Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (3 điểm)

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, ta thấy hình ảnh ngọn lửa luôn xuất hiện cùng hình ảnh Bác Hồ để tạo nên một sự kết hợp tuyệt đẹp.

Trình bày cảm nhận của em về cái hay trong sự kết hợp những hình ảnh đó.

Câu 2: (2 điểm)

Kết thúc truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả Tạ Duy Anh viết:

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

Tâm trạng của nhân vật người anh trai trong đoạn văn trên đã gợi cho em những suy ngẫm gì? Truyện đã mang lại cho em những bài học gì đáng quý?

Câu 3: (5 điểm)

Hãy tưởng tượng em là một du khách đang trên một con thuyền du lịch vùng sông nước Cà Mau.

 Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi cùng với trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hoà giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy tả lại vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng cực Nam của Tổ quốc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT KINH MÔN
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THCS THẤT HÙNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Ngày thi: 16 tháng 4 năm 2015
(Đề bài gồm 01trang)
Câu 1: (3 điểm) 
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, ta thấy hình ảnh ngọn lửa luôn xuất hiện cùng hình ảnh Bác Hồ để tạo nên một sự kết hợp tuyệt đẹp. 
Trình bày cảm nhận của em về cái hay trong sự kết hợp những hình ảnh đó.
Câu 2: (2 điểm) 
Kết thúc truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả Tạ Duy Anh viết:
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
Tâm trạng của nhân vật người anh trai trong đoạn văn trên đã gợi cho em những suy ngẫm gì? Truyện đã mang lại cho em những bài học gì đáng quý?
Câu 3: (5 điểm)
Hãy tưởng tượng em là một du khách đang trên một con thuyền du lịch vùng sông nước Cà Mau.
 Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi cùng với trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hoà giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy tả lại vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng cực Nam của Tổ quốc.
----------------Hết----------------
Họ tên thí sinh: Số báo danh:.
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:.
ĐÁP ÁN CHẤM HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
 Hướng dẫn chấm gồm 03 trang
Câu 1:(3 điểm) 
Các mặt
Yêu cầu cụ thể
Điểm
a) Về hình thức
- Học sinh trình bày dưới dạng đoạn văn (hoặc cũng có kết cấu Mở, Thân, Kết) cảm thụ văn học, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp. 
0,25
b) Về nội dung
- Học sinh chỉ ra được những câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh Bác Hồ và hình ảnh ngọn lửa: 
“Người cha mái tóc bạc / Đốt lửa cho anh nằm” 
“Bóng Bác cao lồng lộng / Ấm hơn ngọn lửa hồng” 
“ Anh đội viên nhìn Bác / Bác nhìn ngọn lửa hồng”
- Tác giả sử dụng phép tu từ ẩn dụ (Người cha, ngọn lửa hồng, ấm) và phép tu từ so sánh (Bóng Bácấm hơn ngọn lửa hồng)
- Hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng tạo nên sự kết hợp tuyệt đẹp:
+ Ngọn lửa trong lều xua tan giá lạnh đêm đông nơi núi rừng, sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh giá, giúp các anh vượt qua khó khăn gian khổ nơi chiến trường. 
+ Ngọn lửa của tình yêu thương bao la trong trái tim Bác sưởi ấm trái tim các chiến sĩ, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh và lòng quyết tâm để các anh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. 
- Ngọn lửa hồng là ẩn dụ của niềm tin về tương lai tươi sáng (Bác nhìn ngọn lửa hồng) dân tộc. Bác Hồ là niềm tin của cả dân tộc (Anh đội viên nhìn Bác)
0,75
0,5
1,0
0.5
Câu 2:(2 điểm) 
Các mặt
Yêu cầu cụ thể
Điểm
a) Về hình thức
- Học sinh trình bày dưới dạng đoạn văn, hoặc hai đoạn văn, lời văn trau chuốt, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp. 
0,25
b) Về nội dung
* Cảm nhận về kết thúc truyện: 
+ Người anh trai muốn khóc vì thấy xấu hổ khi nhận ra sự ích kỉ của mình: đố kị, ghen ghét với tài năng và sự thành công của em gái; mặc cảm tự ti khi thấy mình yếu kém hơn em;
+Người anh trai muốn khóc còn vì xúc động trước tấm lòng bao dung độ lượng của cô em gái. Chính sự bao dung độ lượng của em gái đã giúp người anh nhận ra khuyết điểm và cố gắng tự sửa chữa lỗi lầm và hoàn thiện bản thân. Tâm trạng của người anh trai tạo cho câu chuyện một kết thúc có hậu.
* Bài học nhận thức:
- Trước tài năng và thành công của người khác chúng ta không nên ghen tị, mặc cảm, tự ti mà nên trân trọng, chia sẻ niềm vui thực sự chân thành.
- Tình cảm trong sáng, chân thành và lòng nhân hậu, độ lượng có thể giúp con người nhận rõ được những sai lầm của mình, tự vượt lên bản thân mình, làm cho con người xích lại gần nhau.
- Văn bản còn cho ta thấy sức mạnh của nghệ thuật chân chính giúp con người tự hoàn thiện mình.
1,0
0.75
Câu 3: (5 điểm)
Các mặt
Yêu cầu cụ thể
Điểm
a) Về kĩ năng
- Viết đúng kiểu bài miêu tả sáng tạo, biết dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú.
- Bài viết phải có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài 
- Văn viết trôi chảy, diễn đạt lưu loát, hình ảnh sinh động kết hợp được phương pháp tả cảnh và tả người, giàu cảm xúc, biết vận dụng tốt các thao tác quan sát, liên tưởng, so sánh... trong quá trình miêu tả.
- Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả
0,5
b) Kiến thức
Mở bài: Giới thiệu được lí do miêu tả cảnh vùng sông nước cà Mau. Nêu cảm xúc chung, ấn tượng ban đầu khi được tham quan vùng sông nước cà Mau.
0,25
Thân bài:
* Bức tranh thiên nhiên: Cảnh thiên nhiên được miêu tả theo hành trình của con thuyền xuôi theo dòng sông tiến dần về hướng mũi Cà mau: 
- Tả bao quát: toàn cảnh sông ngòi, cây cối, âm thanh, . Và nêu ấn tượng, cảm giác khi đứng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, hùng vĩ đầy sức sống.
- Miêu tả cụ thể đặc điểm của những con kênh, nơi con thuyền đi qua như rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh ba Khía Nêu những cảm nhận thú vị khi được tận mắt, tận nơi cảm nhận vẻ đẹp của vùng đất này.
- Miêu tả hình ảnh dòng sông Năm Căn: mặt sông, cá nước, cảnh hai bên bờ
* Bức tranh cuộc sống của con người: 
- Miêu tả cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của con người vùng sông nước Cà Mau qua hình ảnh chợ Năm Căn: thuyền bè xuôi ngược, các hoạt động buôn bán
- Những cảm nhận và ấn tượng riêng của bản thân.
2,0
 2,0
Kết bài:  Cảm nghĩ về cảnh thiên nhiên và con người qua bức tranh đó.
0,25
* Vận dụng cho điểm:
- Điểm 5: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Vận dụng tốt phương pháp làm bài văn miêu tả sáng tạo, biết kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và bộc lộ cảm xúc về cảnh được tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ ràng, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo.  
- Điểm 4: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của bài về kiến thức và kĩ năng. Biết vận dụng phương pháp làm bài văn miêu tả sáng tạo, bài có cảm xúc song đôi chỗ miêu tả chưa sáng tạo bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần. Còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt.  
- Điểm 3: Hiểu đề. Đáp ứng được quá nửa các yêu cầu của bài về kiến thức và kĩ năng. Biết vận dụng phương pháp làm bài văn miêu tả sáng tạo, bài có cảm xúc song đôi chỗ miêu tả chưa sáng tạo, bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần. Còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt.  
- Điểm 2: Đáp ứng được yêu cầu của đề ở mức độ thấp, vận dụng kĩ năng làm văn miêu tả chưa tốt, miêu tả y nguyên như văn bản. Còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt. (Đối với những bài văn tả tốt nhưng chưa hoàn thiện, chưa đủ ba phần bố cục thì chỉ cho từ 2 đến 2,5 điểm) 
- Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, không biết vận dụng văn miêu tả sáng tạo, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng. 
- Điểm 0: Không hiểu đề, lạc đề.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.doc