Đề thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 môn Hóa học

- Công thức hóa học của phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

- Do phèn chua không độc và khi hòa tan vào nước tạo thành Al(OH)3. Mà Al(OH)3 kết tủa dạng keo nên đã kết dính các hạt lơ lửng trong nước thành hạt to hơn, nặng và chìm xuống nước.

a. B có 17 p, 17e, 3 lớp e, 7e lớp ngoài cùng, B là clo : Cl

b. – Tác dụng với phi kim: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3

– Tác dụng với hiđro: Cl2 + H2 2HCl

– Tác dụng với nước: Cl2 + H2O HCl + HClO

– Tác dụng với dung dịch NaOH

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện lớp 9 môn Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHƠN THÀNH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
LỚP 9, NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Môn: 	Hóa học
	Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề).
	Ngày thi: 14/01/2012.
	Đề thi gồm: 1 trang.
Câu I( 5 điểm)
Tổng số hạt trong nguyên tử A là 93 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23 hạt. Tìm số p, e, n trong A. 
Từ CuSO4, nước và các dụng cụ có đủ hãy trình bày cách pha chế 500 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 250C. Biết ở 250C độ tan của CuSO4 là 40 gam.
Viết các phương trình hoá học thể hiện theo sơ đồ biến hoá sau ( ghi rõ điều kiện nếu có ).
 FeCl2 ( 2 )	Fe(NO3)2 ( 3 ) Fe(OH)2
 (1 ) 	( 4 )
 Fe ( 9 ) ( 10 ) ( 11 )	Fe2O3 ( 12) Fe
 ( 5 )
 FeCl3 ( 6 )	Fe(NO3)3 ( 7 )	 Fe(OH)3 ( 8 )
Câu II ( 5 điểm)
 	Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong
	Em hãy nêu công thức hóa học của phèn chua và giải thích tại sao phèn chua có thể làm trong nước đục?
Biết B ở ô số 17 chu kỳ 3 phân nhóm chính nhóm VII. Em hãy:
Nêu cấu tạo nguyên tử B? Cho biết tên, kí hiệu hóa học của B.
Nêu tính chất hóa học của B. Viết phương trình minh họa.
Sắp xếp các nguyên tố S, B, F, P theo chiếu tính phi kim giảm dần.
Khi cho B tác dụng với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm có tên thương mại là gì? Có tính chất gì đặc trưng? Vì sao?
Câu III( 5 điểm): 
Hoà tan hết 7,74g hỗn hợp bột 2 kim loại Mg và Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp chứa axit HCl 1M và axit H2SO4 loãng 0,28M, thu được dung dịch A và 8,736 lit khí H2 (đktc). Cho rằng các axit phản ứng đồng thời với 2 kim loại.
1. Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
2. Cho dung dịch A phản ứng với V lit dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M. Tính thể tích V cần dùng để sau phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất, tính khối lượng kết tủa đó.
Câu IV ( 5 điểm):
 Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam một hợp chất hữu cơ D thu được 13,2 gam khí cacbonic và 5,4 gam nước.
Trong D có những nguyên tố nào?
Lập công thức hóa học của D biết MD < 45. Viết công thức cấu tạo của D.
Từ khí metan hãy viết các phương trình điều chế D
Tinh chế hỗn hợp khí D có lẫn các tạp chất CO2, C2H2
(Cho biết: Cu = 64, S = 32, O = 16, C = 12, H = 1, Mg = 24, Al = 27, Na = 23, Cl = 35,5
Ba = 137, )
=== HẾT===
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN CHƠN THÀNH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
LỚP 9, NĂM HỌC 2011-2012
Môn: 	Hóa học.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
(Gồm có 3 trang)
CÂU
LỜI GIẢI
ĐIỂM
I
1
2
3
Gọi số p, e, n trong A lần lượt là P, E, N
 Ta có : P + E + N = 93
 Mà: P = E => 2P + N = 93 (1)
Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23 nên ta có
 N = 2P – 23 (2) 
Thay (2) vào (1) ta có: 2P + 2P - 23 = 93
4P = 93 + 23 => P = 29
E = 29, N = 35
C% dung dịch CuSO4 bão hòa ở 250C là:
C% = = = 28,5714 ( %)
m= = 142,857 ( g)
m = 500 – 142,857 = 357,143 (g)
Cân 142,857 gam CuSO4 cho vào bình có dung tích 750 ml sau đó cân 357,143 gam nước ( hoặc đong 375,143 ml nước) cho vào. Hòa cho đến khi CuSO4 tan hết.
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 FeCl2 + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2AgCl
 Fe(NO3)2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 
 FeCl3 + 3AgNO3 Fe(NO3)3 + 3AgCl
 Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 
2FeCl3 + Fe 3FeCl2 
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3 CO2
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
II
1
2
Công thức hóa học của phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Do phèn chua không độc và khi hòa tan vào nước tạo thành Al(OH)3. Mà Al(OH)3 kết tủa dạng keo nên đã kết dính các hạt lơ lửng trong nước thành hạt to hơn, nặng và chìm xuống nước.
B có 17 p, 17e, 3 lớp e, 7e lớp ngoài cùng, B là clo : Cl
– Tác dụng với phi kim: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 
– Tác dụng với hiđro: Cl2 + H2 2HCl
– Tác dụng với nước: Cl2 + H2O HCl + HClO
– Tác dụng với dung dịch NaOH
 Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O 
Tính phi kim: F > Cl > S > P
 Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O 
Dung dịch hỗn hợp 2 muối NaCl và NaClO được gọi là nước Gia – ven . Dung dịch này có tính tẩy mầu vì NaClO là chất oxi hóa mạnh.
NaClO NaCl + [O]
[O] có tính oxi hóa rất mạnh. Nó oxi hóa và phá hủy phẩm màu
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
III
 Đặt x, y là số mol Mg và Al
24x + 27y = 7,74 (I)
nHSO= 0,5.0,28 = 0,14( mol) 
nHCl = 0,5.1 = 0,5 ( mol)
Đặt HA là công thức tương đương của hỗn hợp gồm 2 axit HCl và H2SO4.
nHA = nHCl + 2nHSO= 0,5 + 2.0,14 = 0,78 mol.
( n(H) = 0,78 mol)
Phương trình phản ứng:
Mg + 2HA MgA2 + H2
2Al + 6HA 2AlA3 + 3 H2
nH= x + 1,5y = 8,736 : 22,4 = 0,39 (II)
( Vậy axit phản ứng hết)
Từ (I, II) --> 24x + 27y = 7,74 (I)
 x + 1,5y = 0,39 (II)
Giải hệ phương trình ta có
 x = 0,12 và y = 0,18.
mmuối = mhh kim loai + mhh axit - mH = 38,93g
Đặt ROH là công thức tương đương của hỗn hợp gồm 2 bazơ là NaOH và Ba(OH)2 
nROH = nNaOH + 2nBa(OH) = 1V + 2.0,5V = 2V (mol)
( tổng n (OH) = 2V)
Phương trình phản ứng:
MgA2 + 2 ROH Mg(OH)2 + 2RA
AlA3 + 3 ROH Al(OH)3 + 3RA
----> Tổng số mol ROH = tổng số mol (A) = 0,12.2 +0,18.3 =0,78 mol. Vậy thể tích V cần dùng là: V = 0,39 lit
Ngoài 2 kết tủa Mg(OH)2 và Al(OH)3 thì trong dung dịch còn xảy ra phản ứng tạo kết tủa BaSO4.
Ta có nBaSO = n(SO4)trong mưới = nH SO= 0,14 mol
(Vì nBa(OH)= 0,5.0,39 = 0,195 mol > nH SO= 0,14 mol) ---> nH SOphản ứng hết.
Vậy khối lượng kết tủa tối đa có thể thu được là.
mkết tủa = mMg(OH) + mAl(OH) + mBaSO= 53,62g
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
IV
1
2
3
4
 m = m= .13,2 = 3,6 (g)
 m = m= .5,4 = 0,6 (g)
 mO = 4,2 – 3,6 – 0,6 = 0 
 Vậy trong D có nguyên tố C và nguyên tố H.
 Đặt công thức hóa học của D là (CxHy)n ( x,y,n là số nguyên dương)
 Ta có: x:y = : = : = 0,3 : 0,6 = 1:2
 => x= 1; y=2
 => (CH2)n
 Vì : M(CH2)n < 40
 => ( 12+2)n < 40
 => 14n < 40
 =n < 2,857
Vì n là số nguyên dương nên:
n = 1 => Công thức hóa học của D là CH2 ( Không phù hợp)
n= 2 => Công thức hóa học của D là CH4 ( nhận)
công thức cấu tạo của D
 H H
 C = C
 H H
CH4 C2H2 + H2
C2H2 + H2 C2H4
 Dẫn hỗn hợp khí qua nước vôi trong khí CO2 bị giữ lại:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
 Tiếp tục dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch AgNO3/NH3 khí C2H2 bị giữ lại ta thu được C2H4
C2H2 + Ag2O* C2Ag2 + H2)
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
( Học sinh làm cách khác nhưng đúng thì vẫn cho điểm tối đa)

File đính kèm:

  • docDE THI HSG HOA THCS CAP HUYEN.doc