Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1(2.25điểm):
a. Nội dung quy luật phân li độc lập? Biến dị tổ hợp là gì? Phân tích cơ chế hình thành biến dị tổ hợp?
b. Cho cơ thể của một loài có kiểu gen là AaBbDDXY. Khi giảm phân bình thường, không có hiện tượng trao đổi đoạn thì cơ thể đó có thể tạo ra nhiều nhất là bao nhiêu loại giao tử? Viết ký hiệu các loại giao tử đó.
Câu 2(2.25điểm):
a. Phân biệt tính đặc trưng của nhiễm sắc thể, ADN và Prôtêin?
b. Những nguyên tắc nào trong cơ chế nhân đôi của ADN đã đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtit giống như phân tử ADN mẹ?
Câu 3(1.5điểm):
Trình bày cơ chế xác định giới tính ở ruồi giấm? Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỷ lệ đực, cái ở vật nuôi cây trồng? Điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 4(2.5điểm):
Một tế bào sinh dục sơ khai của cá thể đực đi từ vùng sinh sản đến vùng chín đã phân bào 9 đợt, giao tử được hình thành tham gia thụ tinh tạo ra 32 hợp tử.
a. Tế bào trên đã trải qua những quá trình gì? Ý nghĩa sinh học quan trọng nhất của các quá trình đó.
b. Trong các quá trình trên, nhiễm sắc thể đã tự nhân đôi mấy lần?
c. Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử đực?
d. Số lượng nhiễm sắc thể mà môi trường nội bào cung cấp cho các quá trình trên?
Biết tế bào trên phân bào bình thường và số crômatit xác định được vào kì giữa của lần phân bào thứ 9 là 2048.
UBND huyện kinh môn Phòng gD&đt Kinh Môn đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Môn Sinh học lớp 9 - Năm học 2012 - 2013 Thời gian làm bài 120 phút Câu 1(2.25điểm): a. Nội dung quy luật phân li độc lập? Biến dị tổ hợp là gì? Phân tích cơ chế hình thành biến dị tổ hợp? b. Cho cơ thể của một loài có kiểu gen là AaBbDDXY. Khi giảm phân bình thường, không có hiện tượng trao đổi đoạn thì cơ thể đó có thể tạo ra nhiều nhất là bao nhiêu loại giao tử? Viết ký hiệu các loại giao tử đó. Câu 2(2.25điểm): a. Phân biệt tính đặc trưng của nhiễm sắc thể, ADN và Prôtêin? b. Những nguyên tắc nào trong cơ chế nhân đôi của ADN đã đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtit giống như phân tử ADN mẹ? Câu 3(1.5điểm): Trình bày cơ chế xác định giới tính ở ruồi giấm? Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỷ lệ đực, cái ở vật nuôi cây trồng? Điều đó có ý nghĩa gì? Câu 4(2.5điểm): Một tế bào sinh dục sơ khai của cá thể đực đi từ vùng sinh sản đến vùng chín đã phân bào 9 đợt, giao tử được hình thành tham gia thụ tinh tạo ra 32 hợp tử. a. Tế bào trên đã trải qua những quá trình gì? ý nghĩa sinh học quan trọng nhất của các quá trình đó. b. Trong các quá trình trên, nhiễm sắc thể đã tự nhân đôi mấy lần? c. Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử đực? d. Số lượng nhiễm sắc thể mà môi trường nội bào cung cấp cho các quá trình trên? Biết tế bào trên phân bào bình thường và số crômatit xác định được vào kì giữa của lần phân bào thứ 9 là 2048. Câu 5(1.5điểm): ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể dị hợp về 2 cặp gen (ký hiệu 2 cặp gen là A, a và B, b), mỗi gen qui định 1 tính trạng, tính trạng trội hoàn toàn. + Phép lai1: Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. + Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen của 2 phép lai nói trên? Họ và tên thí sinh:.......................................Số báo danh:................... Chữ kí giám thị 1:............................................................................... đáp án và hướng dẫn chấm môn sinh học lớp 9 năm học 2012 - 2013 Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2.25đ) + Nội dung QLPLĐL: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử + Biến dị tổ hợp: Là loại biến dị xảy ra do sự sắp xếp lại các gen qui định các tính trạng trong quá trình sinh sản dẫn đến ở đời con lai xuất hiện các kiểu hình mới so với bố mẹ chúng. - Cơ chế hình thành biến dị tổ hợp: + Trong giảm phân: Các gen tồn tại thành từng cặp(cặp gen alen). Khi giảm phân tạo giao tử có hiện tượng phân li của hai gen trong mỗi cặp, mỗi gen đi về một giao tử khác nhau. Khi xét cùng lúc nhiều cặp gen độc lập với nhau thì cho số loại giao tử là rất lớn. Cơ thể có kiểu gen chứa n cặp gen dị hợp, phân li độc lập sẽ cho đến 2n loại giao tử. + Trong thụ tinh: Khi các giao tử kết hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh thì số tổ hợp kiểu gen hình thành qua thụ tinh lại càng lớn. ở một loài: Cá thể cái có 2n loại giao tử, cá thể đực có 2m. Khi thụ tinh ngẫu nhiên cho 2n . 2m = 2n+m tổ hợp kiểu gen. Trong số các tổ hợp này sẽ có các tổ hợp có kiểu hình khác P tạo thành những tổ hợp biến dị. Menđen giải thích: Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp. b. Cơ thể có kiểu gen AaBbDDXY sẽ cho ra nhiều nhất là 8 loại giao tử: ABDX, ABDY, AbDX, AbDY, aBDX, aBDY, abDX, abDY. (Nếu viết thiếu hoặc sai 1 giao tử không cho điểm) 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.5 Câu 2 (2.25đ) a. Phân biệt tính đặc trưng của NST, ADN và Prôtêin. + NST đặc trưng bởi: - Số lượng NST trong tế bào. - Hình dạng của NST. - Cấu trúc của NST. Mỗi NST chứa một phân tử ADN đặc trưng... - Cách sắp xếp: Trong tế bào Xôma thì NST luôn tồn tại từng cặp tương đồng; trong giao tử thì tồn tại từng chiếc trong mỗi cặp tương đồng. + ADN đặc trưng bởi: - Thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các nuclêôtit. - Hàm lượng ADN trong nhân. - Tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit: + Prôtêin đặc trưng thể hiện bởi - Thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các axitamin trong phân tử Prôtêin. - Cấu trúc không gian của phân tử Prôtêin. b. Nguyên tắc trong cơ chế nhân đôi ADN: - NTBS: Hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép ADN tách rời nhau. Các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn sẽ lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung : Amt liên kết với Tgen và ngược lại; Gmt liên kết với Xgen và ngược lại . - NTBBT: ADN con được tổng hợp có một mạch cũ của ADN mẹ. - NTKM: Quá trình tổng hợp ADN dựa vào mạch khuôn của ADN mẹ. 0,5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 Câu 3 (1.5đ) * Cơ chế xác định giới tính ở ruồi giấm: Do sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh Ruồi giấm đực có bộ NST là 6A+XY, ruồi giấm cái có bộ NST là 6A+XX. + Khi giảm phân hình thành giao tử, ruồi giấm cái cho 1 loại trứng 3A+X, ruồi giấm đực cho 2 loại tinh trùng 3A+X và 3A+ Y với tỷ lệ ngang nhau. + Khi thụ tinh sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành 2 loại tổ hợp 6A+XX(ruồi giấm cái) và 6A+XY(ruồi giấm đực) với tỷ lệ là 1 : 1. Sơ đồ: P ♀ 6A+XX x ♂ 6A+XY GP 3A+X 3A+X; 3A+Y F1 6A+XX : 6A+XY 1 ruồi giấm cái : 1 ruồi giấm đực + Điều chỉnh tỷ lệ đực, cái ở vật nuôi cây trồng: Sự phân hoá giới tính còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố - Hoocmôn sinh dục:.... - Điều kiện của môi trường ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, thời gian thụ tinh... + ý nghĩa: Trong thực tiễn nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính để có thể chủ động điều chỉnh tỷ lệ đực cái ở vật nuôi, cây trồng cho phù hợp với mục đích sản xuất. 0,25 0.25 0.25 0,5 0.25 Câu 4 (2.5đ) a. Tế bào trên trải qua các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - ý nghĩa: + Nguyên phân: Duy trì bộ NST lưỡng bội của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể. + Giảm phân: Tạo giao tử đơn bội (n) để tham gia thụ tinh... + Thụ tinh: Tổ hợp 2 bộ NST đơn bội, bộ NST lưỡng bội của loài được phục hồi. => Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ tế bào và cơ thể. b. Có 7 lần nguyên phân + 1 lần giảm phân. Do đó NST đã tự nhân đôi 8 lần. c. Hiệu suất thụ tinh: Số hợp tử tạo thành = số tinh trùng được thụ tinh = 32 Số tinh trùng được tạo ra: 27x4 = 512. => Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là . d. Ta có số tế bào con ở kì giữa của lần phân bào thức 9 là: 27. 2 = 256. ở kì giữa của lần phân bào thứ 9, NST ở trạng thái n kép nên 256. n. 2 = 2048 => n = 4 => 2n = 8. Tổng số NST môi trường cung cấp là: (27-1).8 + 27.8 = 2040. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 Câu 5 (1.5đ) a) Xác định tỉ lệ phân ly kiểu gen của hai phép lai: + Phép lai 1: Hai cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. P: (Aa,Bb) x (Aa,Bb) * Trường hợp 1: P: x GP: AB; ab AB; ab F1: Tỷ lệ kiểu gen: 1 : 2 : 1 * Trường hợp 2: P: x GP: Ab; aB Ab; aB F1: Tỷ lệ kiểu gen: 1 : 2 : 1 * Trường hợp 3: P: x GP: Ab; aB AB; ab F1: Tỷ lệ kiểu gen: 1 : 1 : 1 : 1 + Phép lai 2: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. P: AaBb x AaBb GP: AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB; ab (Học sinh không cần lập khung Pennet) F1: Tỷ lệ kiểu gen: 1AABB: 2AaBB: 2AABb: 4AaBb: 1AAbb: 2Aabb:1aaBB: 2aaBb: 1aabb 0.25 0.25 0.25 0.25 0.5 ( Học sinh lập luận và làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm)
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_h.doc