Đề thi bồi dưỡng thường xuyên - Trường Tiểu học Thất Hùng

Câu 1: Đ/c hãy nêu mục tiêu của hoạt động GD NGLL ở tiểu học?

Trả lời:

 Mục tiêu của hoạt động GD NGLL ở tiểu học là:

- Tạo cho HS được tham gia vào cuộc sống thực tiễn.

- Tạo cơ hội HS được thực hành, trải nghiệm.

- Phát triển năng khiếu của HS trong một số lĩnh vực.

- Rèn luyện kỹ năng: Tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS.

- Về kĩ năng: Có các kỹ năng theo mục tiêu giáo dục của cấp học, có lối sống phù hợp với các giá trị xã hội.

- Về thái độ: Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; có hứng thú và nhu cầu tham gia các hoạt động chung; có tình cảm đạo đức trong sáng; tích cực, chủ động và linh hoạt trong các hoạt động tập thể.

Câu 2:

 Đồng chí hãy thiết kế một hoạt động của một bài dạy ở môn (lớp) đang dạy có sử dụng một trong các phương pháp:

+ Đặt và giải quyết vấn đề.

+ Hợp tác theo nhóm nhỏ.

+ Trò chơi

+ Đóng vai

+ Vấn đáp

 

doc8 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi bồi dưỡng thường xuyên - Trường Tiểu học Thất Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẤT HÙNG
ĐỀ THI BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Câu 1: Đ/c hãy nêu mục tiêu của hoạt động GD NGLL ở tiểu học?
Trả lời:
	Mục tiêu của hoạt động GD NGLL ở tiểu học là:
- Tạo cho HS được tham gia vào cuộc sống thực tiễn.
- Tạo cơ hội HS được thực hành, trải nghiệm.
- Phát triển năng khiếu của HS trong một số lĩnh vực.
- Rèn luyện kỹ năng: Tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS.
- Về kĩ năng: Có các kỹ năng theo mục tiêu giáo dục của cấp học, có lối sống phù hợp với các giá trị xã hội.
- Về thái độ: Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; có hứng thú và nhu cầu tham gia các hoạt động chung; có tình cảm đạo đức trong sáng; tích cực, chủ động và linh hoạt trong các hoạt động tập thể.
Câu 2:
	Đồng chí hãy thiết kế một hoạt động của một bài dạy ở môn (lớp) đang dạy có sử dụng một trong các phương pháp: 
+ Đặt và giải quyết vấn đề.
+ Hợp tác theo nhóm nhỏ.
+ Trò chơi
+ Đóng vai
+ Vấn đáp
Trả lời:
	Thiết kế một hoạt động của bài: Lịch sự khi nhận và gọi điên thoại. (Tiết 2)
	Môn Đạo đức lớp 2. Trong hoạt động này đã sử dụng phương pháp đóng vai.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài tập 4:
Gọi HS đọc yêu cầu.
GV phổ biến yêu cầu và giao việc cho từng tổ, nhóm.
Tổ 1: Thảo luận tìm cách ứng xử và đóng vai tình huống a, Tổ 2 tình huống b, Tổ 3 tình huống c. 
Yêu cầu thảo luận trong nhóm bàn trong thời gian 3 phút.
GV đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết.
- YC các nhóm trình bày.
- GV lưu ý HS giới thiệu vai mình đóng, trình bày lời thoại rõ ràng, mạch lạc, biểu lộ thái độ phù hợp với nhân vật.
- Em hãy cùng các bạn thảo luận và đóng vai theo các tình huống sau.
Đọc các tình huống
a. Bạn Nam gọi điện thoại cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ.
b. Người khác gọi nhầm số máy đến nhà Nam.
c. Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác.
HS thảo luận tìm cách ứng xử và đóng vai theo tình huống đã được giao theo nhóm bàn.
Các nhóm lên đóng vai ứng xử tình huống. Cả lớp theo dõi, nhận xét sau mỗi tình huống.
VD: tình huống c.
HS A: Mình là A, mình trong vài Tâm.
HS B: Mình là B, mình trong vai người nhận điện thoại.
HS A: Bấm số gọi điện thoại.
HS B: (Nghe chuông, nhấc máy) A lô, tôn xin nghe.
HS A: Cháu chào bác a, bác cho cháu hỏi đây có phải nhà bạn Nam không ạ?
HS B: Cháu nhầm máy rồi, đây không phải nhà Nam.
HS A: Cháu xin lỗi vì đã làm phiền bác.
HS B: Ồ không sao đâu. Chào cháu nhé.
HS A: Dạ cháu cảm ơn bác, cháu chào bác ạ.
GV: Kết luận định hướng cho HS cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống.
KL: Dù ở trong tình huống nào chúng ta cũng cần phải cư xử lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
 Như vậy ta thấy trong hoạt động trên không chỉ sử dụng phương pháp đóng vai mà còn sử dụng phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ.
Câu 3: Thế nào là kỹ thuật dạy học tích cực?
	Đ/c hãy nêu các kỹ thuật dạy học tích cực?
	Nêu một số lưu ý cụ thể khi sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi.
Trả lời:
* KTDH tích cực là thành phần của các PPDH tích cực là thể hiện quan điểm dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
- KTDH tích cực là thuật ngữ dùng để chỉ các KTDH có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của HS. K
* Các kỹ thuật dạy học tích cực?
- Kĩ thuật trình bày một phút.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi.
- Kĩ thuật trải khăn trải bàn.
- Kĩ thuật mảnh ghép.
- Kĩ thuật KWL.
- Kĩ thuật sơ đồ tư duy.
- Kĩ thuật hỏi và trả lời.
* Một số lưu ý cụ thể khi sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi.
	Khi sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi cần lưu ý:
- Câu hỏi phải cụ thể, ngắn gọn.
- Câu hỏi phải rõ ý muốn hỏi.
- Câu hỏi phải mang tính khách quan, không áp đặt.
- Câu hỏi phải phù hợp với chủ đề.
- Câu hỏi phải phù hợp với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, với văn hoá địa phương.
- Câu hỏi phải kích thích HS suy nghĩ, tư duy.
- Câu hỏi phải tạo được hứng thú cho HS.
- Không hỏi nhiều câu hỏi trong cùng một thời gian.
- Các câu hỏi phải được sắp xếp hợp lý, logic
Câu 4: a) Sử dụng kỹ thuật "Khăn trải bàn" đ/c cần chú ý điều gì?
b) Đ/c hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.
Trả lời:
a) Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở.
- Trong trường hợp HS trong nhóm quá đông không đủ chỗ trên "khăn trải bàn" có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để HS ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh "khăn trải bàn"
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất vào giữa "khăn trải bàn".
- Nếu những ý kiến trùng nhau có trể chồng lên nhau.
- Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở phần xung quan "khăn trải bàn".
b) Các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
- Một phương pháp dạy học được coi là tích cực nếu có 4 yếu tố sau:
- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học của người học.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
- Kết hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học.
Câu 5: Internet là gì?
	Nêu cách sử dụng dịch vụ gửi và nhận thư điện tử qua gmail.
Trả lời:
	Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.
	Cách sử dụng dịch vụ gửi và nhận thư điện tử qua gmail bao gồm nhiều vấn đề như: cách đăng ký, cách tạo tài khoản miễn phí, cách truy cập gmail, cách xoá thư, cách quản lý thư, cách sử dụng các tiện ích.. tìm kiếm, sắp xếp thư, Google talk, Web free, cách gửi các file mà gmail không cho gửi kèm... 
* Nêu cách sử dụng dịch vụ gửi và nhận thư điện tử qua gmail.
- Gửi thư: 
	Bước 1: Vào trình duyệt Web/chọn google/ chọn đăng nhập/ khai báo tên email và mật khẩu của bạn/enter.
	Bước 2: Chọn Gmail/ chọn soạn/ gõ địa chỉ cần gửi/ chọn open/ chọn gửi kết thúc quá trình gửi.
- Nhận thư: 
	Bước 1: Vào trình duyệt Web/chọn google/ chọn đăng nhập/ khai báo tên email và mật khẩu của bạn/enter.
	Bước 2: Chọn Gmail/ chọn mail cần dùng / chọn xem hoặc tải xuống/ nếu mặc định phải tải xuống sẽ nằm trong Dowload trong My Documents (có thể mở luôn từ mục Dowload)để nhận nội dung file.
	Bước 3: Từ Show Desktop/ My Documents/ Dowload/ chọn tệp tải xuống chọn open để nhận nội dung file.
Câu 7. Theo đ/c để xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về quan hệ GV-GV chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
	Trường học là một tập thể "gia đình thứ hai", một không khí vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày không thể thiếu được đối với một CBGVNV. Thông qua hoạt động giao tiếp với tập thể mà mỗi cá nhân hình thành được những phẩm chất tâm lý của bản thân mình. Giữa tập thể và cá nhân bao giờ cũng có mối quan hệ tương hỗ với nhau: cá nhân tác động đến tập thể và ngược lại tập thể tác động đến cá nhân. Sự tác động này có thể diễn ra tích cực hoặc tiêu cực tuỳ theo phẩm chất của từng cá nhân và tính chất của tập thể đó. Bởi thế quan tâm giáo dục từng con người để xây dựng một tập thể có tâm lý tốt thì tập thể đó mới lao động tốt và dĩ nhiên một tập thể có tâm lý tốt thì mọi người mới đối xử thân thiện với nhau ở đó mọi người đoàn kết, thương yêu, thân ái với nhau, mỗi người không những trở nên tốt đẹp hơn mà còn lao động có hiệu quả hơn. Trong vấn đề này những phẩm chất, nhân cách và phong cách quản lý của người lãnh đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một nhân cách tốt của người quản lý có thể nâng tập thể lên, chắp cánh cho mỗi người bay cao và ngược lại một nhân cách thấp kém sẽ phá huỷ tập thể và không ít ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của mỗi thành viên trong nhà trường. Vì vậy là người giáo viên cần phải trau dồi đạo đức, gương mẫu, thân thiện, suy nghĩ tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất. Để xây dựng được mối quan hệ giáo viên - giáo viên theo tôi trước hết cần phải:
	- Tổ chức thực hiện có hiệu quả "Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường", trong đó cụ thể hoá cá quy tắc ứng xử văn hoá, thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, gắn với nội dung thi đua. 
	- 100% CBGV gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần "Tất cả vì học sinh thân yêu"; có hành vi ứng xử, giao tiếp văn hoá trong quan hệ giữa thầy với thầy.
	- Thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không" và cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo".
	- Đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và những lợi ích của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thông qua hệ thống phát thanh của địa phương, lồng ghép hoạt động tuyên truyền trong dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn. Các buổi làm việc giữa BGH nhà trường với cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và hội cha mẹ học sinh... Giới thiệu các điển hình trường học từng cấp ở tỉnh, huyện nhà và ngoài tỉnh làm tốt phong trào để các thầy cô và học sinh tham khảo, bình luận và chọn cách làm phù hợp cho mình.
	- Biểu dương kịp thời các đoàn viên công đoàn có thành tích tốt trong phong trào thi đua.
	- Có sự quyết tâm của mọi thành viên của nhà trường trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
	- Có sự ủng hộ và quan tâm của cấp uỷ Đảng và sự tham gia tích cực của các lực lượng xã hội khác. Đẩy mạnh hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường.
	- Nâng cao chất lượng dạy học. Khuyến khích giáo viên khai thác thông tin trên Internet.
	- Công đoàn nhà trường tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các đoàn viên công đoàn của mình, phát hiện và tổ chức báo cáo điển hình người tốt, việc tốt; tổ chức các cuộc thi giới thiệu sáng kiến, nhân rộng điển hình; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, tăng cường các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí, bảo đảm sức khoẻ và điều kiện làm việc, nghỉ ngơi cho đoàn viên; xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết.
	- Nhà trường có kế hoạch hành động triển khai phong trào gắn kết với việc thực hiện kế hoạch năm học, với các mục tiêu cụ thể, giải pháp khả thi, huy động được toàn bộ lực lượng của nhà trường cùng thực hiện trên cơ sơ có sự phân công rõ ràng. Có sự vận dụng linh hoạt về thời lượng, nội dung, cách thức tổ chức hoạt động tuyên truyền với nội dung phù hợp, cách thức thực hiện linh hoạt.
	- Có cơ sở vật chất tối thiểu đảm bảo cho các hoạt động và sinh hoạt của giáo viên, học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, đặc biệt là công trình vệ sinh, nước sạch.
	- Tập huấn nâng cao nhận thức và kĩ năng tổ chức hoạt động của giáo viên trong nhà trường, phát huy sự tham gia của tập thể giáo viên. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức nhà trường để thống nhất về nội dung, cách thức gắn kết các nội dung có sự phân phối thời gian thích hợp cho các loại hoạt động trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học đã quy định.
	- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của CBGVNV trong việc tham gia các hoạt động giáo dục, trong việc đổi mới phương pháp giáo dục.
	- Huy động và tạo điều kiện kể có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường để xây dựng CSVC mà môi trường sư phạm, cảnh quan trường lớp học.

File đính kèm:

  • docde_thi_boi_duong_thuong_xuyen_truong_tieu_hoc_that_hung.doc
Giáo án liên quan