Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 3 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (1,5 điểm)

 Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN ) ? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN ?

Câu 2: ( 1,5 điểm)

 Nêu tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ 1945 đến nay đối với đời sống con người ? Em cần có thái độ và hành động như thế nào để hạn chế các tác động tiêu cực ?

Câu 3: ( 3 điểm)

Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam và những tác động của chúng đến nền kinh tế Việt Nam ?

Câu 4: ( 4 điểm)

 Bằng những hiểu biết của mình về lịch sử Viêt Nam đầu thế kỉ XX. Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1930 đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính Đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào?

 Em hãy cho biết những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1919 - 1930. Trong những công lao đó, công lao nào là to lớn nhất ? Vì sao ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 3 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Lịch sử - Lớp 9
Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giaođề)
Câu 1: (1,5 điểm)
 Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN ) ? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN ?
Câu 2: ( 1,5 điểm)
 Nêu tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ 1945 đến nay đối với đời sống con người ? Em cần có thái độ và hành động như thế nào để hạn chế các tác động tiêu cực ?
Câu 3: ( 3 điểm)
Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam và những tác động của chúng đến nền kinh tế Việt Nam ?
Câu 4: ( 4 điểm)
	Bằng những hiểu biết của mình về lịch sử Viêt Nam đầu thế kỉ XX. Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919-1930 đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời chính Đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào?
 Em hãy cho biết những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ 1919 - 1930. Trong những công lao đó, công lao nào là to lớn nhất ? Vì sao ?
---------- HẾT ---------- 
(Đề thi gồm có 1 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:............................Số báo danh................................ 
Chữ ký của giám thị 1......................Chữ ký của giám thị 2....................................
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi:Lịch sử - Lớp 9
Câu1: (1,5 điểm)
Ý phần
Đáp án
Điểm
Ý1
* Hoàn cảnh ra đời:
	- Sau khi giành độc lập, đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển.
 0,25
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
 0,25
- Ngày 8- 8- 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN ) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước : Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Xingapo.
0,25
Ý2
* Mục tiêu hoạt động:
Phát triển kinh tế - văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
0,25
Ý 3
* Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN :
 Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển tiến bộ, khắc phục được khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; Hàng hoá Việt Nam có cơ hội xâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á và thị trường thế giới; Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới và cách thức quản lý mới
 0,25
 Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Nếu Việt Nam không bắt kịp được với các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế; Có điều kiện hoà nhập với thế giới về mọi mặt nhưng rễ bị hoà tan nếu như không giữ được bản sắc dân tộc
 0,25
Câu2: (1,5 điểm)
Ý phần
Đáp án
Điểm
Ý1
 Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ 1945 đến nay đối với đời sống con người :
	Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật diến ra từ năm 1945 đến nay diễn ra trên mọi ngành, mọi lĩnh vực, đã đem lại những tiến bộ phi thường, những thành tự kì diệu. Những thành tựu đã đem lại những tác động vô cùng to lớn đối với đời sống con người nhưng bên cạnh đó cũng đem lại những hậu quả tiêu cực mà nhân loại phải gánh chịu:
 0,25
* Tác động tích cực :
- Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật có tác động vô cùng to lớn làm đổi thay cuộc sống của con người. Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đã cho phép thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
- Đưa tới những đổi thay lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng trong ngành công- nông nghiệp giảm dần, cơ cấu dân cư trong ngành dịch vụ tăng
- Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới sau văn minh nông nghiệp, công nghiệp, đó là “ nền văn minh trí tuệ”
- Làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật ngày càng được quốc tế hóa cao
 0,5
* Tác động tiêu cực : 
 Cuộc cách mạng này đem lại những hậu quả tiêu cực do chính con người tạo ra:
 - Tạo ra những loại vũ khí hủy diệt, các phương tiện quân sự hủy diệt sự sống
 - Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, trái đất đang kêu cứu
 - Sinh ra nhiều dịch bệnh, cùng những đe dọa về đạo đức, tai nạn gắn với kĩ thuật hiện đại đe dọa cuộc sống con người.
0,5
Ý2
Thái độ và hành động của học sinh :
- Trân trọng và phát huy những thành quả của cuộc cách mạng KHKT
- Bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi , sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.
- Tuyên truyền với mọi người để sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường.
0,25
Câu 3: ( 3 điểm)
Ý phần
Đáp án
Điểm
Ý1
 Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam : 
* Nguyên nhân:
	 Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ ..
à Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục địa vị kinh tế của nước Pháp , tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương , trong đó có Việt Nam .
 0,25
* Chính sách khai thác của Pháp:
 - Tăng cường đầu tư vốn trên quy mô lớn, tốc độ nhanh vào các nước ở Đông Dương
	- Trong nông nghiệp, Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng.
	- Trong công nghiệp, Pháp chú trọng khai mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công ty mới ra đời. Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.
	- Về thương nghiệp, phát triển hơn trước; Pháp độc quyền, đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam
	- Trong giao thông vận tải, đầu tư phát triển thêm đường sá, cầu cống, bến cảng; đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn. 
	- Về ngân hàng, ngân hàng Đông Dương nắm độc quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.
 0,25
 0,25
 0,25
 0,25
 0,25
 0,25
Ý 2
Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam :
- Tích cực: Phương thức sản xuất TBCN tiếp tục du nhập vào Việt Nam, làm xuất hiện một số ngành kinh tế mới..., tạo điều kiện nền kinh tế Việt Nam phát triển...
0,5
 - Tiêu cực: Làm cho kinh tế Việt Nam mất cân đối ( giữa nông nghiệp với công nghiệp , giữa công nghiệp nặng với công nghiệp nhẹ ). Tài nguyên bị vơ vét cạn kiệt...
 0,25
Tóm lại : Dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX có nhiều chuyển biến , những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau song nói chung về cơ bản nền kinh tế Việt Nam thời kì này vẫn là một nền sản xuất nhỏ , kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn và ngày càng phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp . Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam cơ cực trăm bề .
 0,5
Câu 4: (4 điểm)
Ý phần
Đáp án
Điểm
Ý 1
	Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam:
	- Sau một hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác- Lê nin. Người xác định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng vô sản.
 0,25
* Thời kỳ hoạt động tại Pháp
- Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
- Năm 1921, Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, để đoàn kết lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Thông qua đó truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin đến các dân tộc bị áp bức.
- Người tham gia viết bài cho các báo: “Người cùng khổ”, báo “Nhân đạo”, báo “Đời sống công nhân”. Xuất bản cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” 
à Sách báo của Người được bí mật đưa về nước, có tác dụng tuyên truyển, giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lê nin, hướng những người Việt Nam yêu nước đi vào con đường đấu tranh cách mạng đúng đắn
 0,5
* Ở Liên Xô 
 - Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành.
- Năm 1924, Người dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, được bầu là UVBCH. Người trình bày bản tham luận nêu rõ tầm quan trọng về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa. Người học tập, nghiên cứu lí luận cách mạng, thực tiễn xây dựng CNXH ở Liên Xô
à Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin về cách mạng giải phóng thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận đã được Người truyền bá vào nước ta, đó là một bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho sự thành lập chính Đảng vô sản ở Việt Nam
 0,5
* Ở Trung Quốc: 
- Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) hoạt động, Kể từ thời gian này, bên cạnh tiếp tục giác ngộ về tư tưởng chính trị, Nguyễn Ái Quốc còn xúc tiến mạnh mẽ việc chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập Đảng.
- Tháng 6-1925, Người thành lập và lãnh đạo Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đây là bước chuẩn bị trực tiếp hết sức quan trọng về tổ chức cho sự ra đời của Đảng
- Người mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Xuất bản báo Thanh niên (1925), in cuốn Đường Cách mệnh (1927).
 0,5
	- Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thực hiện phong trào “Vô sản hóa”, qua phong trào, chủ nghĩa Mác-Lê nin ngày càng được truyền bá rộng rãi vào trong phong trào công nhân và trong phong trào yêu nước. Từ đó làm nảy sinh nhu cầu cần phải có một tổ chức Cộng sản thật sự để lãnh đạo phong trào cách mạng tiếp tục tiến lên.
 0,25
	- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản vào cuối năm 1929. Tuy nhiên, việc xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản dẫn đến đòi hỏi cấp bách của cách mạng Việt Nam là phải thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng Cộng sản duy nhất.
 0,25
	- Bằng tài năng và uy tín của mình Người đã triệu tập được Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) vào ngày 3 tháng 2 năm 1930. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu thành công quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập chính Đảng vô sản ở nước ta.
 0,25
Ý 2
Những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời kì 1919 - 1930.
* Công lao :
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam đó là đi theo con đường cách mạng vô sản...
- Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, làm cho chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân có sự kết hợp sâu sắc...
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. 
- Hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo và thông qua cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo...
* Công lao to lớn nhất là: Tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam .
* Vì: Con đường cứu nước này phù hợp với xu thế của thời đại và thực tiễn cách mạng Việt Nam...Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_lich_su_lop_9.doc
Giáo án liên quan