Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 6 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: ( 2 điểm) Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt viết:
“ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.”
Vì sao ở hai câu cuối, tác giả dùng từ " ngọn lửa" mà không nhắc lại từ "bếp lửa"? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?
Câu 2: (2 điểm ) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình ».
( SGK Ngữ văn 9, tập một)
Câu 3: (6 điểm). Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”(Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) là bức tranh tâm tình đầy xúc động. Hãy phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ ý kiến trên.
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 1 Năm học 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ Văn - Lớp 9 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giaođề) Câu 1: ( 2 điểm) Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt viết: “ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...” Vì sao ở hai câu cuối, tác giả dùng từ " ngọn lửa" mà không nhắc lại từ "bếp lửa"? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào? Câu 2: (2 điểm ) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình ». ( SGK Ngữ văn 9, tập một) Câu 3: (6 điểm). Có ý kiến cho rằng: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”(Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du) là bức tranh tâm tình đầy xúc động. Hãy phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết ( Đề thi gồm có 1 trang ) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh.Số báo danh UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi Ngữ văn lớp 9 Câu 1. ( 2 điểm) Học sinh phải lí giải được: Ý/phần Đáp án Điểm Ý 1 + Ở câu thơ đầu dùng “bếp lửa” vì đây là hình ảnh xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhắc đến bếp lửa là gợi người cháu nhớ đến bà ngày nào bà cũng nhóm bếp lửa. Đó là cơ sở để xuất hiện hình ảnh “ngọn lửa” ở hai câu thơ sau. (1 điểm) Ý 2 + Trong mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa được cháy lên mang một ý nghĩa tượng trưng. Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nguyên liệu mà còn được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương, niềm tin. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa sự sống niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Từ bếp lửa đến ngọn lửa hình ảnh thơ mang ý nghĩa trừu tượng khái quát. (1 điểm) Câu 2. ( 2 điểm) Nội dung cơ bản của câu này là yêu cầu học sinh trình bày được những cảm xúc chân thành và những suy nghĩ sâu sắc của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, từ đó rút ra bài học về đạo lí làm người cho bản thân. Mạch bài làm cho câu này có thể như sau: Ý/phần Đáp án Điểm Ý 1 - Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ. (0,5 điểm) Ý 2 - Cảm nhận về đoạn thơ: Trên cơ sở phân tích đoạn thơ cần làm rõ: - Tiếng lòng và suy ngẫm thấm thía của Nguyễn Duy cũng chính là những nhận thức sâu sắc của mọi người về nghĩa tình thủy chung, về đạo lí “uống nước nhớ nguồn” (1 điểm) Ý 3 - Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và triết lí .( 0,5 điểm) Câu 3: ( 6 điểm) Yêu cầu HS viết thành bài văn nghị luận phân tích để chứng minh cho một ý kiến, có bố cục ba phần mạch lạc, hệ thống luận điểm luận cứ phù hợp; diễn đạt lưu loát, có sức thuyết phục, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, dựng đoạn Bài văn cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý/phần Đáp án Điểm Mở bài - Giới thiệu được “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. - Dẫn được nhận định. - Đoạn trích gây xúc động trong lòng người đọc bởi nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, góp phần diễn tả tâm trạng Thúy Kiều. ( 0,5 điểm) Thân bài * Bức tranh tâm tình. - Đây là bức tranh được vẽ bằng tâm trạng và tình cảm của Kiều: + Thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích. + Tâm trạng thương nhớ của Kiều: Nhớ Kim Trọng- Nhớ cha mẹ. + Tám câu cuối diễn tả đặc sắc nhất tâm trạng, tình cảm của Kiều thông qua cảnh vật- nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du: Mỗi cặp câu lục bát đều bắt đầu bằng điệp từ “Buồn trông”, mở ra một sắc thái cảnh- một sắc thái, một cung bậc tâm trạng Thúy Kiều. . . Làm nổi tâm trạng buồn và dự cảm về tương lai bất hạnh của nàng. * Bức tranh đầy xúc động: - Xúc động vì: + Lòng thương nhớ người yêu, cha mẹ, day dứt, chứng tỏ Kiều là người thủy chung với mối tình đầu và rất hiếu thảo với cha mẹ. +Nỗi cô đơn bất định không lối thoát của Kiều trước cảnh ngộ éo le của cuộc đời. - Gợi cho chúng ta: + Xót thương cho thân phận, cảnh ngộ của Kiều. + Căm giận xã hội bất công đẩy Kiều vào cảnh ngộ đau thương đó. ( 2,5 điểm) (2,5 điểm) Kết bài - Khẳng định đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là bức tranh trữ tình đầy xúc động. - Nêu cảm xúc của bản thân. ( 0,5 điểm) * Yêu cầu: - Viết đúng kiểu bài Bố cục rõ ràng Diễn đạt lưu loát - Trừ điểm các lỗi sau Sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm Trình bày bẩn, chữ viết xấu trừ 0,5 điểm Tổng điểm trừ không quá 2 điểm
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_ngu_van_lop_9.doc