Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 10 (Có hướng dẫn chấm)

 Câu 1 (1điểm): Vì sao xuyên suốt bài thơ “Ánh trăng“, Nguyễn Duy đều dùng vầng trăng, nhưng đến cuối bài lại sử dụng ánh trăng?

 Câu 2 (2điểm): Giải nghĩa và phân tích giá trị biểu cảm của từ đi trong các câu thơ sau:

 Con dù lớn vẫn là con của mẹ

 Đi (1) hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

 (Con cò – Chế Lan Viên)

 Ta đi (2) trọn kiếp con người

 Vẫn không đi (3) hết mấy lời mẹ ru.

 (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)

 Câu 3 (2điểm): Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ:

 Không có kính, rồi xe không có đèn,

 Không có mui xe, thùng xe có xước,

 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

 Chỉ cần trong xe có một trái tim.

 (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1)

 Câu 4: (5 điểm)

 Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 10 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phßng GD & §T L­¬ng Tµi
Tr­êng THCS ............................
§Ò THI HäC SINH GIáI CÊP HUYÖN n¨m häc 2015 -2016
Môn: Ngữ văn 9 
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
	--------------------
 Câu 1 (1điểm): Vì sao xuyên suốt bài thơ “Ánh trăng“, Nguyễn Duy đều dùng vầng trăng, nhưng đến cuối bài lại sử dụng ánh trăng?	
 Câu 2 (2điểm): Giải nghĩa và phân tích giá trị biểu cảm của từ đi trong các câu thơ sau: 
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi (1) hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
 (Con cò – Chế Lan Viên)
 Ta đi (2) trọn kiếp con người
 Vẫn không đi (3) hết mấy lời mẹ ru.
 (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
 Câu 3 (2điểm): Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ:
	 Không có kính, rồi xe không có đèn,
	 Không có mui xe, thùng xe có xước,	
	 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
	 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
 Câu 4: (5 điểm)
 Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
------------------ Hết ----------------------
( Đề bài có một trang)
Phßng GD & §T L­¬ng Tµi
Tr­êng THCS ........................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC: 2015-2016
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1 (1điểm): HS nêu được các ý cơ bản sau:
- Ánh trăng hay vầng trăng là hình tượng nghệ thuật được nhà thơ sáng tạo ra trong quá trình tư duy nghệ thuật, nó đều có dụng ý của tác giả:
+ Hình ảnh vầng trăng được nhân hóa trở thành người bạn đồng hành, tri kỉ, gắn bó với nhân vật trữ tình...
+ Ánh trăng là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa cho nhiều vấn đề cuộc sống, trong đó quan trọng là sự soi chiếu, ám ảnh. Ánh trăng gợi nhắc tả sáng của vầng trăng. Đó là ánh sáng hiền dịu , độ lượng, bao dung. Ánh sáng ấy soi rọi vào lương tâm kẻ lầm lỗi làm bừng thức cái đẹp trong tâm hồn để đưa họ về là chính mình, giúp con người hướng thiện, hoàn lương .... Ánh trăng làm sáng tỏ dụng ý của nhà thơ và góp phần thành công của tác phẩm ...
Câu 2 (2điểm): Bài tập gồm 2 yêu cầu: 
- Giải thích từ “đi” trong mỗi câu thơ.
- Phân tích giá trị biểu cảm của nó.
 HS có thể giải thích như sau: (0.5đ)
- Đi (1 và 2) đều có nghĩa là sống (sống hết đời, sống trọn kiếp con người).
- Đi (3) có nghĩa là hiểu, biết, đền đáp.
- Phân tích: (1.5đ)
+ Chế Lan Viên dùng từ “đi” mà không dùng từ “sống”. Bởi từ “đi” vừa gợi hình tượng con đường dài dằng dặc, gian khó đắng cay của mẹ, vừa gợi cảm, gây xúc động lòng người. Câu thơ trở nên có hồn, chất chứa tình mẹ bao la. Dù con đã lớn nhưng suốt đời, trọn kiếp mẹ vẫn theo con, che chở, chia sẻ cùng con 
+ Nguyễn Duy sử dụng liên tiếp hai từ “đi” nhưng mỗi từ lại mang một giá trị biểu cảm khác nhau: Từ “đi” (2) mở ra trước mắt người đọc dằng dặc, thăm thẳm con đường đời của mỗi kiếp người mà “vẫn chưa đi hết mấy lời mẹ ru”. Từ “đi” (3) tạo ra sự đối lập trọn kiếp/mấy lời, có nghĩa là cả cuộc đời đi nhiều, học nhiều, biết nhiều  nhưng chưa cắc đã hiểu hết những uẩn ức gửi gắm trong mấy lời ru của mẹ, chưa chắc đã hiểu hết tình yêu thương, sự lo lắng, hi sinh của mẹ dành cho mình. Và cũng không bao giờ đền đáp được công lao to lớn đó của mẹ. Từ “đi”(3) còn chất cứa một sự hối hận và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ với mẹ. -> thể hiện đạo hiếu của phận làm con 
Câu 3: (2điểm):
Yêu cầu: Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và chỉ ra được giá trị thẩm mĩ có trong đoạn thơ:
	- Điệp ngữ: không có ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa.(0,5đ)
	- Tương phản: Giữa không và có đó là sự đối lập giữa phương tiện vật chất và tinh thần của người chiến sĩ. ( 0,5đ)
	- Hoán dụ:
	 + một trái tim: chỉ người lính lái xe với một tấm lòng, một tình yêu nước, một khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. (1.0đ)
Câu 4: ( 5 điểm)
a.Yêu cầu về kỹ năng:
 - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học. 
 - Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
b.Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
 	* Hoàn cảnh xã hội:
- XHPK với những cổ tục lạc hậu, quan niệm trọng nam khinh nữ đã khiến bao cuộc đời người phụ nữ đắm chìm trong bể khổ, đắng cay ... 
- Từ thế kỉ 16-19 XHPK suy tàn, mục nát, chiến tranh phong kiến triền miên, giai cấp thống trị tranh giành quyền lực ... Người phụ nữ trở thành nạn nhân của xã hội đó ... 
- Bằng trái tim yêu thương và lòng nhân đạo lớn, các tác giả văn học trung đại đã hướng ngòi bút của mình vào việc phản ánh cuộc đời cùng thân phận người phụ nữ với bao trân trọng và cảm mến ...
 	Nội dung:
 	* Vẻ đẹp của người phụ nữ:
- Đẹp về nhan sắc (Thúy Vân, Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du) 
-Đẹp về tài năng (Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du)
- Đẹp về tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt, nhân hậu vị tha khao khát hạnh phúc... (Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ; Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” – Nguyễn Du; 
=> Trong sáng tác của văn học trung đại, người phụ nữ là hiện thân của vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng. Giữa xã hội phong kiến đây bất công, vể đẹp ấy vẫn được gìn giữ như đóa sen thơm ngát vươn lên từ lớp bùn nhơ ...
* Số phận của người phụ nữ:
 - Đau khổ, oan khuất (Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”– Nguyễn Dữ).
 - Long đong, chìm nổi; Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều trong Truyện Kiều – Nguyễn Du...). 
(Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong các tác phẩm để làm rõ những nội dung trên).
* Nhận định, đánh giá:
 - Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những con người tài hoa nhưng bạc mệnh, bị xã hội phong kiến vùi dập.
 - Các tác giả trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận của họ; lên án xã hội phong kiến bất công. . .
- Liên hệ mở rộng về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội ngày nay: Cách mạng đã đem lại quyền bình đẳng cho người phụ nữ, họ đã có vai trò rộng lớn trong xã hội: giỏi việc nước, đảm việc nhà, họ đang phát huy tài năng, phẩm chất trong lao động, trong học tập ... Chúng ta trân trọng xã hội mà chúng ta đang sống, nguyện ra sức học tập, rèn luyện ... 
c. Biểu điểm cụ thể:
 - Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo khi có những ý kiến riêng về vấn đề nêu ở đề bài, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc, sáng tạo. 
 - Điểm 4,5- 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn viết mạch lạc, trong sáng, còn một vài sai sót về ngữ pháp, chính tả.
 - Điểm 3,5- 4: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc, còn một vài sai sót về diễn đạt, trình bày.
 - Điểm 2,5- 3: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, song trình bày chưa có sức thuyết phục, còn một số sai sót về chính tả, diễn đạt, trình bày.
 - Điểm 1,5- 2: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, giải quyết vấn đề còn lúng túng, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt lủng củng.
 - Điểm 1: Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.
===========================

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_ngu_van_lop_9.doc