Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm)

Câu I:(2 điểm)

1- Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng sắt pyrit FeS2, muối ăn, không khí, nước, các thiết bị và chất xúc tác cần thiết, có thể điều chế được FeSO4, Fe(OH)3, NaHSO4. Viết các phương trình hóa học để điều chế các chất đó.

2- Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng Al2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3 và SiO2?

Câu II:(2 điểm)

1- Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy phân biệt 4 dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, (NH4)2SO4?

2- Nêu hiện tượng và giải thích:

a. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AgNO3?

b. Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3?

c. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?

d. Sục khí SO2 vào dung dịch nước Brom?

Câu III:(2 điểm):Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhât. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của FexOy.?

 

docx5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHÚ THỨ
─────────
ĐỀ THI THỬ
ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM 2015 - 2016
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC
 (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
────────────────
Câu I:(2 điểm)
1- Từ các nguyên liệu ban đầu là quặng sắt pyrit FeS2, muối ăn, không khí, nước, các thiết bị và chất xúc tác cần thiết, có thể điều chế được FeSO4, Fe(OH)3, NaHSO4. Viết các phương trình hóa học để điều chế các chất đó.
2- Bằng phương pháp hóa học, hãy tách riêng Al2O3 ra khỏi hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3 và SiO2?
Câu II:(2 điểm)
1- Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy phân biệt 4 dung dịch sau đây bằng phương pháp hóa học: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, (NH4)2SO4?
2- Nêu hiện tượng và giải thích:
a. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AgNO3?
b. Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3?
c. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3?
d. Sục khí SO2 vào dung dịch nước Brom?
Câu III:(2 điểm):Nung 25,28 gam hỗn hợp FeCO3 và FexOy tới phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhât. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của FexOy.?
Câu IV:(2 điểm):
Cho 80g bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3, sau một thời gian phản ứng, đem lọc thu được dung dịch A và 95,2 g chất rắn B. Cho 80 g bột Pb vào dung dịch A, phản ứng xong đem lọc thì tách được dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 g chất rắn E. Cho 40 g bột kim loại R (có hoá trị II ) vào 1/10 dung dịch D, sau phản ứng hoàn toàn đem lọc thì tách được 44,575 g chất rắn F. Tính nồng độ mol của dung dịch AgNO3 và xác định kim loại R.?
Câu V:(2 điểm):
Hỗn hợp X có MgO và CaO. Hỗn hợp Y có MgO và Al2O3. Lượng X bằng lượng Y bằng 9,6 gam. Số gam MgO trong X bằng 1,125 lần số gam MgO trong Y. Cho X và Y đều tác dụng với 100ml HCl 19,87% (d = 1,047 g/ml) thì được dung dịch X’ và dung dịch Y’. Khi cho X’ tác dụng hết với Na2CO3 thì có 1,904 dm3 khí CO2 thoát ra ( đo ở đktc).
a. Tìm % lượng X và nồng độ % của dung dịch X’.
b. Hỏi Y có tan hết không ? Nếu cho 340 ml KOH 2M vào dung dịch Y’ thì tách ra bao nhiêu gam kết tủa. 
ĐÁP ÁN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
1- Các PTHH :
* Điều chế FeSO4 và Fe(OH)3:
	2NaCl + H2O 2NaOH + H2 + Cl2 
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 ­ 
	2SO2 + O2 2SO3
	SO3 + H2O ® H2SO4 
	H2SO4 + Fe2O3 ® Fe2(SO4)3 + 3H2O
	Fe2(SO4)3 + 6NaOH ® 2Fe(OH)3 ¯ + 3Na2SO4
	Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
	Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2 	( hoặc Fe2(SO4)3 + Fe ® 3FeSO4 )
* Điều chế NaHSO4:
NaClr + H2SO4 đ NaHSO4 + HCl	
 (Hoặc NaOH + H2SO4 ® NaHSO4 + H2O )
2- Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch NaOH đặc nóng, dư thì Fe2O3 không tan ta loại bỏ. Al2O3 và SiO2 tan thành dung dịch.
	SiO2 + 2NaOH ® Na2SiO3 + H2O
	Al2O3 + 2NaOH ® 2NaAlO2 + H2O
Sục khí CO2 liên tục vào dung dịch thì thu được kết tủa. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được Al2O3.
	NaAlO2 + CO2 + H2O ® Al(OH)3 ¯ + NaHCO3
	2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
II
1- Dùng dung dịch Ba(OH)2 :
	Có khí mùi khai là NH4NO3
	2NH4NO3 + Ba(OH)2 ® Ba(NO3)2 + 2NH3 ­ + 2H2O
	Có khí mùi khai và có kết tủa trắng là (NH4)2SO4
	(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4 ¯ + 2NH3 ­ + 2H2O
Có kết tủa trắng ( không có khí)
3Ca(H2PO4)2 + 6Ba(OH)2 ® 2Ba3(PO4)2 ¯ + Ca3(PO4)2 + 12H2O
Chất còn lại là KCl
2- Nêu hiện tượng và giải thích:
III
TN1: 2FeCO3 + ½ O2 Fe2O3 + 2CO2	(1)
	 a 	0,5a	a 	(mol)
	2FexOy + (1,5x –y) O2 xFe2O3	(2)
	b	0,5bx
Khí A là CO2 
Ta có: 0,5a + 0,5bx = Þ a + bx = 0,28 (I)
TN2: số mol Ba(OH)2 = 0,4 × 0,15 = 0,06 mol	; số nol BaCO3 = 0,04 mol
	Vì Ba chưa kết tủa hết nên có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu CO2 thiếu Þ phản ứng chỉ tạo muối BaCO3
	CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3 ¯ + H2O	(3)
	0,04	0,04
 Từ (1) và (3) ta có : a = 0,04 mol
Thay a = 0,04 vào (I) được b = 
Phương trình biểu diễn khối lượng hỗn hợp đầu: 
	(0,04. 116) + Þ 
Trường hợp 2: CO2 có dư so với Ba(OH)2 Þ phản ứng tạo 2 muối
	CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3 ¯ + H2O	
	0,04	0,04
	CO2 + Ba(OH)2 ® Ba(HCO3)2 	(4)
	0,04	0,02
Vậy Þ 
Ta có phương trình biểu diễn khối lượng hỗn hợp đầu:
	(0,08.116) + Þ ( Fe2O3)
IV
Nếu dung dịch A không có AgNO3 thì độ giảm khối lượng kim loại sẽ trái với giả thiết. Từ đó khẳng định phải có AgNO3 phản ứng.
- Gọi số mol Cu phản ứng là x (x >0)
TN1: Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag
	x 	2x	x	2x	(mol)
Ta có : 216x – 64x = 95,2 – 80 = 15,2 giải ra x = 0,1 mol
TN2: Dung dịch A 
Vì dung dịch D chỉ có một muối nên các muối trong A đều phản ứng hết
	Pb + 2AgNO3 ® Pb(NO3)2 + 2Ag
	0,5y	y	0,5y	y
	Pb + Cu(NO3 )2 ® Pb(NO3)2 + Cu
	0,1	0,1	0,1	0,1
Theo đề bài ta có: 0,5y + 0,1).207 – [ 108y + (0,1.64)] = 80 – 67,05 = 12,95
	giải ra được : y = 0,3 mol
Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 : 
 dung dịch D có 0,025 mol Pb(NO3)2 
Vì phản ứng hoàn toàn nên có thể xảy ra 2 trường hợp:
TH1: Nếu R phản ứng hết
	R + Pb(NO3 )2 ® R(NO3)2 + Pb
	® 	 (mol)
Theo đề ta có: .207 = 44,575 giải ra được R = 186 ( loại)
TH2: Nếu Pb(NO3)2 phản ứng hết
	R + Pb(NO3 )2 ® R(NO3)2 + Pb
	0,025	0,025	0,025 (mol)
Theo đề ta có: 0,025 ( 207 – R) = 44,575 – 40 = 4,575 
	giải ra : R = 24 ( Mg)
V
Đặt x,y lần lượt là số mol của MgO và CaO trong hỗn hợp X
Vậy hỗn hợp Y có 
Tính được số mol HCl: 0,57 mol
Phản ứng của hỗn hợp X:
	MgO + 2HCl ® MgCl2 + H2O
	x	2x	x	(mol)
	CaO + 2HCl ® CaCl2 + H2O
	y 	2y	y	(mol)
Vì X + Na2CO3 ® CO2 nên có trong X’ có HCl 
	Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2 ­ 
	 0,17	0,085	¬ (mol)	
	Ta có hệ phương trình: giải ra được x = y = 0,1 mol
Thành phần % của hỗn hợp X :
	; 
Nồng độ % của các chất trong dung dịch X’:
	; 
b) ; 
Vì nên hỗn hợp Y bị hòa tan hết.
Số mol KOH = 0,34× 2 = 0,68 mol . Trong dung dịch Y’ có 0,038 mol HCl
	KOH + HCl ® KCl + H2O
	0,038	 0,038
	2KOH + MgCl2 ® 2KCl + Mg(OH)2 ¯
	0,178	0,089	0,089 (mol)	
 	3KOH + AlCl3 ® 3KCl + Al(OH)3 ¯
	0,354	0,118	0,118
Lượng KOH dư : 0,68 – (0,038 + 0,178 + 0,354) = 0,11 mol
	Al(OH)3 + KOH ® KAlO2 + 2H2O
Bđ:	 0,118	0,11	(mol)
Tpư	 0,11	 0,11 . 
Spư:	 0,008	 0
 Vậy khối lượng kết tủa thu được là : 
 m = 0,08958 + 0,00878 = 5,162 + 0,624 = 5,786 gam.

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_ho.docx