yêu nước không có đường lối lãnh đạo đúng đắn của một giai cấp tiên tiến. Vì vậy các chủ trương cứu nước của họ ( cải cách xã hội hay bạo động) chưa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ.
0,5đ
Câu 3 (2,0 điểm):
Nội dung cần đạt
Điểm
Cơ sở hình thành ....
 - Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, hình thành hệ thống trên thế giới Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đòi hỏi phải có sự hợp tác đa dạng hơn, cao hơn ...
	 - Các nước xã hội chủ nghĩa có chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đều có Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng tư tưởng Mác - Lê nin, do vậy cần hợp tác và giúp đỡ nhau.
0,25 đ
0,25 đ
Biểu hiện...
- Về kinh tế: 8/1/1949, thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (gọi tắt là SEV) gồm các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bun ga ri...nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế giữa các nước XHCN
- Về chính trị - quân sự: 14/5/1955 thành lập tổ chức Hiệp ước Vác -sa- va, đây là liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH của các nước, góp phần duy trì hòa bình và an ninh ở châu Âu và thế giới.
0,5 đ
0,5 đ
Mối quan hệ của Việt Nam với các nước trong hệ thống...
- Năm 1978, VN gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế...
- VN được nhiều nước XHCN (nhất là LX và TQ) giúp đỡ, ủng hộ về tinh thần và vật chất trong các cuộc chiến tranh giành độc lập (kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ), trong xây dựng đất nước
0,25 đ
0,25 đ
Câu 4 (2,0 điểm):
Nội dung cần đạt
Điểm
a.Điều kiện thuận lợi 
1,0
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước phương Tây tiếp tục quay lại xâm lược và thống trị các nước ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh khiến cho mâu thuẫn dân tộc tiếp tục phát triển gay gắt
0,25
-Phong trào giải phóng dân tộc trước chiến tranh thế giới thứ hai phát triển mạnh mẽ nhưng chưa giành thắng lợi đã để lại bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sau. Các giai cấp trong xã hội như vô sản, tư sản ngày càng lớn mạnh đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi
0,25
-Chiến tranh giới thứ hai kết thúc làm suy yếu của chủ nghĩa thực dân đến quốc đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ, phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
0,25
-Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới...
0,25
b.Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc-thực dân 
1,0
-Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ trong giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
0,25
- Ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước ĐNA đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, tiêu biểu là các nước In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), VN(2/9/1945), và Lào(12/10/1945)
0,25
- Phong trào đã lan nhanh sang các nước Nam Á và Bắc Phi.Nhiều nước ở khu vực này liên tiếp nổi dậy giành độc lập như Ấn Độ( 1946-1950), Ai cập(1952). Năm 1960: 17 nước tuyên bố độc lập, thế giới gọi là “năm châu Phi”
0,25
- Ở khu vực Mĩ La-tinh: Ngày 1-1-1959, cách mạng Cu-Ba thắng lợi, chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ...
0,25
Câu 5 (2,0 điểm):
Nội dung cần đạt
Điểm
a.Những nét nổi bật
1,5 
* Về chính trị:
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịchlà thuộc địa của các nước đế quốc
0,25
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Đến những năm 50 của thế kỉ XX hầu hết các nước châu Á đã giành được độc lập dân tộc như Trung Quốc, Ấn Độ,In-đô-nê -xi-a.
0.25
- Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, ở châu Á rơi vào tình trạng không ổn định, đặc biệt là ở ĐNA và Tây Á lại diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc nhằm duy trì ách thống trị, chiếm giữ những vị trí chiến lược quan trọng và ngăn cản phong trào cách mạng ở khu vực này.
0,25
-Sau chiến tranh lạnh kết thúc, một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột, tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man như ở Ấn Độ, Pa kixtan..
0,25
*Về kinh tế:
- Nhiều nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. 
0,25
-Với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế nhiều người dự đoán rằng thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á.
0,25
b.Vấn đề cần quan tâm và trách nhiệm 
0,5 
HS lựa chọn linh hoạt vấn đề cần quan tâm: có thể tranh chấp chủ quyền trên biển Đông hoặc tình hình trên bán đảo Triều Tiên
-Tại châu Á, tình hình biển Đông (hoặc bán đảo Triều Tiên) đang trở thành một trong những điểm nóng, đang cần sự quan tâm của dư luận thế giới.
0,25
- Các quốc gia trong khu vực cần giải quyết vấn đề này bằng thương lượng, hòa bình, tuyệt đối không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lựcCần bình tĩnh giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau 
0,25
-----------------------Hết..

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_20.doc