Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 2 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Chứng minh sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc địa hình và nhịp điệu mùa của khí hậu?

Câu 2: (2,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính của Việt Nam (%)

Nhóm tuổi Năm 1979 Năm 1989 Năm 1999

 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

0 – 14 21,8 20,7 20,1 18,9 17,4 16,1

15 – 59 23,8 26,6 25,6 28,2 28,4 30,0

60 trở lên 2,9 4,2 3,0 4,2 3,4 4,7

Tổng số 48,5 51,5 48,7 51,3 49,2 50,8

Từ bảng số liệu trên hãy :

a/ Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. Sự thay đổi cơ cẩu dân số theo độ tuổi có ảnh hưởng gì đến việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta ?

b/ Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính ở nước ta.

Câu 3: (2,5 điểm)

Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991 - 2007 (%)

Năm 1991 1995 1997 2001 2005 2007

Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông, Lâm, Ngư nghiệp 40,5 27,2 25,8 23,3 21,0 20,3

Công nghiệp, xây dựng 23,8 28,8 32,1 38,1 41,0 41,5

Dịch vụ 35,7 44,0 42,1 38,6 38,0 38,2

a/ Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991 – 2007.

b/ Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, em hãy nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991 – 2007.

Câu 4: (2,5 điểm)

 a/ Hãy nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng?

 b/ Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?

---------HẾT---------

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 2 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học 2015 - 2016
Môn thi : Địa lí - Lớp 9
Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,0 điểm)
Chứng minh sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc địa hình và nhịp điệu mùa của khí hậu?
Câu 2: (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính của Việt Nam (%)
Nhóm tuổi
Năm 1979
Năm 1989
Năm 1999
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
0 – 14
21,8
20,7
20,1
18,9
17,4
16,1
15 – 59
23,8
26,6
25,6
28,2
28,4
30,0
60 trở lên
 2,9
 4,2
 3,0
 4,2
 3,4
 4,7
Tổng số
48,5
51,5
48,7
51,3
49,2
50,8
Từ bảng số liệu trên hãy :
a/ Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. Sự thay đổi cơ cẩu dân số theo độ tuổi có ảnh hưởng gì đến việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta ?
b/ Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính ở nước ta.
Câu 3: (2,5 điểm) 
Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991 - 2007 (%)
Năm
1991
1995
1997
2001
2005
2007
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nông, Lâm, Ngư nghiệp
40,5
27,2
25,8
23,3
21,0
20,3
Công nghiệp, xây dựng
23,8
28,8
32,1
38,1
41,0
41,5
Dịch vụ
35,7
44,0
42,1
38,6
38,0
38,2
a/ Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991 – 2007.
b/ Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, em hãy nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991 – 2007.
Câu 4: (2,5 điểm)
	a/ Hãy nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng?
	b/ Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
---------HẾT---------
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh : ; Số báo danh : .
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi : Địa lí - Lớp 9
Câu 1 : (2,0 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
(1,5 đ)
(1,5 đ)
- Mạng lưới sông ngòi phản ánh cấu trúc địa hình:
+ Địa hình ¾ diện tích là đồi núi nên sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi miền núi: ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp nước chảy xiết. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng nước chảy êm đềm.
+ Hướng nghiêng địa hình cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam nên sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu... Ngoài ra địa hình nước ta có hướng vòng cung nên sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam... 
+ Ở miền Trung do địa hình cao ở phía Tây thấp dần về phía Đông nên sông ngòi chảy theo hướng Tây - Đông: sông Bến Hải, sông Thu Bồn... 
+ Địa hình nước ta bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn vì vậy tốc độ bào mòn nhanh làm cho sông ngòi nước ta bị chia cắt phức tạp, hàm lượng phù sa lớn. 
- Mạng lưới sông ngòi phản ánh nhịp điệu mùa của khí hậu:
+ Do mưa nhiều, mưa rào tập trung vào một thời gian ngắn làm xói mòn địa hình, tạo ra nhiều sông ngòi. 
+ Khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô, tuy mùa mưa dài ngắn khác nhau, có sự chênh lệch giữa miền này và miền khác, song mọi nơi đều có mùa lũ và mùa cạn tương phản rõ rệt. Mùa mưa nước sông lớn chiếm 78à80% lượng nước cả năm, mùa khô nước cạn chiếm 20à22% lượng nước cả năm. 
+ Thời gian mùa mưa giữa các miền trong cả nước có sự khác nhau, vì vậy mùa lũa trên các sông cũng có sự khác biệt. Ở miền Bắc lũ tới sớm từ tháng 6,7,8; miền Trung mưa vào cuối thu đầu đông nên mùa lũ đến muộn tháng 10,11,12; miền Nam lũ vào tháng 9, 10. 
+ Ở miền Bắc chế độ mưa thất thường, mùa hè mưa nhiều, mùa đông mưa ít nên chế độ nước sông thất thường. Ở miền Nam khí hậu cận xích đạo nên chế độ nước sông khá điều hòa. 
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2 : (2,0 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
a/
(1,0)
a/ Nhận xét về sự thay đổi cơ cẩu theo nhóm tuổi :
- Nhóm tuổi 0 – 14 tỉ trọng ngày càng giảm.
 Dẫn chứng (phải cộng cả cột nam và nữ): từ 42.5% (1979), xuống 39.0% (1989) và 33.5% (1999).
- Nhóm tuổi trong và ngoài độ tuổi lao động (từ 15 – 59 và từ 60 trở lên) tỉ trọng tăng. 
 Dẫn chứng : 
KL: nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.
* Nguyên nhân:
- Nhóm tuổi 0 – 14 giảm, do giảm tỉ lệ sinh, tỉ lệ sinh giảm do chính sách dân số được triển khai một cách có hiệu quả. 
- Nhóm tuổi trong và ngoài độ tuổi lao động tăng là do đời sống vật chất tinh thần ngày càng nâng cao tỉ lệ tử giảm, tuổi thọ trung bình tăng. 
* Ảnh hưởng: 
+ Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. 
+ Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động dồi dào, năng động, nguồn dự trữ lao động lớn.
+ Sự ra tăng nguồn lao động gây sức ép lên việc giải quyết việc làm.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
b/
(1,0)
b/ Nhận xét sự thay đổi về giới :
- Nhóm tuổi từ 0 – 14: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
- Từ 15 – 59 và từ 60 trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.
- Nước ta có cơ cấu giới tính mất cân đối và ít biến đổi trong 20 năm qua
Dẫn chứng : Nam 48,5% (1979) lên 49,2% (1999); nữ từ 51,5%(1979) xuống 50,8% (1999) (hoặc tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn).
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3 : (2,5 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
a/
(1,0 đ)
a. Vẽ biểu đồ: 
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.
- Yêu cầu: 
+ Chia đúng khoảng cách năm.
+ Chia đúng tỉ lệ của từng miền, ghi giá trị và chú giải cho từng miền.
+ Có đơn vị, tên biểu đồ.
(Lưu ý: Sai mỗi khoảng cách năm hoặc thiếu giá trị, đơn vị, chú giải trừ 0,25 điểm)
1,0đ
b/
(1,5 đ)
b. Nhận xét: 
* Về cơ cấu: 
- Năm 1991: 
+ Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất. (40,5%)
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng thứ hai. (35,7%)
+ Công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất.(23,8%). 
- Năm 1995, 1997, 2001
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. (DC)
+ Công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thứ hai (DC)
+ Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất (DC)
- Năm 2005, 2007: 
+ Công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất. (DC)
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng thứ hai. (DC)
+ Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất (DC.)
* Về sự thay đổi cơ cấu: 
 Cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991 – 2007 chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao nhưng còn nhiều biến động.
- Cụ thể:
 + Tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp liên tục giảm ( D/C)
 + Tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng liên tục tăng ( D/C)
 + Tỉ trọng của khu vực còn nhiều biến động ( D/C)
- Kết luận: Quá trình chuyển dich trên là tích cực phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm. 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4 : (2,5 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
1đ
a/ Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng :
- Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước,...)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
1đ
0,5đ
b/ Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng :
* Những thuận lợi :
- Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn. Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ
- Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất
- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá,...)
* Những khó khăn : 
- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất
- Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái
- Thời tiết diễn biến thất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão lụt, hạn, rét hại,...)
- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lực lượng lao động có trình độ bị hút về các thành phố,...)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
---------HẾT---------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_dia_ly_lop_9_n.doc