Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm)

Bài 1: (2 điểm) Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa quá trình phát sinh giao đực và quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật?

Bài 2: (1 điểm) Một gen có 2700 nuclêôtit và có hiệu số giữa A và G bằng 10% số nu của gen.

a/ Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.

b/ Tính số liên kết hiđrô của gen.

Bài 3: (2 điểm).

a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?

 b) Kết quả của giảm phân I có điểm khác cơ bản nào so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm? Vì sao?

Bài 4: (2,5 điểm )

Lai giữa hai dòng ruồi giấm, người ta thu được kết quả như sau:

140 cá thể có thân xám, lông ngắn

142 cá thể có thân xám, lông dài

138 cá thể có thân đen, lông ngắn

139 cá thể có thân đen, lông dài

Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau, tính trạng thân xám và lông ngắn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen và lông dài.

Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai .

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT I
Năm học 2015 – 2016
Môn thi: Sinh học - Lớp 9
Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (2 điểm) Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa quá trình phát sinh giao đực và quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật? 
Bài 2: (1 điểm) Một gen có 2700 nuclêôtit và có hiệu số giữa A và G bằng 10% số nu của gen.
a/ Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b/ Tính số liên kết hiđrô của gen.
Bài 3: (2 điểm).
a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?
	b) Kết quả của giảm phân I có điểm khác cơ bản nào so với kết quả của giảm phân II? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm? Vì sao?
Bài 4: (2,5 điểm ) 
Lai giữa hai dòng ruồi giấm, người ta thu được kết quả như sau:
140 cá thể có thân xám, lông ngắn
142 cá thể có thân xám, lông dài
138 cá thể có thân đen, lông ngắn
139 cá thể có thân đen, lông dài
Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau, tính trạng thân xám và lông ngắn là trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen và lông dài.
Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai .
Bài 5: (2,5 điểm) Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số lần bằng nhau. Các tế bào mới được hình thành đều giảm phân tạo ra 160 giao tử. Số NST có trong các tinh trùng nhiều hơn ở các trứng được tạo thành là 480 NST. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25%
a/ Xác định số tế bào sinh tinh, số tế bào sinh trứng, số hợp tử tạo thành.
b/ Xác định bộ NST lưỡng bội của loài, số crômatit và số tâm động có trong các hợp tử được tạo thành khi chúng đang ở kì giữa của lần nguyên phân đầu tiên.
---------HẾT---------
( Đề thi gồm có 1 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh..; Số báo danh
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Sinh học- Lớp 9
Bài 1: (2 điểm)
Ý/ phần
Đáp án
Điểm
Giống nhau:
- Đều qua các gia đoạn giống nhau ( Sinh sản, sinh trưởng và thời kì chín)
- Đều xảy ra ở cơ quan sinh sản của động vật
- Đề là cơ chế giúp duy trì sợ ổn định bộ NST lưởng bội của loài sinh sản hữu tính.
- Đều tạo ra các giao tử mang bộ NST đơn bội
Khác nhau:
Phát sinh giao tử đực
Phát sinh giao tử cái
- Xảy ra ở cơ quan sinh sản đực
- Giai đoạn sinh trưởng ngắn
- Thời kì chín, từ 1 tế bào sinh tinh cho 4 tinh trùng kích thước nhỏ như nhau
- Tế bào tinh trùng được hình thành kích thước nhỏ có dạng hình trụ gồm 3 phần : đầu, cổ, đuôi
- Diến ra nhanh, tạo nhiều giao tử hơn trong vòng đời sinh vật
- không có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên
- Xảy ra ở cơ quan sinh sản cái
- Giai đoạn sinh trưởng kéo dài
- Thời kì chín, từ 1 tế bào sinh trứng cho 1 trứng kích thước lớn và 3 thể định hướng kích thước nhỏ.
- Tế bào gia tử ( trứng ) được hình thành kích thước lơn, dạng hình cầu. 
- Diễn ra chậm, tạo ít giao tử trong vòng đời
- Có sự tham gia của chọn lọc tự nhiên
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Bài 2: (1 điểm)
Ý/ phần
Đáp án
Điểm
a/ Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
Theo bài ra: A – G = 10%
Theo nguyên tắc bổ sung: A + G = 50%
 Suy ra: 2A = 60%
Vậy A = T = 30%
G = X = 50% - 30% = 20%
Số lượng nuclêôtit của gen: 
A = T = 30%. 2700 = 810 ( nu)
G = X = 20%. 2700 = 540 ( nu )
b/ Số liên kết hyđrô của gen:
H = 2A + 3G
 = (2 x 810) + ( 3 x 540) = 3240 liên kết
0,5 đ
0,5 đ
0.5 đ
0,25
0,25
0,5
Bài 3 (2 điểm)
Ý/ phần
Đáp án
Điểm
- Ở kì đầu của giảm phân I: Có sự tiếp hợp và có thể có sự bắt chéo giữa hai trong bốn cromatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng. Nguyên phân không có.
- Ở kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, còn trong NP các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Ở kì sau I: 
	+ Có sự phân li của mỗi NST kép trong cặp tương đồng về 1 cực của tế bào, ở nguyên phân là sự phân li của mỗi NST đơn.
	+ Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng, ở nguyên phân là sự phân li đồng đều.-
0,25
0,5
0,25
0,25
- Qua giảm phân I, số lượng NST ở tế bào con giảm đi 1 nửa nhưng mỗi NST ở trạng thái kép
- Qua giảm phân II, từ 1 tế bào chứa n NST kép hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con chứa n NST đơn.
- Trong 2 lần phân bào: lần I giảm nhiễm, lần II nguyên nhiễm. vì ở lần GPI tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ còn ở lần GPII tế bào con có số NST giống với tế bào mẹ
0,25
0,25
0,25
Bài 4: (2,5 điểm ) 
Ý/ phần
Đáp án
Điểm
F2 có tỷ lệ 140 : 142 : 138 : 139 xấp xỉ 1 : 1 : 1 : 1 
Theo đề bài, ta quy ước gen:
- Gen A quy định màu thân xám; Gen a quy định màu thân đen
- Gen B quy định lông ngắn ; Gen b quy định lông dài 
- Xét sự di truyền của từng tính trạng ở con lai F1 :
- Về màu thân: thân xám = 140 + 142 = 282 
 thân đen 138 + 139 277 xấp xỉ 1 xám
 1 đen 
Đây là tỷ lệ phép lai phân tích. Suy ra phép lai P của tính trạng này là: 
 P : Aa ( xám) x aa ( đen) 
- Về độ dài lông: lông ngắn = 138 + 140 = 278
 lôngdài 142+139 281 
xấp xỉ 1 ngắn
 1 dài 
Đây là tỷ lệ phép lai phân tích. Suy ra phép lai P của tính trạng này là:
 P : Bb ( lông ngắn) x bb ( lông dài) 
Tổ hợp 2 tính trạng, có 1 trong 2 sơ đồ lai sau:
P : AaBb ( thân xám, lông ngắn) x aabb ( thân đen, lông dài)
P : Aabb ( thân xám, lông dài) x aaBb ( thân đen, lông ngắn)
* Sơ đồ lai 1: 
P : AaBb ( thân xám, lông ngắn) x aabb ( thân đen, lông dài)
 GP : AB, Ab , aB , ab ab
 F1 : 1AaBb , 1 Aabb , 1aaBb , 1aabb
 Kiểu hình: 1 xám, ngắn : 1 xám, dài : 1 đen, ngắn : 1 đen dài
* Sơ đồ lai 2: P : Aabb ( thân xám, lông dài) x aaBb ( thân đen, lông ngắn)
 GP : Ab , ab aB , ab 
 F1 : 1AaBb , 1 Aabb , 1aaBb , 1aabb
 Kiểu hình: 1 xám, ngắn : 1 xám, dài : 1 đen, ngắn : 1 đen dài
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Bài 5: (2,5 điểm)
Ý/ phần
Đáp án
Điểm
 a,
 Gọi a là số tế bào sinh trứng được tạo thành từ 1 tế bào sinh dục cái nguyên phân ( a nguyên dương) 
 à số tế bào sinh tinh là a (vì tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái nguyên phân số lần bằng nhau)
 Vì 1 tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 tinh trùng nên khi tế bào sinh tinh trên giảm phân tạo số tinh trùng là: 4.a.
Vì 1 tế bào sinh trứng giảm phân chỉ cho 1 trứng nên số trứng được tạo ra từ số tế bào sinh trứng trên giảm phân là: a.
theo bài ra tổng số giao tử được tạo ra là 160 
nên ta có: 4a + a = 160
à a = 32
- Vậy số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng là 32 tế bào
- Số hợp tử tạo thành = số trứng được thụ tinh = 32 x 6,25% = 2 ( hợp tử)
0,5
0,5
0,5
b,
 Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài
Ta có: 4.32.n – 32.n = 480
à n = 5 à 2n = 10 ( NST)
có 2 hợp tử nguyên phân lên Ở kì giữa: 
- Số tâm động = 2.2n = 2. 10 = 20 ( Tâm động )
- Số crômatit = 2.20 = 40.
0,5
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_sinh_hoc_lop_9.doc