Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 4 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (3,0 điểm)

 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Nêu các hướng sông chính ở nước ta?

b. Vì sao phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc?

c. Mùa lũ trên các hạ lưu sông có trùng nhau không? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm).

1) Trình bày đặc điểm của nguồn lao động và vấn đề việc làm ở nước ta.

2) Để giải quyết vấn đề việc làm cần có các biện pháp nào?

Câu 3 ( 2 điểm)

Cho bảng số liệu về tình hình sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng:

Năm 1985 1995 1997 2000

Diện tích lúa (nghìn ha ) 1.185,0 1.193,0 1.197,0 1.212,4

Sản lượng lúa ( nghìn tấn ) 3.787,0 5.090,4 5.638,1 6594,8

a.Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường biểu hiện diện tích và sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Hồng.

b. Nhận xét tình hình sản xúât lúa ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn trên

Câu 4: (1,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

Câu 5 :(2 điểm )

Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002 (đơn vị: %)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 4 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Địa lí - Lớp 9
Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
 	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Nêu các hướng sông chính ở nước ta?
b. Vì sao phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc?
c. Mùa lũ trên các hạ lưu sông có trùng nhau không? Vì sao?
Câu 2 (2,0 điểm).
1) Trình bày đặc điểm của nguồn lao động và vấn đề việc làm ở nước ta.
2) Để giải quyết vấn đề việc làm cần có các biện pháp nào?
Câu 3 ( 2 điểm)
Cho bảng số liệu về tình hình sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng:
Năm
1985
1995
1997
2000
Diện tích lúa (nghìn ha )
1.185,0
1.193,0
1.197,0
1.212,4
Sản lượng lúa ( nghìn tấn )
3.787,0
5.090,4
5.638,1
6594,8
a.Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường biểu hiện diện tích và sản lượng lúa ở Đồng bằng sông Hồng.
b. Nhận xét tình hình sản xúât lúa ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn trên
Câu 4: (1,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?
Câu 5 :(2 điểm )
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002 (đơn vị: %)
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông, lâm, ngư nghiệp
40,5
29,9
27,2
25,8
25,4
23,3
23,0
Công nghiệp - xây dựng
23,8
28,9
28,8
32,1
34,5
38,1
38,5
Dịch vụ
35,7
41,2
44,0
42,1
40,1
38,6
38,5
Dựa vào bảng số liệu em hãy nhận xét về cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002.
---------- HẾT ---------- 
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh được sử dụng Atlat khi làm bài. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:...............................................; Số báo danh.........................
 UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi: Địa lí - Lớp 9
Câu 1: (3,0điểm)
Ý/phần
Đáp án
Điểm
a
- Hướng TB- ĐN là hướng chủ yếu có các sông: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu. 
0,5
- Hướng vòng cung: sông Gâm, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. 
0,5
- Các hướng khác: ĐN-TB (sông Kỳ Cùng) , ĐB-TN (sông Đồng Nai), T-Đ (sông Xê Xan) 
0,5
b
 Vì 
- Lãnh thổ Việt Nam hẹp ngang và nằm sát biển 
- Địa hình 3/4 diện tích là đồi núi. Đồi núi ăn sát ra biển nên dòng chảy dốc lũ lên nhanh
0,5
c
- Mùa lũ trên các hạ lưu sông không trùng nhau:
+ Sông ngòi Bắc Bộ mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10
+ Sông ngòi Trung Bộ mùa lũ vào thu đông ( tháng 9 đến tháng 12)
+ Sông ngòi Nam Bộ mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11
- Giải thích: Vì chế độ mưa trên mỗi lưu vực ở mỗi miền không giống nhau ( mùa lũ trùng với mùa mưa ở mỗi miền)
1,0
Câu 2: (2,0 điểm)
Ý/phần
Đáp án
Điểm
* Đặc điểm nguồn lao động: 
- Nước ta có nguồn lao động dồi dào (dẫn chứng).
- Số lao động tăng nhanh, bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
0,5
- Ưu điểm: có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng lao động đang được nâng cao.
0,25
- Nhược điểm: hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
 0,25
* Vấn đề việc làm:
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm.
- Tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của vùng nông thôn.
- Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị tương đối cao
0,5
* Biện pháp giải quyết vấn đề việc làm
- Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình.
- Đa dạng hoá sản xuất, chú ý phát triển dịch vụ.
- Các biện pháp khác: đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động,
0,5
Câu 3: (2,0 điểm)
Ý/phần
Đáp án
Điểm
a.
Vẽ chính xác, đẹp.) 
Vẽ hệ trục toạ độ.
+ Chung 1 trục thời gian: Các mốc thời gian xác định theo khoảng cách tỉ lệ.
+ 2 trục đơn vị ( nghìn ha, nghìn tấn )
Cột biểu hiện diện tích, đường biểu hiện sản lượng.
Ghi đầy đủ: tên biểu đồ, số liệu ghi chú,
Lưu ý: thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm, sai thời gian trừ 0,5 điểm.
1
b
- Diện tích trồng lúa tăng liên tục, nhưng rất chậm; sau 15 năm chỉ tăng được 27,4 nghìn ha 
 - Năng suất lúa tăng nhanh, sau 15 năm năng suất lúa tăng 2,2 tấn/ ha, càng về sau năng suất lúa tăng càng nhanh
 - Sản lượng lúa tăng nhanh: 
	+ Sau 15 năm sản lượng tăng 1,7 lần ( 2.807,8 nghìn tấn) 
	+ Sản lượng tăng nhanh theo thời gian. 
1
Câu 4: (1,0 điểm)
Ý/phần
Đáp án
Điểm
* Tình hình phát triển
- Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta, giai đoạn 2000-2007( giá so sánh 1994, đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm
2000
2005
2007
Giá trị sản xuất công nghiệp CB LTTP
49,4
97,7
135,2
- Từ 2000-2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tăng liên tục, tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,47 lần.
- Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp nước ta ( 23,7% năm 2007)
0,75
* Phân bố 
Rộng khắp cả nước, nhưng không đều giữa các vùng. Tập trungnhiều: ĐBSH và vùng phụ cận, ĐBSCL, ĐNB, Duyên hải Miền Trung.
0,25
Câu 5: (2,0 điểm)
Ý/phần
Đáp án
Điểm
Nhận xét
- Cơ cấu GDP nước ta năm 1991 với nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất (40,5%), công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất (23,8%). Tuy nhiên, đến năm 2002, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,5%), thấp nhất là nông, lâm, ngư nghiệp (23,0%). Như vậy, cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002 có sự chuyển dịch mạnh mẽ: Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
0,5
- Nông, lâm, ngư nghiệp giảm 17,5% (từ 40,5% năm 1991 xuống 23,0% năm 2002). Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh đã phản ánh quá trình phát triển của nước ta đang chuyển dần từ một nước nông nghiệp là chính thành một nước công nghiệp
0,5
- Công nghiệp – xây dựng tăng 14,7% (từ 23,8 năm 1991 lên 38,5% năm 2002). Đây là khu vực kinh tế tăng nhanh nhất, do chính sách đổi mới - mở cửa, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn với mục tiêu phấn đấu đến những năm 20 của thế kỉ XXI, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
0,5
- Dịch vụ tăng 2,8% (từ 35,7 năm 1991 lên 38,5% năm 2002) và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 - 2002.
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_dia_ly_lop_9_n.doc