Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 3 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam (trang 9 xuất bản năm 2009), hãy so sánh và giải thích sự giống nhau và khác nhau của 2 biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 2: (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CỦA CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2012
Vùng Diện tích (km2) Dân số (nghìn người)
Cả nước 330951,4 88772.9
Trung du và miền núi Bắc Bộ 101374,6 12577,4
Đồng bằng sông Hồng 14948,6 19059,5
Bắc Trung Bộ 51459,2 10189,6
Duyên hải Nam Trung Bộ 44376,8 8984,0
Tây Nguyên 54641,1 5379,6
Đông Nam Bộ 23598,0 15192,3
Đồng bằng sông Cửu Long 40553,1 17390,5
a. Tính mật độ dân số của các vùng lãnh thổ ở nước ta năm 2012.
b. Nhận xét sự phân bố dân cư trên lãnh thổ nước ta và cho biết ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 3: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh năm 1994)
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây
ăn quả Cây khác
1990 49.604,0 33.289,6 3.477,0 6.692,3 5.028,5 1.116,6
1995 66.183,4 42.110,4 4.983,6 12.149,4 5.577,6 1.362,4
2000 90.858,2 55.163,1 6.332,4 21.728,0 6.105,9 1.474,8
2005 107.897,6 63.852,5 8.928,2 25.585,7 7.942,7 1.588,5
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng của nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
b. Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc đô tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt.
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1 Năm học 2015 - 2016 Môn thi: Địa lý – Lớp 9 Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam (trang 9 xuất bản năm 2009), hãy so sánh và giải thích sự giống nhau và khác nhau của 2 biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 2: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CỦA CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2012 Vùng Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Cả nước 330951,4 88772.9 Trung du và miền núi Bắc Bộ 101374,6 12577,4 Đồng bằng sông Hồng 14948,6 19059,5 Bắc Trung Bộ 51459,2 10189,6 Duyên hải Nam Trung Bộ 44376,8 8984,0 Tây Nguyên 54641,1 5379,6 Đông Nam Bộ 23598,0 15192,3 Đồng bằng sông Cửu Long 40553,1 17390,5 a. Tính mật độ dân số của các vùng lãnh thổ ở nước ta năm 2012. b. Nhận xét sự phân bố dân cư trên lãnh thổ nước ta và cho biết ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội. Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh năm 1994) (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 49.604,0 33.289,6 3.477,0 6.692,3 5.028,5 1.116,6 1995 66.183,4 42.110,4 4.983,6 12.149,4 5.577,6 1.362,4 2000 90.858,2 55.163,1 6.332,4 21.728,0 6.105,9 1.474,8 2005 107.897,6 63.852,5 8.928,2 25.585,7 7.942,7 1.588,5 Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng của nước ta giai đoạn 1990 – 2005. Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc đô tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Câu 4: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh đặc điểm khác nhau của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. Nêu các thế mạnh kinh tế nổi bật của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 5: (1,0 điểm) Giao thông vận tải có vị trí quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Em hãy phân tích nhận định trên. HẾT... (Đề thi gồm có 02 trang) Thí sinh chỉ được sử dụng tài liệu Átlát Địa lý Việt Nam để làm bài. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..;Số báo danh: UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM Môn thi: Địa lý – Lớp 9 Câu 1: (2,0 điểm) Câu Ý Đáp án Điểm Câu 1 (2,0 đ) a Xác định vị trí của 2 trạm: Hà Nội nằm trong miền khí hậu phía Bắc thuộc vùng khí hậu Bắc Bộ. Hà Nội nằm khoảng 220B, trong vùng ĐBSH. TP. HCM nằm trong miền khí hậu phía Nam, thuộc vùng khí hậu Nam Bộ, nằm khoảng 110B, độ cao dưới 100m. Hà Nội nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa nơi có mùa đông lạnh. TP.HCM nằm trong miền khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. 0,25đ 0,25đ b Biến trình nhiệt: Cả 2 địa điểm có nhiệt độ TB năm trên 220C. Biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của Hà Nội khoảng 120C, của TP. HCM khoảng 3- 40C. Vì: Hà Nội gần chí tuyến, xa Xích đạo; Hà Nội chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. TP. HCM có khí hậu cận xích đạo rõ rệt. 0,25đ 0,25đ 0,25đ c Biến trình mưa: 2 trạm đều có mưa theo mùa, mưa tâp trung từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng lượng mưa của TP. HCM lớn hơn, các tháng mưa có lượng mưa cũng lớn hơn của Hà Nội. Mùa khô ở TP. HCM mưa ít hơn của Hà Nội, tính chấ khô rõ rệt và sâu sắc hơn Hà Nội. Vào mùa khô Hà Nội cũng ít mưa nhưng do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đi qua biển gây mưa phùn nên tính chất khô hạn giảm. 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 2: (2,0 điểm) Câu Ý Đáp án Điểm Câu 2 (2,0 đ) a Tính mật độ dân số của các vùng nước ta năm 2012. Vùng Mật độ dân số (người/km2) Cả nước 268 Trung du và miền núi Bắc Bộ 124 Đồng bằng sông Hồng 1275 Bắc Trung Bộ 198 Duyên hải Nam Trung Bộ 202 Tây Nguyên 98 Đông Nam Bộ 644 Đồng bằng sông Cửu Long 429 05đ b * Nhận xét: - Nước ta có mật độ dân số khá cao ( 268 người/km2), nhưng phân bố không đều giữa các vùng. - Vùng có mật độ dân số cao nhất là ĐBSH 175 người/km2, thấp nhất là Tây Nguyên (DC) - Phân bố không đều giữa đồng bằng với vùng núi, trung du (DC) - Không đều ngay trong nội bộ mỗi vùng (DC) * Ảnh hưởng: Gây khó khăn cho sử dụng hợp lí sức lao động và tài nguyên của mỗi vùng 0,1đ 0,1đ Câu 3: (3,0 điểm) Câu Ý Đáp án Điểm Câu 3 (3,0 đ) a * Xử lí số liệu: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (Đơn vị: %) Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 100 100 100 100 100 100 1995 133,4 126,5 143,3 181,5 110,9 122,0 2000 183,2 165,7 182,1 325,5 121,4 132,1 2005 217,5 191,8 256,8 382,3 157,9 142,3 * Vẽ biểu đồ: Yêu cầu Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường. Có chú giải và tên biểu đồ. Đẹp, chính xác về tỉ lệ, số liệu trên biểu đồ.. 05đ 1,0đ b * Nhận xét: E Về tốc độ tăng trưởng: (so năm 2005 với năm 1990) Tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 117,5%. Trong đó: + Cây công nghiệp tăng nhanh nhất: 282,3%. + Cây lương hực ăng chậm nhất: 91,8%. E Chuyển dịch cơ cấu: (Đơn vị:%) Năm Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 67,1 7,0 13,5 10,1 2,3 2005 59,2 8,3 23,7 7,4 1,4 So năm 2005 với năm 1990 tỉ trọng các ngành trồng trọt có thay đổi: + Tỉ trọng cây công nghiệp tăng 10,2%. + Rau đậu tăng 1,3%. + Tỉ trọng cây lương thực giả 7,9%. + Cây ăn quả giảm 2,7%. + Cây khác giảm 0,4%. Sản phẩm cây công nghiệp tăng gắn liền với việc ở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, ). Rau đậu tăng nhanh gắn liền với việc xây dựng các vành đai rau ven đô thị lớn. 0,5đ 1,0đ Câu 4: (2,0 điểm) Câu Ý Đáp án Điểm Câu 4 (2,0 đ) a So sánh những điểm khác nhau của địa hình vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. Đặc điểm so sánh Vùng núi Đông Bắc Vùng núi Tây Bắc Độ cao địa hình Vùng đồi núi thấp (D/C). Vùng núi cao, chia cắt mạnh và hiểm trở nhất cả nước (D/C). Hướng địa hình Vòng cung (D/C). Tây Bắc – Đông Nam (D/C). Các dạng địa hình Núi thấp, đồi (trung du) và các dạng địa hình cácxtơ (D/C). Các dải núi cao, các sơn nguyên đá vôi và những đồng bằng nhỏ giữa núi (D/C). 1,0đ b Các thế mạnh kinh tế nổi bật của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ Khai thác khoáng sản: than, sắt, chì, kẽm, bôxit, để phát triển công nghiệp nặng: nhiệt điện, luyện kim, Phát triển thủy điện (nêu tiềm năng và các nhà máy). Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; chăn nuôi gia súc lớn. Phát triển kinh tế biển: du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, Du lịch sinh thái (kể tên các điểm du lịch). 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 5: (1,0 điểm) Câu Ý Đáp án Điểm Câu 5 (1,0 đ) GTVT là một ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất , vừa mang tính chất dịch vụ và có tác động rất lớn đến sự phát triển KT – XH của đất nước. GTVT tham gia hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nó nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, đồng thời phục vụ đắc lực cho đời sống nhân dân. GTVT giống như mạch máu trong cơ thể, tạo mối giao lưu, phân phối điều khiển các hoạt động, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong kinh doanh. GTVT còn tạo mối liên hệ KT – XH giữa các vùng, các địa phương. Vì vậy các đầu mối GTVT cũng đồng thời là các điểm tập trung dân cư, trung tâm công nghiệp và dịch vụ. Góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội các vùng hẻo lánh, giữ vững an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. à Kết luận: GTVT được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển KT – XH của một nước. Trong chiến lược phát triển KT – XH của nước ta thì GTVT và BCVT còn là điều kiện quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 0,2đ 0,2đ 0,2đ 0,2đ 0,2đ HẾT...
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_dia_ly_lop_9_n.doc