Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 6

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

A. ĐỌC – HIỂU: 2 điểm

 Câu 1. 1 điểm

- Đoạn văn trích trong tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.0,25đ

- Phương thức biểu đạt chính : nghị luận.0, 5

- Tác giả Vũ Khoan.0,25đ

 Câu 2. 1 điểm

- Phép liên kết chủ yếu là phép lặp.0,5đ

- Từ có lẽ là thành phần biệt lập tình thái. 0,5đ

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi: Ngữ văn - Đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HÀM TÂN
 ĐỀ KIỂM TRA 
MÔN: NGỮ VĂN
I. ĐỌC – HIỂU: 2 điểm
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.
                                          (Ngữ văn 9-Tập 2)
Câu 1. 1 điểm.
Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó?
Ai là Tác giả ? 
 	Câu 2. 1 điểm.
Phép liên kết nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn trên?
 Từ in đậm trong câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?   
II. LÀM VĂN: 8 điểm
Câu 1: 3 điểm
Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
	ĐỒNG CẢM VÀ SẺ CHIA
Người hàng xóm của em bé sáu tuổi là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”. (Sưu tầm)
 ( Viết một bài văn không quá một trang giấy thi )
Câu 2: 5 điểm
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
 ( Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, theo sách Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam – 2014)
......................Hết.....................
SỞ GD&ĐT BÌNH THUẬN
PHÒNG GD&ĐT HÀM TÂN
 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
A. ĐỌC – HIỂU: 2 điểm
 Câu 1. 1 điểm
Đoạn văn trích trong tác phẩm Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.................0,25đ
Phương thức biểu đạt chính : nghị luận................................................................0, 5
Tác giả Vũ Khoan.................................................................................................0,25đ
 Câu 2. 1 điểm
Phép liên kết chủ yếu là phép lặp..........................................................................0,5đ
Từ có lẽ là thành phần biệt lập tình thái............................................................... 0,5đ
B. LÀM VĂN: 8 điểm
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Yêu cầu chung:
	1. Về nội dung: 
Học sinh có thể cảm nhận, trình bày cảm xúc, ý tưởng mới mẻ và sáng tạo theo cách riêng, nhưng cần đáp ứng đúng nội dung cơ bản về thể loại, kiến thức theo phần yêu cầu cụ thể. 
 2. Về kỹ năng: 
	Bài làm có bố cục rõ ràng, phân đoạn hợp lí, diễn đạt mạch lạc. Lời văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể: 
 Câu 1: 3 điểm
ĐÁP ÁN
	Thông qua một câu chuyện đề yêu cầu nghị luận về một hiện tượng trong đời sống– sự đồng cảm và sẻ chia. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, nhận xét, đánh giá, diễn đạt theo ý của mình nhưng cần đạt những ý cơ bản sau:
	1. Giải thích câu chuyện:
Hành động của em bé “leo lên lòng ông lão, ngồi im rất lâu như thế chỉ để ông ấy khóc” thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của cậu bé với nỗi đau của người khác. Hành động tuy đơn giản nhưng xuất phát từ tình cảm chân thực, phù hợp với tâm lí, tính cách của một đứa trẻ 6 tuổi (chưa thể có những cử chỉ vỗ về, những lời động viên an ủi).
Câu chuyện đề cao sự cảm thông chia sẻ giữa con người với nhau trong cuộc sống.	 
2. Bàn luận vấn đề thông qua câu chuyện
Cảm thông, chia sẻ là tình cảm giữa con người với nhau: yêu thương, động viên, giúp đỡ nhau vượt lên được những khó khăn trong cuộc sống.
+ Trong cuộc sống đầy những khó khăn, con người luôn phải cố gắng nỗ lực song không phải bao giờ mọi việc cũng diễn ra theo ý muốn. Nhiều khi con người phải đối mặt với những thất bại, mất mát, thậm chí tuyệt vọng cùng cực. Khi đó sự giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ của mọi người rất cần thiết (dẫn người )
+ Sự cảm thông chia sẻ giúp con người vơi bớt nỗi đau, sự mất mát, có thêm nghị lực, sức mạnh, niềm tin trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người và con người ngày càng tốt đẹp, thân thiện gắn bó hơn.
3. Cách thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia: lời nói, cử chỉ, việc làm thiết thực tùy theo hoàn cảnh, phụ thuộc tâm lí người được chia sẻ. Song điều cơ bản nhất là phải xuất phát từ tình cảm, sự rung động chân thành.
4. Ý nghĩa: Qua câu chuyện khẳng định lòng yêu thương, vị tha là bản chất vốn có của con người, vì vậy cần vun xới cho đức tính đó được phát triển. Phê phán những người có lối sống ích kỉ, ngoảnh mặt làm ngơ trước những khó khăn bất hạnh của người khác.
5. Bài học nhận thức..
Con người phải có tình yêu thương vị tha nhân ái, biết đồng cảm, chia sẻ gắn kết với nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp,
BIỂU ĐIỂM
Điểm 3:
Bài làm đáp ứng được yêu cầu ở đáp án
Biết cách dẫn chứng một vài câu chuyện về sự đồng cảm và sẻ chia
Trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
Điểm 2:
Bố cục rõ ràng
Lí luận suông, chưa nêu được dẫn chứng
Chưa đề cập đến nội dung 3, 4
Mắc 4 - 5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
Điểm 1:
Lí luận chung chung về sự đồng cảm, chia sẻ
Hành văn thiếu mạch lạc, trình bày cẩu thả
Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
Điểm 0: 
Bài làm hoàn toàn lạc đề
Viết vài câu nhập đề hoặc.
Câu 2: 5 điểm
	Đề yêu cầu cảm nhận về một đoạn thơ, khi làm bài học sinh cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung cơ bản của bài thơ, giới thiệu được đoạn thơ:
a. Nhà thơ Viễn Phương viết bài thơ trong một dịp ra thăm miền Bắc, vào viếng lăng
 Bác (1976)
b. Bài thơ thể hiện niềm lòng thành kính của nhà thơ và của nhân dân đối với Bác Hồ - vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc- khi vào viếng lăng Bác
Giới thiệu hai khổ thơ và khái quát niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi vào trong
 lăng Bác 
Cảm nhận nội dung đoạn trích, cần nêu được những ý sau:
a. Hình ảnh thực: “mặt trời đi qua trên lăng” và “dòng người” thành kính xếp hàng nối tiếp nhau vào lăng viếng Bác di chuyển thành một vòng tròn.
b. Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần và sự nghiệp cách mạng vĩ đại, sáng ngời của Bác. Hình ảnh “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”:  là lòng thành kính muốn dâng lên người những bông hoa tươi thắm, thể hiện niềm xúc động, lòng tiếc thương kính yêu, niềm tự hào của nhân dân đối với Bác.
c. Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng Bác.
      	c1. Cảm nhận được sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng: “ Bác nằm trong lăng ...  dịu hiền”.. hình ảnh vầng trăng dịu hiền lại gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong, thanh cao của Bác. 
      	c2. Phân tích hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”, nhà thơ đã khẳng định sự trường tồn của Bác cùng non sông đất nước, như trời xanh còn mãi ... Dù vẫn tin như thế nhưng không  thể không đau xót, nhức buốt vì sự ra đi của Người ... “ nghe nhói ở trong tim”
	c3. Với cảm xúc sâu sắc, tác giả đã thổi vào hồn thơ những rung cảm chân thành của mình và của tất cả mọi người khi vào viếng lăng Bác
Phát biểu suy nghĩ:
Khái quát chung về giá trị, ý nghĩa bài thơ: Giọng điệu thơ trang trọng và cách dùng nghệ thuật tu từ, từ ngữ tinh tế, tác giả đã làm lay động lòng người với bài thơ chan niềm kính yêu thiết tha, chân thành của chính mình và của nhân dân đối với Bác 
Cảm nghĩ sâu sắc của bản thân về Bác   
BIỂU ĐIỂM
Điểm 5:
Bài làm đáp ứng được yêu cầu ở đáp án
Hành văn mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận hình ảnh thơ tinh tế
Trình bày sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt thông thường
Điểm 4:
Bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy
Bài làm đề cập được ý a, b ở phần 1. Chưa đề cập đến nội dung 2a, c3
Mắc 3 - 4 lỗi chính tả và 2 - 3 lỗi diễn đạt thông thường.
Điểm 3:
Bố cục rõ ràng
Bài làm đề cập được 1/3 nội dung ở phần 1 
Cảm nhận hình ảnh thơ có ý nhưng chưa sâu sắc; chưa bám từ ngữ, hình ảnh thơ để phân tích.
Chưa nêu được nội dung 2a, c3. Hoàn thành ½ nội dung 3
Văn viết rõ ý, mắc 4 - 5 lỗi chính tả và 3 - 4 lỗi diễn đạt 
Điểm 2: 
Bố cục bài văn chưa rõ, diễn đạt còn lủng củng
Chưa đề cập đến nội dung 1 và 3, hoặc chỉ nói thoáng qua
Phần 2 cảm nhận hình ảnh thơ chưa sâu, diễn xuôi ý thơ; đôi chỗ phân tích chưa chính xác
Mắc 5 – 6 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
Điểm 1: 
Bài viết quá sơ sài, cảm nhận nhiều chỗ không chính xác, sai kiến thức
Hành văn thiếu mạch lạc, nhiều câu không rõ nghĩa. Chữ viết cẩu thả
Mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
Điểm 0: 
Bài làm hoàn toàn lạc đề
Hoặc viết vài câu nhập đề 
 ***************** Hết ******************

File đính kèm:

  • docDE THAM KHAO HAM TAN 2.doc
Giáo án liên quan