Đề tài Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học văn ở Trường THPT Nguyễn Huệ

W. Shakespeare đă từng nói: “Toàn thế giới là nhà hát. Trong nhà hát có đàn bà, đàn ông. Tất cả đều là diễn viên. Ở họ, đều có lối ra sân khấu và lối rời sân khấu của mình”. Quả vậy, trong xã hội mỗi cá nhân hay mỗi nhóm đều đảm nhận những vai trò nhất định. Điều này giống như vai diễn trên sân khấu. Cùng một lúc, mỗi cá nhân có thể đảm nhận nhiều vai khác nhau và các vai này thường xuyên thay đổi. Do vậy, thuật ngữ đóng vai hay còn gọi là sắm vai là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến. Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Đóng vai là thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng cách hành động, nói năng như thật”. [19; tr 337].

Hiểu như vậy thì “sắm vai” là phương pháp học sinh thực hành,“ làm thử”, diễn thử một đoạn hội thoại nào đó hay đóng

doc33 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2868 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát huy tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học văn ở Trường THPT Nguyễn Huệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: trò chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. Do đặc thù của phân môn với mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, đòi hỏi những cảm xúc tinh tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải. 
1.2.2. Tiếng Việt: Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc biệt là đối với những tiết thực hành, luyện tập. Trò chơi cần gắn với các bài tập, hoặc các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra. Vận dụng tốt giải pháp này, giờ học Tiếng Việt sẽ không còn khô cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở học sinh. Qua trò chơi, tư duy và khả năng ngôn ngữ của các em sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện và uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế. 
1.2.3. Làm văn: Chính là phần thực hành của Đọc văn và Tiếng Việt. Có thể vận dụng trò chơi trong một số tiết học và không nên thực hiện hình thức này trong cả tiết, với phân môn này, việc lồng ghép hình thức trò chơi không thể thay thế được các phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp học đặc thù như thực hành, luyện tập, hoạt động theo nhóm hay cá nhân tự luyện tập các kĩ năngDo đó không nên gượng ép, để cố tình đưa trò chơi vào tất cả các giờ học làm văn. 
1.3. Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi.
Khi áp dụng phương pháp trò chơi vào trong giờ học, giáo viên phải biết lựa chọn thời điểm nội dung bài cần áp dụng trò chơi cho thích hợp, cụ thể là: 
Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới:
 Cách vận dụng đó, vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi, đồng thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học. Bên cạnh đó, còn tạo tâm lý thoải mái, phấn khởi, học sinh hào hứng học tập hơn, giải tỏa tâm lý mệt mỏi, căng thẳng tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn cảnh xung quanh gây ra.
Sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới:
 Trò chơi thường được tổ chức sau khi đã tìm hiểu hoạt động 1 (tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu...), từ những kiến thức thực tế qua hoạt động 1, vận dụng những kiến thức đó, giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá, phát hiện ra tri thức mới, tri thức đó nằm ngay trong nội dung bài học.
Sử dụng trò chơi để hình thành kỹ năng:
 Xác định mục đích của việc tổ chức trò chơi nhằm hình thành kỹ năng cho các em, chúng ta tổ chức trò chơi trên cơ sở vận dụng những tri thức của bài vừa học. Từ đó, giúp học sinh hình thành được những kỹ năng lựa chọn, cách giải quyết khi gặp những tình huống trong cuộc sống cũng như một số kỹ năng quan trọng khi làm bài...
Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ:
 Khác với việc tổ chức trò chơi vào các thời điểm và mục đích khác nhau như trên, ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố tri thức, hình thành thái độ có mục đích khác đó là: để học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu, nhớ rõ hơn nội dung vừa học xong. Thời điểm tổ chức trò chơi với mục đích này thiết nghĩ vào cuối giờ học là hợp lý nhất. 
 1.4. Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi.
 Nội dung phải vừa sức học, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh đã nắm được, không dễ quá và cũng không khó quá.
 Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ vận dụng vào thực tiễn. Nội dung trò chơi phải có tính khả thi, trò chơi đưa ra phải phù hợp với thực tế trường, lớp.
 1. 5. Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi.
 Thực tế, qua các tiết dự giờ đồng nghiệp ở trường tôi, tôi thấy thường khi cho học sinh chơi trò chơi, đa số chỉ tổ chức “suông” mà thiếu sự chuẩn bị như: không hóa trang nhân vật, không đủ phiếu cá nhân, không có thẻ xanh, thẻ đỏ để phục vụ đánh giá, không có phần thưởngChính vì điều đó, mà mỗi lần tổ chức trò chơi là một lần thiếu hấp dẫn học sinh, dẫn đến sự đơn điệu và nhàm chán. Vì vậy để tổ chức trò chơi trong giờ học văn đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết.
 1.6. Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả.
Trò chơi có thể tổ chức theo các bước sau:
 Bước phổ biến trò chơi:
 + Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: Tên trò chơi, nội dung, cách chơi, cách phân thắng bại
 + Giáo viên chọn một số học sinh tham gia trò chơi, bảo đảm qua các giờ học, lần lượt học sinh được tham gia tất cả, đặc biệt chú ý những học sinh nhút nhát, ít phát biểu.
Bước học sinh thực hiện trò chơi:
 + Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi.
 + Một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp, cả lớp theo dõi.
 + Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi (đối với trò chơi sắm vai thì có cách giải quyết khác).
 Bước tổng kết, đánh giá:
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi: trò chơi có được thực hiện đúng quy tắc không, có phù hợp với nội dung bài học không, có thể rút ra bài học gì qua trò chơi này? Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và tuyên bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc (nếu có).
 - Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách:
 + Tặng một tràng pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi.
+ Ghi điểm các thành viên trong nhóm.
+ Trao thẻ đỏ cho nhóm thực hiện tốt, thẻ xanh cho nhóm chưa tốt.
+ Trao thưởng một hoặc hai gói quà cho đội thắng.
 Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nội dung khác nhau thật sự phát huy tác dụng, giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừa 
chơi”, kết hợp được giữa “học và hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơn nhiều.
 2. Sáng tạo một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Nguyễn Huệ.
 Việc sáng tạo và lựa chọn một số trò chơi để vận dụng vào giờ dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ học môn Văn ở trường THPT Nguyễn Huệ nói riêng và trong trường THPT nói chung là một vấn đề hết sức cần thiết. Trong quá trình dạy học tôi đã vận dụng thành công một số trò chơi sau:
 2.1. Trò chơi sắm vai. 
W. Shakespeare đă từng nói: “Toàn thế giới là nhà hát. Trong nhà hát có đàn bà, đàn ông. Tất cả đều là diễn viên. Ở họ, đều có lối ra sân khấu và lối rời sân khấu của mình”. Quả vậy, trong xã hội mỗi cá nhân hay mỗi nhóm đều đảm nhận những vai trò nhất định. Điều này giống như vai diễn trên sân khấu. Cùng một lúc, mỗi cá nhân có thể đảm nhận nhiều vai khác nhau và các vai này thường xuyên thay đổi. Do vậy, thuật ngữ đóng vai hay còn gọi là sắm vai là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến. Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Đóng vai là thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng cách hành động, nói năng như thật”. [19; tr 337].
Hiểu như vậy thì “sắm vai” là phương pháp học sinh thực hành,“ làm thử”, diễn thử một đoạn hội thoại nào đó hay đóng vai một nhân vật trong một đoạn trích, tác phẩm nào đó. 
Mục đích: Sắm vai nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, nhận ra vấn đề, giúp buổi học sinh động, có kết quả hơn Giúp chính học sinh đóng vai cảm nghiệm được tâm lý, thái độ, hành vi của đối tượng mình đóng vai, khắc sâu và hiểu tác phẩm hơn. Giúp học sinh tự nhận ra những thế mạnh, hạn chế của chính mình khi rơi vào tình huống của vai đã đóng.
 Cách tiến hành trò chơi:
+ Dựa vào nội dung từng bài học, giáo viên đưa ra tình huống là một đoạn hội thoại hay sắm vai theo nhân vật trong một đoạn trích, tác phẩm nào đó. Người sắm vai là những học sinh xung phong, tình nguyện. Giáo viên đến từng nơi để góp ý cho từng nhóm: như ngôn ngữ của nhân vật, cách thể hiện tâm trạng, cách hoá trang...sau đó cho các nhóm lên diễn.
+ Cả lớp và giáo viên nhận xét.
+ Tổng kết khen thưởng.
Ví dụ khi dạy bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” Tiết 34- Ngữ văn 10- tập 1, thay vì cách dạy quen thuộc giáo viên cho học sinh tìm hiểu ngữ liệu là đoạn hội thoại trong sách giáo khoa để từ đó nhận xét về đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt thì giờ đây giáo viên có thể cho các em đóng vai các nhân vật trong đoạn hội thoại đó và diễn trước lớp. Giáo viên cho 4 học sinh xung phong đóng vai các nhân vật: Lan, Hùng Hương, mẹ Hương, bác hàng xóm, mỗi nhân vật đọc thuộc lời thoại của mình và diễn trong 2 phút. Kết thúc giáo viên nhận xét cách diễn của mỗi học sinh, tuyên dương học sinh nhập vai tốt nhất và góp ý cho những bạn nhập vai chưa tốt sau đó yêu cầu cả lớp trả lời các câu hỏi: Nội dung của cuộc giao tiếp trên? Những câu họ nói với nhau có chọn lọc trau chuốt không? Thời gian, địa điểm diễn ra cuộc hội thoại trên? Ai nói? Ai nghe? Mục đích giao tiếp của mỗi người? Cách dùng từ, câu của mỗi người? Thái độ của mỗi người khi giao tiếp? Giọng nói của mỗi người? Cả lớp sẽ rất dễ dàng trả lời các câu hỏi như thế khi xem xong đoạn kịch từ đó giáo viên dẫn dắt hình thành kiến thức của bài học: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi ý nghĩ, tình cảm....trong cuộc sống và chủ yếu thể hiện ở dạng nói. Qua đó các em cũng dễ dàng tiếp thu kiến thức ở tiết 2 của bài khi tìm hiểu về đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (gồm có 3 đặc trưng: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể, đặc biệt ở đặc trưng thứ 3 “Tính cá thể”, điều này nếu dạy theo cách cũ là cho một em đọc ngữ liệu rồi tìm hiểu nội dung bài học thì học sinh sẽ khó nhận ra được mỗi nhân vật khi giao tiếp đều có âm thanh giọng nói khác nhau đó là một trong những biểu hiện của tính cá thể). Như vậy, ta thấy chỉ mất khoảng 5 phút cho các em sắm vai các nhân vật trong giờ học nhưng thật sự đã đem lại hiệu quả rất cao, lớp học sôi nổi, học sinh dễ phát hiện ra kiến thức mà bài học muốn hướng tới và nó giúp các em hình dung được bài học một cách trực quan sinh động. Các em sẽ thấy giờ học tiếng Việt nhưng không khô khan căng thẳng mà ngược lại rất vui được chơi, được thể hiện mình do đó mà các em sẽ yêu quý môn học hơn.
Với trò chơi này ta cũng có thể vận dụng vào các tiết giảng văn khi có các đoạn hội thoại, các đoạn kịch nhưng với yêu cầu là giáo viên phải dặn học sinh chuẩn bị trước ở nhà thậm chí là học thuộc lời thoại của nhân vật để không bị mất thời gian.
Học sinh đang “sắm vai” trong một giờ học Văn
2.2. Trò chơi tiếp sức.
Mục đích: Áp dụng trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp, em nào cũng phải động não và hoạt động kể cả học sinh yếu kém. Trò chơi này áp dụng khi giáo viên yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện của một nội dung, khái niệm của một bài học nào đó các em có thể thảo luận, phát hiện và nêu ra những biểu hiện đó.
Cách tiến hành trò chơi:
+ Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân.
+ Trên lớp giáo viên treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi.
+ Tổng kết cuộc chơi, rút kinh nghiệm và khen thưởng.
Ví dụ: Khi dạy bài “Thực hành về một số kiểu câu trong văn bản” Tiết 61-62 - Ngữ văn 11- tập 1. Khi dạy đến kiểu câu bị động giáo viên áp dụng trò chơi này bằng cách chia lớp theo 4 nhóm, mỗi nhóm được phát một tập phiếu trắng, các em làm việc và ghi ra câu chủ động và chuyển câu ấy sang câu bị động vào phiếu (một phiếu ghi câu chủ động, một phiếu ghi câu bị động) rồi lần lượt từng em lên dán phiếu vào bảng phụ cho phù hợp 2 cột (giáo viên chia bảng phụ ra làm 2 cột một bên là câu chủ động, một bên là câu bị động) của nhóm mình. Trò chơi 3 phút, giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi, hướng dẫn học sinh nhận xét, góp ý cách chuyển câu chủ động sang câu bị động, nhóm nào tìm được nhiều ví dụ hơn thì thắng cuộc. Giáo viên khen thưởng cho nhóm thắng cuộc bằng cách cộng điểm thực hành hoặc một tràng pháp tay. Với hình thức này giáo viên vừa ôn lại kiến thức cũ mà các em đã học ở cấp học dưới vừa hình này được tri thức mới của bài học một cách rất nhẹ nhàng.
Hoặc khi dạy bài “Khái quát VHVN từ TK 10- đến TK XIX” Tiết 32-33- sách Ngữ Văn 10- Tập 1. Khi giáo viên dạy đến mục II. (Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến TK XIX thì giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi này bằng cách cho các em ghi lại những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước và những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo vào phiếu (mỗi phiếu ghi một biểu hiện). Giáo viên cũng có thể áp dụng trò chơi này vào phần củng cố khi dạy bài “ Chọn sự việc, cho tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự”- Sách Ngữ văn 10- tập 1 và một số tiết học khác...
Học sinh đang thảo luận nhóm để chơi trò chơi tiếp sức.
2.3. Trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”.
 Mục đích: Trò chơi này tập cho các em luôn tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước đám đông. Qua trò chơi, các em tự rút bài học kinh nghiệm cho bản thân: như kĩ năng giao tiếp, ứng xử khi gặp những tình huống cụ thể trong cuộc sống. Nắm bắt bài học một cách cụ thể dễ dàng.
 Cách tiến hành trò chơi:
+ Chọn 1 học sinh dẫn chương trình. 
+ Chọn 2-3 học sinh là khách mời để thực hiện trò chơi. Cả lớp và giáo viên là khán giả.
+ Kết thúc giáo viên tuyên dương các nhân vật thực hiện trò chơi và rút ra bài học kinh nghiệm.
Ví dụ: Khi dạy bài “Trình bày một vấn đề”- Tiết 52- Sách Ngữ văn 10- Tập 1 đến mục III (phần trình bày vấn đề với đề tài đã chọn “thời trang và tuổi trẻ” giáo viên tổ chức trò chơi này là hợp lí nhất). Giáo viên chọn 1 học sinh làm người dẫn chương trình 3 học sinh còn lại là khách mời, mỗi vị khách mời sẽ trình bày một khía cạnh về đề tài đã cho. Các học sinh còn lại vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi những vị khách mời bất cứ câu hỏi nào có nội dung xoay quanh bài học. Như vậy, đòi hỏi các vị khách mời phải biết sáng tạo, linh hoạt, nhanh nhạy trong xử lý tình huống khi người dẫn chương trình và khán giả hỏi. Qua thực tế cho thấy, những học sinh vai những vị khách mời rất thích mình được đóng vai những nhân vật trên, cho nên các em luôn thể hiện rõ bản lĩnh, phong cách chững chạc, tự tin của mình trước khán giả. Còn khán giả thì rất thích để tìm ra những câu hỏi hóc búa, hỏi những vị khách mời, xem có trả lời được khôngTrò chơi diễn ra khoảng 10 phút, giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi và cho cả lớp nhận xét: cách trình bày vấn đề của mỗi bạn? các bạn trình bày theo trình tự như thế nào nào ? Ai được cả lớp khen nhiều, ủng hộ nhiều sẽ được nhận được món quà nhỏ của giáo viên thưởng. Qua trò chơi học sinh dễ tiếp thu kiến thức của bài học một cách trực quan sinh động. Khi trình bày một vấn đề thường theo các bước: Bắt đầu trình bày (Bước lên diễn đàn như thế nào? Chào cử tọa và tự giới thiệu bằng lời lẽ, cử chỉ ra sao?). Trình bày nội dung chính (Bắt đầu nội dung thứ nhất thế nào? Làm thế nào để chuyển ý từ nội dung này sang nội dung khác? Cần điều chỉnh nội dụng, tư thế cách nói ra sao khi người nghe có phản ứng...) Và cuối cùng là kết thúc và cảm ơn (Tóm tắt và nhấn mạnh một số ý chính. Cảm ơn người nghe). Từ đó cho thấy học sinh động hẳn lên, học sinh đã nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức bài học vào thực tế trong một tình huống giả định 
Học sinh đang thực hiện trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”
2.4. Trò chơi nhìn hình đoán chữ.
Mục đích giúp học sinh phát huy khả năng tư duy nhanh nhạy của minh, tạo không khí sôi nổi trong giờ học, tạo sự hứng thú và bớt căng thẳng ở học sinh. Trò chơi này có thể áp dụng khi tìm hiểu kiến thức mới của bài học hoặc áp dụng ở phần củng cố của bài học.
Cách tiến hành trò chơi: Giáo viên chuẩn bị hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung bài học có sử dụng trò chơi. Giáo viên chiếu hình lên máy chiếu hoặc treo hình lên bảng phụ và cho cả lớp đoán những hình ảnh ấy thể hiện nội dung gì? Cả lớp cùng chơi và học sinh nào trả lời được đúng và nhiều hình nhất sẽ được thưởng tràng pháo tay hoặc cộng thêm điểm. Giáo viên nhận xét rút ra nội dung bài học, tuyên dương những em trả lời tốt và nhắc nhở những em chưa thật sự tập trung.
Ví dụ khi dạy bài “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” Tiết 26- Văn 10-Tập 1. Dạy mục I Đặc điểm của ngôn ngữ nói giáo viên có thể áp dụng trò chơi này trong 2 phút. Giáo viên treo hình ảnh lên bảng phụ và hỏi cả lớp hãy cho biết những người trong tranh đang muốn nói gì hoặc đang ở trong tâm trạng nào? Cả lớp cùng chơi và ai xung phong trả lời nhanh và đúng nhất người đó sẽ thắng cuộc được giáo viên tuyên dương trước lớp hoặc nhận phần quà nhỏ là một cuốn tập như vậy em nào cũng háo hức muốn được trả lời câu hỏi. Tương tự đến mục II Đặc điểm của ngôn ngữ viết giáo viên cũng treo hình lên bảng phụ và cho các em chơi theo gợi ý là những câu hỏi của giáo viên. Thông qua trò chơi giáo viên nhận xét và hình thành tri thức mới của bài học, các em sẽ dễ dàng nhận ra và nắm bắt được ngôn ngữ nói ngoài phương tiện chính là sử dụng lời nói, ngữ điệu nói thì nó còn được kết hợp với các phương tiện hỗ trợ như nét mặt, ánh mắt, cử chỉ điệu bộ của người nói khi giao tiếp. Còn ngôn ngữ viết ngoài phương tiện chính là chữ viết nó còn được hỗ trợ bởi các phương tiện: dấu câu, hình ảnh minh hoạ, bảng biểu sơ đồ, ký hiệu...
Hình ảnh minh họa cho phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ nói.
( Khi chơi những chữ chú thích trên hình là do học sinh phát hiện)
Hình ảnh minh hoạ cho phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ viết.
(Khi chơi những chữ chú thích trên hình là do học sinh phát hiện)
Với trò chơi này giáo viên cũng có thể áp dụng khi dạy bài “Thực hành về thành ngữ, điển cố”- Tiết 22-23, Sách Ngữ Văn 11- tập 1. Sau khi dạy xong đến phần củng cố giáo viên tổ chức cho các em chơi khoảng 3 phút nhằm khắc sâu hơn kiến thức bài học. Giáo viên chiếu những hình ảnh lên máy chiếu hoặc treo những hình ảnh đã chuẩn bị sẵn lên bảng phụ và cho các em nhìn vào hình và đọc xem hình ảnh ấy muốn nói tới câu thành ngữ nào? Ai đọc đúng và nhanh sẽ được giáo viên tuyên dương trước lớp hoặc nhận phần quà nhỏ của giáo viên. Như vậy các em sẽ rất ấn tượng với bài đã được học do dó mà sẽ nhớ bài lâu hơn.
Hình ảnh minh họa cho bài thực hành về thành ngữ điển, điển cố
( Khi chiếu bằng máy chiếu những hình trên là hình động, học sinh rất dễ đoán ra câu thành ngữ)
2.5. Trò chơi ô chữ bí mật.
Hình thức: Trò chơi ô chữ trong dạy học có nhiều dạng khác nhau, có thể là giải những ô chữ hàng ngang rồi tìm từ khóa trong ô chữ hàng dọc, có thể là ô chữ dưới dạng sơ đồ Mỗi ô chữ có lời gợi ý và nội dung ô chữ có liên quan trực tiếp đến bài học. 
Mục đích: Giới thiệu vào bài mới hoặc củng cố khắc sâu kiến thức của bài học. Phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh.
 Cách chơi: Giáo viên giới thiệu qua ô chữ gồm có bao nhiêu hàng ngang, hàng dọc từ chìa khoá nằm ở hàng nào sau đó giáo viên lần lượt đọc từng câu hỏi gợi ý để học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu bạn nào trả lời đúng thì ghi dòng chữ đó vào ô chữ và sẽ được cộng điểm hoặc tuyên dương còn nếu trả lời sai thì sẽ nhường cơ hội cho các bạn còn lại. Ai tìm ra được ô từ khóa chính xác và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.
Với trò chơi này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các bài học đặc biệt là ở các bài giảng văn, áp dụng chơi vào đầu giờ để giới thiệu bài mới nhằm gây hứng thú với học sinh hoặc lúc củng cố để các em khắc sâu nội dung bài học. Ví dụ sau khi học xong bài “Đọc Tiểu Thanh ký”- Tiết 40 - Ngữ văn 10- Tập 1, giáo viên chia lớp thành các nhóm và tiến hành tổ chức trò chơi để củng cố bài học. Sau khi phổ biến thể lệ cuộc chơi giáo viên treo ô chữ lên bảng và trình bày ô chữ chúng ta cẩn tìm hôm nay gồm 7 chữ cái, đây là một trong những giá trị nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Du. Để tìm được ô chữ này chúng ta có 7 câu hỏi gợi ý ở hàng ngang:
1/ Đây là tên của nhân vật được đề cập đến trong bài thơ? 
2/ Địa danh được nhắc đến trong bài “Đọc Tiểu Thanh ký”?
3/ Đây là tập thơ Tiểu Thanh còn sót lại sau khi chết?
4/ Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Đau đớn thay phận........... Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”?
5/ Từ “độc” trong phần nguyên tác của bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký dịch ra phần phiên âm có nghĩa là gì?
6/ Đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông?
7/ Đoạn thơ sau Nguyễn Du muốn nhắc đến nhân vật nào trong Truyện Kiều?
Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
 Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
Đáp án của trò chơi trên sẽ là:
T
I
Ể
U
T
H
A
N
H
T
Â
Y
H
Ồ
P
H
Ầ
N
D
Ư
Đ
À
N
B
À
Đ
Ọ
C
P
H
Ụ
N
Ữ
Đ
Ạ
M
T
I
Ê
N
2.6. Trò chơi ghép hình đúng.
Trò chơi xếp hình đúng có thể là xếp các mảnh ghép khác nhau thành một hình hoàn chỉnh, có th

File đính kèm:

  • docSKKN_Van_dung_phuong_phap_tro_choi_nham_phat_huy_tinh_nang_dong_cua_hoc_sinh_gay_hung_thu_trong_gio_hoc_Van_o_truong_THPT_20150725_041657.doc