Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 9 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: ( 2 điểm)

 Cho 2 câu thơ: “ Cỏ non xanh tận chân trời

 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

 Có người nhận xét 2 câu thơ là bức họa tuyệt đẹp về thiên nhiên mùa xuân” . Em suy nghĩ như thế nào về điều đó?

Câu 2: (2 điểm)

 Cảm nhận của em về đoạn thơ:

“Đồng chiêm phả nắng lên không

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”

(Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy)

Câu 3: (6 điểm)

 Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: “Cháu sống thật hạnh phúc”.

 ( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)

 Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong tiếng hát. Họ “ Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.

 ( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

 Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.

 Dựa vào hai tác phẩm trên, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 9 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_________________
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1: ( 2 điểm)
 Cho 2 câu thơ: “ Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
 Có người nhận xét 2 câu thơ là bức họa tuyệt đẹp về thiên nhiên mùa xuân” . Em suy nghĩ như thế nào về điều đó?
Câu 2: (2 điểm) 
 Cảm nhận của em về đoạn thơ:
“Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
(Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy)
Câu 3: (6 điểm) 
 Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già anh vẫn khẳng định: “Cháu sống thật hạnh phúc”.
 ( Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
 Ngoài biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi trong tiếng hát. Họ “ Ra đậu dặm xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
 ( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
 Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.
 Dựa vào hai tác phẩm trên, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao động mới?
 - Hết -
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 9
A. YÊU CẦU CHUNG:
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát. Vận dụng linh hoạt đấp án, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
 - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1: ( 2 điểm)
 Bài làm của học sinh có các ý sau:
* Giải thích: thế nào là bức họa tuyệt đẹp về thiên nhiên mùa xuân
* Khẳng định 2 câu thơ thực là bức họa tuyệt đẹp về thiên nhiên mùa xuân : “ Cỏ non .... bông hoa” 
- Ở đây Nguyễn Du học tập 2 câu thơ cổ Trung Quốc : “ Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” nhưng khi đưa vào bài thơ của mình tác giả đã rất sáng tạo
- Câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh “ cỏ thơm” ( phương thảo) thiên về mùi vị thì Nguyễn Du thay bằng “ cỏ xanh” cộng thêm sắc trắng của hoa lê tạo cho bức tranh thiên về màu sắc
 Trong bức tranh ấy của Nguyễn Du có thảm cỏ xanh non trải dài tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền bức tranh xuân ấy điểm thêm sắc trắng của vài bông hoa lê khiến cho màu sắc có sự hài hòa đến mức tuyệt diệu. Chữ điểm khiến cho cảnh vật trở nên sinh động có hồn chứ không tĩnh tại.
- Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân : mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt mà trong trẻo, nhẹ nhàng mà thanh khiết 
- Hai câu thơ tả cảnh của Nguyễn Du quả là tuyệt bút ! Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả. Qua đó ta thấy tâm hồn con người tươi vui phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên.
Câu 2: ( 2 điểm)
Bài làm có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”).
- Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu.
- Bức tranh đồng quê mùa gặt được khắc họa bằng những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang, lưỡi hái liếm ngang chân trời ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm).
Câu 3: ( 6 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh nhận thức đúng yêu cầu của đề về kiểu bài, nội dung, giới hạn.
- Biết cách làm bài nghị luận văn học: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, biểu cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
* Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề. Cần chỉ ra và làm sáng tỏ những nét đẹp nổi bật của con người lao động mới ( người lao động sau Cách mạng tháng Tám) được thể hiện qua hai tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá (Huy cận), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long). Cụ thể cần đảm bảo được các nội dung cơ bản sau:
1. Mở bài: ( 0,5 điểm)
 Nêu đúng vấn đề và giới hạn - vẻ đẹp của người lao động mới trong hai tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
2. Thân bài: ( 5 điểm)
* Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác (0,5 điểm)
 Sau chiến thắng chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng CNXH. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất nước dấy lên khắp mọi nơi.
 “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận (1958), “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long (1970) đều là kết quả của những chuyến đi thực tế mà các tác giả sống trực tiếp cùng với những con người lao động. Hình tượng người lao động đã được khắc họa rõ nét trong hai tác phẩm. Họ thuộc đủ mọi lớp người, mọi lứa tuổi, với những nghề nghiệp khác nhau, làm việc ở những vùng khác nhau nhưng đều có chung những phẩm chất cao đẹp.
Luận điểm 1 ( 0,5 điểm): Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách.
 Người ngư dân trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi khi thiên nhiên, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và nguy hiểm. Nhưng những người ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành hình ảnh sáng đẹp.
 Trong “Lặng lẽ Sa Pa”: Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa..dự báo thời tiết”. Công việc ấy đồi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng giờ “ốp” dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì vẫn phải trở dậy làm việc.
Luận điểm 2 (1,5 điểm): Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc.
- Những người ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm hở: 
 “ Ra đậu dăm xa dò bụng biển
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Họ làm việc nhiệt tình, hăng say trong câu hát.
- Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “ phục vụ sản xuất”. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó ( qua lời anh nói với ông họa sĩ). 
Luận điểm 3 (2 điểm): Đó còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ.
- Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân đã thu về thành quả thật tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trở về đều trong câu hát. Hình ảnh thơ cuối bài rạng rỡ niềm vui, tin tưởng, hi vọng của người lao động. Họ vui say lao động vì một ngày mai “huy hoàng”.
- Lí tưởng sống của anh là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ : “mình sinh ra. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi “thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng.
 Trong cái lặng im của Sa Pa ấy, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến.
* Đánh giá (0,5 điểm): Người lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành phần, lứa tuối , nghề nhiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những người nhiệt tình, say mê công việc, sống có lí tưởng. Họ là điển hình cao đẹp của con người lao động mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dưng CNXH ở miền Bắc.
3. Kết bài (0,5 điểm)
 Khẳng định thành công của các tác giả trong việc khắc họa hình ảnh người lao động và nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ mở rộng.
Lưu ý: Ngoài cách triển khai như trên, nếu học sinh làm bài chứng minh lần lượt theo từng tác phẩm nhưng biết dùng lập luận tổng - phân - hợp ( khái quát rõ vẻ đẹp nói chung của người lao động trong hai tác phẩm rồi mới chứng minh cụ thể, sau đó tổng hợp, nâng cao) để vấn đề được sáng tỏ thì vẫn cho điểm cao. Nếu bài viết lạc sang phân tích tràn lan, không bám sát các gợi mở ở đề bài thì dù viết hay giám khảo không nên cho qúa 1/2 số điểm.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_ngu_van_lop_9.doc
Giáo án liên quan