Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 13 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2 điểm)

 Nhận xét cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: " Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời", song ý kiến khác lại khẳng định: " Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo".

 Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên?

Câu 2: (3 điểm)

 “Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời nhất là trái tim người

mẹ”. (Bemard Shaw)

 Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?

Câu 3: (5 điểm)

 Nhận xét về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có ý kiến viết: “ Văn học của ta đã xây dựng và thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử.”

 Qua một số tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

 HẾT. .

 

doc7 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 13 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài:150 phút ( Không kể thời gian giao đề )
I. ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2 điểm)
	Nhận xét cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: " Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời", song ý kiến khác lại khẳng định: " Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo".
	Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên?
Câu 2: (3 điểm)
 “Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt vời nhất là trái tim người 
mẹ”. (Bemard Shaw) 
	Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên? 
Câu 3: (5 điểm)
	Nhận xét về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có ý kiến viết: “ Văn học của ta đã xây dựng và thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử.”
	Qua một số tác phẩm đã học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
HẾT...
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.;Số báo danh:
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9
II. ĐÁP ÁN:
Câu 1: (2 điểm )
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
 - Viết đúng thể thức của một đoạn văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội. 
 - Lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. 
 - Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. 
- Trình bày sạch đẹp ; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
- Tóm lược về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ .     
- Trình bày suy nghĩ của người viết về hai ý kiến nhận xét trên:                     + Mỗi ý kiến trên là một góc nhìn về việc khám phá dụng ý của nhà văn Nguyễn Dữ :          
    * Khi nói: Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn của tác phẩm: người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá. Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích.                                *Khi nhận xét:  Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm: tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu.                                                                                                 
+ Hai ý kiến trên tưởng chừng là mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất là bổ sung, soi sáng trong việc khám phá dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ, nó được xem là hai mặt của một vấn đề.                            
- Mở rộng và nâng cao vấn đề :                                                                         + Mỗi ý kiến trên đều xuất phát từ một góc nhìn, cách khám phá và tiếp cận ở phần kết của tác phẩm
+ Lí giải cách kết thúc tác phẩm cần phải có cái nhìn toàn vẹn và những cơ sở để phát hiện ra những dụng ý mà nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm qua phần kết. Vì vậy, không nên tuyệt đối hoá một trong hai ý kiến trên mà cần phải thấy được sự bổ sung, thống nhất, nhằm soi sáng hai mặt của một vấn đề.
 + Từ hai ý kiến trên, người đọc sẽ thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong việc “dồn nén tư tưởng và cảm xúc” ở một cái kết độc đáo.
 + Từ việc tìm hiểu những ý kiến bàn về dụng ý cách kết của một tác phẩm văn học đã đặt ra trách nhiệm, vai trò cho độc giả trong quá trình tiếp cận, giải mã văn bản văn học.
Câu 2: (3 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng: 
 - Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội. 
 - Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. 
 - Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. 
 - Trình bày sạch đẹp ; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 
2. Yêu cầu về kiến thức: 
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo các nội dung sau: 
*. Mở bài: (0,5 điểm) 
 Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: tấm lòng và trái tim của người mẹ. 
*. Thân bài: (2,0 điểm) 
a) Giải thích: 
- Giải thích từ ngữ, hình ảnh: 
+ “Kì quan”: một công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ, hiếm thấy. 
+ “Tuyệt vời”:đạt đến mức coi như lí tưởng, không gì có thể sánh ñược. 
- Ý nghĩa câu nói: sự so sánh giữa kỳ quan vũ trụ và trái tim người mẹ -> Khẳng định tấm lòng của người mẹ là vĩ đại nhất đẹp đẽ nhất, kỳ diệu nhất trong vũ trụ. 
b) Bình luận – chứng minh: 
- Khẳng định sự đúng đắn, sâu sắc của câu danh ngôn. Làm sáng tỏ bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, xác ñáng về vẻ đẹp, sự kì diệu và lớn lao của trái tim người mẹ (có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống, trong các tác phẩm văn học - nghệ thuật,...). 
- Mọi kỳ quan trên thế giới dù rộng lớn, kỳ vĩ đến bao nhiêu thì cũng có giới hạn nhất định trong không gian và thời gian, thiên về ý nghĩa vật chất nhưng tình cảm mẹ dành cho con là vô hạn, thiên về giá trị tinh thần. 
- Sự vĩ đại của trái tim người mẹ không chỉ biểu hiện ở những cái lớn lao, đáng được tôn vinh, ca ngợi mà còn ở cả những điều nhỏ bé, bình dị. 
- Đến với kỳ quan là để chiêm ngưỡng, thán phục, còn đến với trái tim người mẹ, con người ñược yêu thương, chở che, nâng bước để trưởng thành và hoàn thiện chính mình. 
c) Mở rộng vấn đề: 
- Câu nói mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về đạo làm con: trân trọng và biết ơn tấm lòng người mẹ, sống tròn trách nhiệm và hiếu thảo. 
- Nêu phản đề: phê phán những hiện tượng: con cái chưa hiểu và không trân trọng tấm lòng người mẹ, có những hành động sai trái, lỗi đạo... 
d) Liên hệ với bản thân và rút ra bài học: 
 Tình cảm cá nhân giành cho mẹ của mình và xác định được động lực phấn đấu của bản thân 
 *. Kết bài: (0,5 điểm): Khái quát lại vấn đề nghị luận.
Câu 3: ( 5 điểm)
1.Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, đúng thao tác nghị luận, diễn đạt sáng rõ, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trongkháng chiến chống Mĩ  và phạm vi tư liệu
Lưu ý: Về phạm vi tư liệu sử dụng cho bài viết, ngoài hai văn bản đã học ở học kì I lớp 9 là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, giám khảo cần khuyến khích cho những thí sinh có thêm những dẫn chứng ở các tác phẩm khác ở HKII hoặc ngoài chương trình cùng đề tài.
2. Về kiến thức
  Bài viết cần trình bày được những nội dung cơ bản sau:
a. Mở bài : (0.5 điểm)
 - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua thực tế văn học chống M
 - Trích ý kiến
 - Khái quát vấn đề
b.Thân bài: (4 điểm)
1. Khái quát chung: (0.5 điểm)
- Hoàn cảnh lịch sử: Hai mươi năm dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt và hi sinh.
- Hình ảnh trung tâm của thời đại, niềm tự hào của dân tộc và cũng là hình ảnh trung tâm của văn học kháng chiến chống Mĩ đó là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam- thế hệ đóng góp lớn công sức và xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước:
 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
                                   Mà lòng phơi phới dậy tương lai
 - Bởi vậy văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhiều tác phẩm thơ ca cũng như văn xuôi của các tác giả đã khắc họa sinh động hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ: Họ là những người lính lái xe Trường Sơn; những cô gái thanh niên xung phong trên chiến trường; những con người ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho đất nước...
 - Họ đều là những thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, họ nguyện đem sức trẻ, tinh thần, trí tuệcống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiệm vụ khác nhau nhưng họ cùng chung mục đích, lý tưởng là bảo vệ và xây dựng đất nước nên ở họ đều tỏa sáng những phẩm chất cao đẹp tuyệt vời.
2. Phân tích và chứng minh
 - Luận điểm 1: (0.75 điểm)  Đó là lớp thanh niên trẻ có lý tưởng cách mạng cao đẹp, có hoài bão ước mơ, sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho đất nước 
 + Lý tưởng cao đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn: Vì sự nghiệp giải phóng miềnNam thống nhất đất nước
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
 + Nhân vật anh thanh niên dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh đã ý thức được một cách sâu sắc về trách nhiệm của mình (một công dân) đối với quê hương đất nước, mà cao hơn là lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng
“ Mình sinh ra là gì,mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” (Lặng lẽ Sa Pa)
 - Luận điểm 2: (1 điểm) Họ là những con người dũng cảm, gan dạ, đầy tinh thần trách nhiệm, coi thường hiểm nguy,vượt qua mọi gian khổ sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ 
 + Những người lính lái xe Trường Sơn với tinh thần dũng cảm và ý chí kiên cường vì sự nghiệp giải phóng đất nước đã giúp họ vượt qua sự nguy hiểm của bom đạn ( sự ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ), vượt qua sự khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
“ Không có kính ừ thì có bụi.”
“ Không có kính ừ thì ướt áo”
“ Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
 +Anh thanh niên với lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm đã giúp anh vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ
“ Cháu ở đây có nhiệm vụ đo nắng, đo mưa.xong việc trở vào là không thể nào ngủ lại được.”
- Luận điểm 3:( 0.75 điểm): Ở họ có tình đồng chí, đồng đội gắn bó thân thiết, sẵn sàng chia sẻ với nhau trong cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và hiểm nguy.
 + Những người lính lái xe Trường Sơn từ sự cùng chung nhiệm vụ, lý tưởng họ đã trở thành đồng đội của nhau, sẻ chia với nhau những gian khổ ở chiến trường, tình đồng đội đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua bom đạn hiểm nguy. Hơn thế họ còn coi nhau như anh em trong một gia đình (Dẫn chứng và phân tích)
 +Anh thanh niên có thể vượt qua nỗi cô đơn, vượt qua mọi sự gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ là vì anh luôn suy nghĩ anh không cô đơn mà luôn có đồng đội tiếp sức cho anh: “ Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia”.Vì đồng đội mà anh luôn cố gắng trong công việc bởi anh luôn thấy những đóng góp của mình cho đất nước còn quá nhỏ bé so với họ (anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng,anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ sư vườn rau Sa- Pa).
-Luận điểm 4: (1 điểm) Giữa những khó khăn ác liệt của cuộc sống họ vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, sự trẻ trung, lãng mạn của tuổi trẻ.
+ Sự trẻ trung, ngang tàng, sôi nổi đậm chất lính của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn giữa chiến trường ác liệt. Thái độ bất chấp những gian khổ hiểm nguy  (Dẫn chứng và phân tích)
+ Anh thanh niên, qua những lời anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sư về cuộc sống một mình của anh, về công việc của anh ta thấy được ý chí nghị lực phi thường ở anh“ Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng”. Không chỉ vậy, ngoài giờ làm việc còn trồng hoa, nuôi gà và đặc biệt là dành thời gian để đọc sách mở mang hiểu biết.
- Đánh giá (0,5điểm)
+Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ hiện lên chân thực, sinh động trên các trang văn của các tác giả đã có sức thuyết phục với người đọc.
+ Hình ảnh ấy không chỉ cho thấy tài năng của các tác giả mà còn cho chúng ta thấy sự am hiểu, trải nghiệm cuộc sống trong những năm kháng chiến ác liệtcủa các nhà văn, nhà thơ.
+ Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm về lịch sử dân tộc, thêm tự hào và tiếp bước truyền thống các thế hệ cha anh
c. Kết bài: (0.5 điểm)
-         Khẳng định lại vấn đề
-         Suy nghĩ của bản thân
HẾT...

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_ngu_van_lop_9.doc