Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 9

I. Yêu cầu cụ thể: Dựa vào câu ca dao, HS co thể lựa chọn nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải nêu được những ý cơ bản sau:

- Tình bạn là tình cảm cao quý, trong sáng nhưng tình bạn thuở học trò lại có vẻ đẹp riêng và có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng.

- Tình bạn là sự gắn bó giữa hai con người có cùng chung sở thích, cùng chung ước mơ, là sự đồng cảm sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn.

- Tình bạn ở tuổi học trò là tình cảm trong sáng, hồn nhiên nhất; không mưu toan, tính toán thấp hèn

- Có người bạn thân sẽ giúp ta san sẻ buồn vui trong cuộc sống, tiến bộ trong học tập.

- Tình bạn thời học sinh chắc chắn không tránh khỏi những lúc giận hờn nhưng đó là những kỉ niệm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người.

- Tình bạn tuổi học sinh sẽ là hành trang quý báu để mỗi con người bước vào cuộc đời.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Môn thi: NGỮ VĂN 9
	Thời gian: 120 phút (không kể thời gian chép đề)
I. Văn - Tiếng Việt: (2 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Cho đoạn văn sau:
...Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ...
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Ai là người kể chuyện? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra nghệ thuật tu từ trong hai câu thơ sau:	 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
	(“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
Dụng ý nghệ thuật trên có thể coi là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
II. Làm văn:	(8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Cổ nhân có dạy:	 
“Thói thường chọn bạn mà chơi,
	 Anh em bạn hữu cũng nên chọn người”
Dựa vào câu ca dao trên, trình bày suy nghĩ của em về việc chọn bạn mà chơi, mà học.
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau:	
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
	(Trích “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 9
Câu
Lời giải tóm tắt
Điểm
I. Văn - Tiếng Việt: (2 điểm)
Câu 1
(1 điểm)
- Trích từ văn bản: Những ngôi sao xa xôi.
0.25 điểm
- Tác giả: Lê Minh Khuê
0.25 điểm
- Người kể chuyện: Nhân vật Phương Đinh
0.25 điểm
- Người kể chuyện: Nhân vật Phương Đinh
0.25 điểm
Câu 2
(1 điểm)
- Ẩn dụ 
0.25 điểm
- Dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình thành theo cảm nhận riêng của nhà thơ 
0.25 điểm
- Không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ (phương thức ẩn dụ) 
0.25 điểm
- Chuyển nghĩa của từ chỉ có tính chất lâm thời, không làm cho từ có thêm nghĩa mới. 
0.25 điểm
Làm văn:	(8 điểm)
Câu 1
(3 điểm)
I. Yêu cầu chung:
1. Về kiến thức: Trong quá trình làm bài, học sinh có thể trình bày sáng tạo theo cách riêng, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản về kiến thức ở phần yêu cầu cụ thể.
2. Về kĩ năng: Bố cục bài viết rõ ràng, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí luận sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
I. Yêu cầu cụ thể: Dựa vào câu ca dao, HS co thể lựa chọn nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải nêu được những ý cơ bản sau: 
- Tình bạn là tình cảm cao quý, trong sáng nhưng tình bạn thuở học trò lại có vẻ đẹp riêng và có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng.
- Tình bạn là sự gắn bó giữa hai con người có cùng chung sở thích, cùng chung ước mơ, là sự đồng cảm sẻ chia những niềm vui, nỗi buồn...
- Tình bạn ở tuổi học trò là tình cảm trong sáng, hồn nhiên nhất; không mưu toan, tính toán thấp hèn
- Có người bạn thân sẽ giúp ta san sẻ buồn vui trong cuộc sống, tiến bộ trong học tập.
- Tình bạn thời học sinh chắc chắn không tránh khỏi những lúc giận hờn nhưng đó là những kỉ niệm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người.
- Tình bạn tuổi học sinh sẽ là hành trang quý báu để mỗi con người bước vào cuộc đời. 
III. Biểu điểm: 
- Cơ bản hiểu được nội dung câu nói.
- Dẫn chứng đôi chỗ chưa thật sát hợp. 
- Mắc khoảng 4 – 5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường. 
Điểm 3
- Biết cách tổ chức một bài làm văn phân tích thơ. 
- Bài đúng hướng chân thành. 
- Văn có đoạn suông, còn một số lỗi về diễn đạt và chính tả. 
Điểm 2
- Hiểu vấn đề còn hời hợt, không lạc đề.
- Bố cục không rõ ràng, văn viết lủng củng, cẩu thả, đôi chỗ còn rối, còn tối nghĩa. 
Điểm 1
Không làm được gì hoặc vài ba câu nhập đề.
Điểm 0
Câu 2
(5 điểm)
I. Yêu cầu chung:
1. Về kiến thức: Đề thuộc thể loại nghị luận văn học. học sinh có thể bố cục bài viết theo cách khác nhau, nhưng phải đúng kiểu bài để thấy rõ: Từ xúc cảm về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha làm “Mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời. 
2. Về kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức đã học về thể loại nghị luận văn học để bố cục bài mạch lạc, chặt chẽ theo 3 phần: Mở bài (đặt vấn đề); thân bài (giải quyết vấn đề); kết bài (kết thúc vấn đề).
I. Yêu cầu cụ thể: Có những cách lập luận khác nhau nhưng phải nêu được một số ý sau:
Ý 1. Đó là ước nguyện được sống đẹp, có ích cho đời
- Muốn làm: con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca đất nước
- Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp, ước nguyện của Thanh Hải
Ý 2. Ước nguyện được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường
- Nguyện làm những vật bình thường nhưng có ích cho đời.
- Ý thức về sự đóng góp của mình: Dù nhỏ bé nhưng là phần tinh tuý cao đẹp của tâm hồn mình đóng góp cho đất nước.
- Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: Chỉ xin làm một nốt trầm khiêm tốn trong hoà ca chung
- Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn, là ước nguyện chung của nhiều người.
- Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc, đặt cái vô hạn của đất trời bên cạnh hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội.
- Ước nguyện hiến dâng lặng lẽ, suốt đời sống đẹp.
Ý 3. Khổ thơ thể hiện cảm xúc một vấn đề nhân sinh lớn lao: Đặt khổ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, sẽ hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. 
III. Biểu điểm:
- Bài làm đáp ứng được các yêu cầu ở đáp án.
- Kĩ năng phân tích tốt, bố cục rõ ràng. 
- Bài đúng hướng, sâu sắc, mạch lạc, chân thành. 
- Văn có hình ảnh, cảm xúc. 
- Có thể còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả
Điểm 5 
- Biết cách tổ chức một bài làm văn phân tích thơ. 
- Bài làm chưa đề cập đến ý 1 và ý 3. 
- Hoặc chỉ nêu một nửa nội dung ý 2.
- Đôi chỗ còn diễn xuôi.
- Văn có đoạn suông, còn mắc một số lỗi về diễn đạt và chính tả. 
Điểm 3
- Bài viết cảm nhận chung chung, đôi chỗ còn rối, không rõ nghĩa, sai cú pháp, bố cục không rõ ràng.
- Văn viết lủng củng, cẩu thả.
- Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi di64n đtạ thông thường.
Điểm 1
- Bài viết hoàn toàn lạc đề. 
Điểm 0
Lưu ý: Trân trọng những bài làm đạt cả hai (hoặc chỉ một) mặt sau:
- Bức phá theo cảm nhận riêng hoặc có ý tưởng riêng một cách hợp lí.
- Cách hành văn có nét riêng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh. 

File đính kèm:

  • docDE THAM KHAO HAM THUAN NAM.doc