Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 11 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)? Việt Nam ra nhập ASEAN đứng trước cơ hội và thách thức gì?
Câu 2: (1,5điểm)
Em hãy trình bày hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của hội nghị Ianta ?
Câu 3: (3,0 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì? Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam? Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam?
Câu 4 : (4,0 điểm)
Em hãy trình bày những đóng góp của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930)?
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT I Năm học 2015 – 2016 Môn thi: Lịch sử - Lớp 9 Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)? Việt Nam ra nhập ASEAN đứng trước cơ hội và thách thức gì? Câu 2: (1,5điểm) Em hãy trình bày hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của hội nghị Ianta ? Câu 3: (3,0 điểm) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì? Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam? Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam? Câu 4 : (4,0 điểm) Em hãy trình bày những đóng góp của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930)? ---------HẾT--------- ( Đề thi gồm có 1 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh..; Số báo danh UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Lịch sử- Lớp 9 Câu 1: (1,5 điểm) Ý/Phần Đáp án Điểm 1 * Hoàn cảnh ra đời : - Sau khi giành được độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực để cùng hợp tác phát triển. - Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực -Ngày 8- 8- 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan 0,25đ 0,25đ 0,25đ 2 * Mục tiêu hoạt động : Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 0,25đ 3 * Việt Nam ra nhập ASEAN đứng trước cơ hội và thử thách : - Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển tiến bộ, khắc phục được khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, hàng hóa Việt Nam có cơ hội xâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á và thị trường thế giới, Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới và cách thức quản lý mới. - Thách thức: Nếu Việt Nam không bắt kịp được với các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế; có điều kiện hòa nhập với thế giới về mọi mặt nhưng dễ bị hòa tan nếu như không giữ được bản sắc dân tộc. 0,25đ 0,25đ Câu 2: (1,5điểm) Ý/Phần Đáp án Điểm 1 *Hoàn cảnh của hội nghị I-an-ta - Khi chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối (đầu năm 1945, mâu thuẫn trong nội bộ phe đồng minh cũng nổi lên gay gắt xung quanh việc tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi giữa các nước tham chiến, có liên quan đến tình hình hòa bình, an ninh và trật tự thế giới. Trong bối cảnh đó, từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, Hội nghị cấp cao ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh được triệu tập tại I-an-ta (Liên Xô) để giải quyết những vấn đề sau chiến tranh 0,5đ 2 *Nội dung của hội nghi I-an-ta Hội nghị đã thông qua những quyết định quan trọng sau : - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật để nhanh chóng kết thúc chiến tranh - Thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm gìn giữ hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh - Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít chiến bại và phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 3 *Hệ quả của Hội nghị I-an-ta Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh, thường được gọi là "Trật tự hai cực I-an-ta" do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực 0,25đ Câu 3: (3 điểm) Ý/Phần Đáp án Điểm 1 * Những chuyển biến của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau : - Giai cấp địa chủ phong kiến: Tiếp tục phân hóa ở nông thôn, câu kết chặt chẽ với Thực dân Pháp, bóc lột kinh tế, đàn áp về chính trị với nông dân. Cũng có một bộ phận địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước khi có điều kiện. - Giai cấp tư sản : Phân hóa thành hai bộ phận : + Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc. + Tầng lớp tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến, thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp. - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị : Tăng nhanh về số lượng, bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Một bộ phận trí thức, sinh viên, có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta. - Giai cấp nông dân: Chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, bị cướp đoạt ruộng đất, họ bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. - Giai cấp công nhân: Phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, đời sống ngày càng khổ cực nên tinh thần chống Pháp ngày càng cao. 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 2 * Giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam vì : - Giai cấp công nhân là lực lượng mạnh, sống tập trung, có kỉ luật nghiêm minh, đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiến bộ; bị ba tầng áp bức, bóc lột nặng nề nên có tinh thần cách mạng cao độ và triệt để. - Có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với tầng lớp nông dân, dễ tạo thành khối liên minh công nông. - Được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc. - Với những đặc điểm trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm được giác ngộ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới, tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lênin nên đã nhanh chóng vươn lên trở thành một lực lượng chính trị độc lập và trở thành lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 4: (4,0 điểm) Ý/Phần Đáp án Điểm * Những đóng góp của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930) : - Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản đã phát triển mạnh mẽ, liên tục nhưng đều thất bại . cần phải thành lập một Đảng Cộng Sản để lãnh đạo phong trào. - Thế nhưng lúc này, ở nước ta, do quan điểm khác nhau trong chủ truơng thành lập Đảng Cộng Sản nên đã có liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời : + Ở Bắc Kỳ: Những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Duơng Cộng Sản đảng (17-6-1929). Tổ chức đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng nên được đông đảo nhân dân ủng hộ. + Lúc này thì các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng (7-1929 tại Hương Cảng -Trung Quốc). + Ở Trung Kỳ : Sự ra đời của 2 tổ chức cộng sản kia đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Duơng Cộng Sản Liên Đoàn (9-1929). Ba tổ chức cộng sản ra đời là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam, ba tổ chức trên đã nhanh chóng xây dựng được cơ sở Đảng ở nhiều địa phương, trực tiếp lãnh đạo Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản nói trên lại hoạt động riêng rẽ .Phải có một Đảng Cộng Sản thống nhất trong cả nước. - Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc trở về Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ ngày 03 đến 07/02/1930. Người phân tích tình hình trong nước và quốc tế, phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong thời gian qua. - Bằng uy tín và trình độ của Người, Hội nghị đã nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930); thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng. Chính cương, sách lược vắn tắt của Người hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Ban chấp hành Trung Ương lâm thời đã họp Hội nghị thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc); tháng 10/1930 Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, bầu Ban chấp hành Trung Ương chính thức, cử đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư, thông qua luận cương chính trị do Tổng bí thư Trần Phú khởi thảo. - Qua các sự kiện trên có thể khẳng định, Nguyễn Ái Quốc không chỉ trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị mà còn có đóng góp rất lớn cho việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam : Người đã đại diện cho Quốc tế Cộng sản triệu tập, chủ trì thành công Hội nghị thành lập Đảng, thuyết phục được các đại biểu, các tổ chức cộng sản thống nhất thành một Đảng duy nhất - Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đặt tên Đảng: Đảng Cộng Sản Việt Nam sau đổi tên thành Đảng Cộng Sản Đông Dương. Soạn ra chính cương, sách lược vắn tắt. Đây là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, mang tính dân tộc, tính giai cấp sâu sắc. - Đây là công lao, đóng góp to lớn thứ hai của Nguyễn Ái Quốc, là Người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam - nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam sau này. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,75đ 0,75đ 0,25đ
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_lich_su_lop_9.doc