Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 5 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: (2 điểm)
Cảm nhận của em về những câu thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
- Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
- Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Ngữ văn 9 - Tập một)
Câu 2: (2 điểm)
Chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích cái hay, cái đẹp mà những biện pháp tu từ ấy mang lại:
“ Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu
Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ’’
( Hải Như, “ Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!’’)
Câu 3: (6 điểm)
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao và “Làng” của Kim Lân.
. HẾT.
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN ĐỢT 1 Năm học 2015- 2016 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian làm bài 150 phút( không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Cảm nhận của em về những câu thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: - Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. - Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Ngữ văn 9 - Tập một) Câu 2: (2 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích cái hay, cái đẹp mà những biện pháp tu từ ấy mang lại: “ Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ chúng ta canh giấc ngủ’’ ( Hải Như, “ Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!’’) Câu 3: (6 điểm) Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao và “Làng” của Kim Lân. ............... HẾT............... ( Đề thi gồm có 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..............................................; Số báo danh......................................... UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Ngữ văn- Lớp 9 Câu 1: ( 2 điểm) Ý/ Phần Đáp án Điểm 1 Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau, nhưng phải cảm nhận được vẻ đẹp riêng biệt của hai câu thơ. Về cơ bản, bài viết phải: - Giới thiệu vị trí hai câu thơ trong Truyện Kiều. 0,25đ 2 - Chỉ ra nét tương đồng: hai câu thơ đều mở ra bức tranh phong cảnh với một không gian mênh mông từ mặt đất đến chân mây, ngập tràn sắc cỏ. 0,2đ 3 4 - Chỉ ra nét riêng biệt: + Câu thơ: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. * Là bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, hài hòa, tràn đầy sức sống (màu xanh của cỏ gợi sức sống, màu trắng của hoa gợi sự trong sáng). Đằng sau bức tranh ấy là tâm trạng vui tươi của Thúy Kiều. * Nghệ thuật thể hiện: bút pháp chấm phá, kế thừa tinh hoa của văn học cổ, từ ngữ giàu chất tạo hình. + Câu thơ : Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. * Là bức tranh thiên nhiên mêng mang, héo úa, đơn điệu (“rầu rầu” thể hiện sự héo úa của cảnh, “xanh xanh” gợi sự mêng mang, mờ mịt). Đằng sau bức tranh ấy là tâm trạng cô đơn, hoảng loạn của Thúy Kiều. * Bút pháp tả cảnh ngụ tình, từ ngữ giàu sức gợi tả. - Giải thích lí do tạo nên sự khác biệt ấy: + Ở câu đầu: * Thiên nhiên là đối tượng miêu tả. * Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của người con gái tài sắc, đang sống trong những tháng ngày tươi đẹp. + Ở câu sau: * Thiên nhiên là phương tiện, là cách thức để thể hiện tâm trạng nhân vật. * Thiên nhiên được cảm nhận qua con mắt của một người trong tâm trạng của kẻ tha hương, biết mình bị lừa bán vào chốn lầu xanh. 1đ 0,5đ Câu 2: (2 điểm) Ý/ Phần Đáp án Điểm 1 Yêu cầu: Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và chỉ ra được giá trị thẩm mĩ có trong đoạn thơ * Nhân hóa: Trăng được gọi như người “trăng ơi trăng’’, trăng cũng “ bước nhẹ chân’’, “yên lặng cúi đầu’’, „“ canh giấc ngủ’’=> Trăng cũng như con người , cùng nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.Trăng là người bạn thủy chung suốt chặng đường dài bất tử của người 0, 4đ 2 * Điệp ngữ: “ nhẹ’’, “trăng’’ - “Nhẹ’’: nhấn mạnh thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác. - “Trăng’’lời nhắn nhủ làm cho trăng trở nên gần gũi với người. 0,4 đ 3 * Ẩn dụ: “ ngủ’’( trong câu thơ thứ 3)=> tấm lòng lo lắng cho dân, cho nước suốt cuộc đời của Bác, tác giả ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác 0,4đ 4 * Nói giảm nói tránh: “ ngủ’’( trong câu thơ thứ tư)=> làm giảm sự đau thương khi nói về việc Bác đã mất, qua đó nhà thơ ca ngợi sự bất tử của Bác, khảng định Bác vẫn còn sống mãi 0,4đ 5 * Nhận xét : đoạn thơ là cách nói rất riêng và giàu cảm xúc về tình cảm của nhà thơ nói riêng và của nhân dân ta nói chung với Bác 0,4đ Câu 3: ( 6 điểm) Ý/ Phần Đáp án Điểm 1 Mở bài: HS giới thiệu đúng đề tài và phạm vi nghị luận 0,5 2 2.1 2.2 2.3 2.4 3 Thân bài 1.Giới thiệu đề tài và hoàn cảnh sáng tác của hai tác phẩm 2.Vẻ đẹp chung của người nông dân trong hai tác phẩm + Cần cù chịu khó, một đời chăm lo làm ăn. - Lão Hạc: Khi còn sức lực thì cày thuê , cuốc mướn, khi già yếu vẫn đem chút hơi tàn còn lại để kiếm sống “ Lão làm thuê kiếm ăn.. .cũng có được hơn trăm đồng bạc”. - Ông Hai phải xa làng chợ Dầu đi tản cư, vẫn hăng hái lao động “ ông hì hục vỡ một vạt đất nằm ngoài bờ sắn... những tháng đói sang năm”. + Có lòng nhân ái cao cả, có phẩm chất, lương tâm trong sạch: - Lão Hạc yêu thương con, vì nghèo không có tiền mà con trai lão không lấy được vợ, phải bỏ nhà, bỏ quê đi làm ăn xa. Lão luôn lo cho con, để dành tiền cho con, dù đau ốm, khó khăn thiếu thốn đến mức nhịn ăn nhưng quyết không tiêu vào tiền hoa lợi từ mảnh vườn để dành cho con. Yêu thương cậu Vàng (con chó) như đứa con đặc biệt của mình. Lão là người nghèo khổ nhưng tự trọng: Gửi tiền ông giáo lo hậu sự cho mình để lúc nằm xuống khỏi phải phiền lụy đến dân làng. Lão thà chết để giữ trọn 3 sào vườn cho con trai. .. - Ông Hai cũng là người yêu thương con, yêu thương làng chợ Dầu “ hai bố con nằm bên nhau... vỗ nhẹ lên lưng nó..”. Ông buồn đau khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây “Làng thì yêu thât... phải thù”.. 3. Vẻ đẹp riêng của nhân vật trong mỗi giai đoạn lịch sử: + Lão Hạc sống trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám. Cuộc đời lão từ khi vợ chết, chịu nhiều cơ cực, đau khổ. Là người nông dân nghèo, một mình nuôi con. Cái nghèo đói làm cuộc đời lão càng thêm tăm tối, bất hạnh. Lão ân hận khổ sở vì không có tiền cho con lấy vợ. Lão lo tiền cho con, lo tiền làm ma cho mình lúc chết hơn là lo cho cuộc sống hàng ngày của mình. Lão chọn đến cái chết, một cái chết đau đớn, vật vã về thể xác (ăn bả chó tự tử) để giữ lương tâm và phẩm giá trong sạch của mình. + Ông Hai nghèo khổ trong kháng chiến chống Pháp . Cách mạng đã đem đến cho ông sự suy nghĩ và hành động mới. Được sống trong tự do, đựoc làm chủ, thoát khỏi sự áp bức nặng nề của chế độ thực dân phong kiến. Ông hể hả, vui mừng tự tin và hiểu rõ trách nhiệm của mình trước làng xóm, trước cách mạng. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, một người nông dân thuần khiết như bao người nông dân Việt Nam khác mang trong mình tình yêu làng quê thật giản dị mà sâu sắc. Ông thường hay nói về nó, kể về nó với một tâm trạng háo hức say mê : Một ngôi làng với phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa , rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cáo bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh, đường làng lát toàn đá xanh, cái sinh phần to đẹp của viên tổng đốc làng mình... và tự hào hơn bao giờ hết là làng ông đã theo kháng chiến những ngày đánh Tây gian khổ mà vui. Đó là cái làng mà cả giới phụ lão cũng vác gậy đi tập một hai trong những ngày khởi nghĩa dồn dập, cái làng với nhiều ụ, nhiều giao thông hào chuẩn bị cho kháng chiến ... Và khi phải đi tản cư rồi, ông vẫn bồi hồi không yên, luôn lắng nghe tin tức ở cái làng thân yêu của mình trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Ông đã xấu hổ, đau xót, căm giận khi nghe tin làng mình theo Tây “ cổ ông nghẹn đắng” “ nước mắt trào ra”.... Và ông cũng thật hả hê, vui mừng, đi khoe khi được tin cải chính làng ông không theo Tây, làng ông bị tàn phá, nhà ông bị đốt. Nhưng đó là sự hi sinh mất mát đầy tự hào, mãn nguyện vì đó là làng kháng chiến, làng yêu nước. Ông vui mừng hả hê khi hiểu rõ sự tình... Hình ảnh một người nông dân gắn bó với quê hương, yêu làng, yêu cuộc sống, yêu nước, yêu Cụ Hồ và hăng hái kháng chiến... => Khái quát, mở rộng: Người nông dân Việt Nam ở hai thời kỳ đều mang những nét đẹp đặc trưng tiêu biểu cho truyền thống nông dân Việt Nam. Đó là phẩm chất cần cù chịu khó, chăm chỉ lương thiện và giàu lòng nhân ái. Yêu nước, yêu quê hương (làng mình, mảnh vườn...). Cả hai nhân vật ông Hai và lão Hạc đều là những nông dân nghèo, chưa có nhận thức đầy đủ về giai cấp trước Cách mạng. Sau Cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, người nông dân dưới ánh sáng Cách mạng đã tin và đi theo Đảng, theo Cách mạng, tham gia kháng chiến . Vẻ đẹp ấy càng đẹp hơn bao giờ hết là tình yêu làng, yêu nước gắn với cách mạng và kháng chiến, không thoả hiệp với kẻ thù, không đội trời chung với kẻ thù là Việt gian và bọn Tây xâm lược. 4.Đánh giá chung: - Dù viết về người nông dân ở giai đoạn nào thì cả hai nhà văn đều làm nổi bật vẻ đẹp của người nông dân truyền thống: Cần cù, chăm chỉ, hiền lành, chất phác. Họ cũng là những con người giàu tình yêu thương, có lòng nhân ái đáng kính trọng... - Vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của lão Hạc, ông Hai là vẻ đẹp tiêu biểu của những người nông dân xưa và nay. Cuộc đời người nông dân hôm nay đó thay đổi, đất nước phát triển, đời sống người nông dân vì thế cũng có nhiều đổi thay, tiến bộ...Thêm yêu quí và tự hào về những con người bình dị nhưng đã góp phần làm nên đất nước hôm nay. Kết bài: Đánh giá, khái quát chung về hình ảnh người nông dân Việt Nam qua hai thời kì . 0,5đ 2 đ 2đ 0,5 đ 0,5đ
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_ngu_van_lop_9.doc